Từ trái nghĩa với từ cho là gì

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

tìm từ đòng nghĩa với từ cho

Các câu hỏi tương tự

1tìm 5 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau : trẻ em , rộng rãi , anh hùng

2 xếp từ mỗi từ sau thành các nhóm từ đồng nghĩa : cao vút,nhanh nhẹn,thông minh,sáng dạ,nhanh nhanh,vời vợi,nhanh trí,vòi vọi,lênh kênh,cao cao,hoạt bát.

3 tìm 1 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau :thong thả,thật thà,chăm chỉ,vội vàng

4 tìm 2 từ trái nghĩa với mỗi từ sau:lùn tịt,dài ngoẵng,trung thành,gần

5 tìm 1 từ đồng nghĩa và 1 từ trái nghĩa với mỗi từ sau:ồn ào,vui vẻ,cẩu thả

Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng.

Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc:

Từ đồng nghĩa là một trong những nội dung quan trọng mà chúng ta được học trong môn Tiếng Việt. Tuy nhiên trong một số trường hợp chúng ta cũng gặp khó khăn khi xác định từ đồng nghĩa của một số từ. Trong đó phải kể đến từ đồng nghĩa của từ cho.

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này thông qua bài viết Từ đồng nghĩa với từ cho là từ gì?

Từ đồng nghĩa là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu về từ đồng nghĩa với từ cho là gì, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm từ đồng nghĩa, phân loại từ đồng nghĩa như thế nào?

Từ đồng nghĩa được hiểu là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, trong một số trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau, một số khác cần cân nhắc về sắc thái biểu cảm trong trường hợp cụ thể. Từ đồng nghĩa giống nhau về nghĩa nhưng lại khác nhau về âm thanh, có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc phong thái phong cách nào đó hoặc là cả hai.

Ví dụ: Từ bố đồng nghĩa với từ ba, thầy, tía; từ mẹ đồng nghĩa với từ má, u; từ gọn gàng đồng nghĩa với từ ngăn nắp; từ chăm chỉ đồng nghĩa với từ siêng năng, cần cù; từ lười biếng đồng nghĩa với từ lười nhác; từ chết đồng nghĩa với từ hi sinh, băng hà…

Từ đồng nghĩa được phân thành hai loại chính đó là đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. Cụ thể từng loại như sau:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn hay còn gọi là đồng nghĩa tuyệt đối: là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau, tức là chúng ta có thể sử dụng các từ đồng nghĩa với nhau thay cho nhau mà ý nghĩa và cách biểu đạt của văn bản vẫn được giữ nguyên mà không hề thay đổi.

Ví dụ: Từ đất nước đồng nghĩa với từ tổ quốc, từ bố đồng nghĩa với từ ba, từ mẹ đồng nghĩa với từ má, từ thịt heo đồng nghĩa với từ thịt lợn, từ siêng năng đồng nghĩa với từ chăm chỉ.

Chúng ta sẽ đặt câu với các từ trên để thấy rằng các từ đồng nghĩa hoàn toàn này có thể thay thế cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa biểu đạt của câu:

Mẹ em rất xinh đẹp – Má em rất xinh đẹp

Thịt lợn mấy hôm nay tăng giá – Thịt heo mấy hôm nay tăng giá

Bạn Hoa rất chăm chỉ học tập – Bạn Hóa học tập rất siêng năng.

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn hay còn gọi là đồng nghĩa tương đối là những từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức thực hiện, khi sử dụng những từ đồng nghĩa không hoàn toàn thì chúng ta xem xét thật kỹ, không nên trong trường hợp nào cũng thay thế chúng một cách tùy tiện vì như thế trong nhiều trường hợp nó sẽ dẫn đến sai ý nghĩa muốn biểu đạt của câu.

Ví dụ: từ chết đồng nghĩa với các từ như mất, hy sinh, băng hà. Các từ này là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy tất cả đều chỉ cái chết, nhưng cách sử dụng của các từ này hoàn toàn khác nhau. Từ chết là cách nói bình thường, còn từ mất là cách nói giảm nói tránh nỗi đau, hai từ chết và mất có thể sử dụng cho mọi người, còn từ “hy sinh” cách nói thiêng liêng, trang trọng hơn thường dùng để chỉ cái chết của những người lính, từ băng hà cũng chỉ cái chết nhưng nó thường chỉ cái chết cho vua chúa.

Cho nghĩa là gì?

Cho được hiểu là một động từ có nghĩa là việc ai đó chuyển cái thuộc sở hữu của mình sang thành của người khác mà không đổi lấy gì cả.

Trong cuộc sống chúng ta cũng thường thực hiện những việc cho người khác, cho nhau những vật dụng, cho nhau đồ ăn…

Hoặc lớn lao hơn người ta thường dùng với từ cho đi. Chúng ta có thể cho đi những thứ vật chất, tiền bạc thông qua các hành động từ thiện, quyên góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Đó cũng có thể là những hành động giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn, nỗi mất mát với những người xung quanh mình.Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi cá nhân.Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp khiến chúng ta vui lòng.

Trong cuộc sống quanh ta, đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, đau khổ cần rất nhiều sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta chia ngọt sẻ bùi. Chúng ta có thể cho họ những vật chất và tình cảm mà chúng ta có thể để giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. Dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất mà chúng ta nhận lại những tình cảm của mọi người, chúng ta cảm thấy cuộc sống của mình có ích hơn.

Việc cho đi có nhiều ý nghĩa, giúp con người gắn kết con người lại với nhau nhiều hơn.Giúp chúng ta biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái, vị tha hơn. Và việc cho đi giúp cho cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn, những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến

Từ đồng nghĩa với từ cho là từ tặng, biếu, dâng.

Những từ này đồng nghĩa nghĩa là chuyển chuyển cái thuộc sở hữu của mình sang thành của người khác mà không đổi lấy gì cả.

Tùy vào những hoàn cảnh khác nhau thì người ta sử dụng những từ này. Từ cho mang được sử dụng với mức nghĩa bình thường còn từ biếu, tặng có ý nghĩa trang trọng lịch sự hơn.

Trên đây là nội dung bài viết về Từ đồng nghĩa với từ cho là từ gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Video liên quan

Chủ Đề