Trong nông nghiệp nhà Lý thường tổ chức

Bởi Moeliono, M., Pham, T.T., Bong, I.W., Wong, G.Y., Brockhaus, M.

Giới thiệu về cuốn sách này

Những câu hỏi liên quan

Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Hoa Kì.

Ngày   16:44:47, 29-07-2016 Tác giả Trần Thị Huyền

Sử cũ của ta hầu như không ghi thuật ngữ  quốc khố, nhưng trong sách An Nam chí nguyên có viết thời Lý, Trần có hai thứ công điền, có “quốc khố điền thác đao điền”.

Quốc khố điền là ruộng của nhà nước mà hoa lợi thu hoạch được dự trữ trong kho của triều đình để dùng riêng cho nhà vua và hoàng cung. Sách sử ghi năm 1150, Đỗ Anh Vũ làm Cảo điền nhi. Cảo điền nhi hay Cảo điền hoành chính là những tội nhân cày ruộng nhà nước ở Cảo Xã [Nhật Tảo ngày nay]. Đến thời Trần, loại ruộng quốc khố ở Cảo Xã vẫn còn tồn tại. Nhà Lý còn điều động các cảo nhi, cảo hoành đến vùng ven biển khai thác ruộng đất. Chính những người này đã lập ra các làng Cảo ven sông Luộc như An Cảo [nay là An Tảo, Phú Sơn, Hưng Hà, Thái Bình] và các làng An Cảo, Phấn Cảo [huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình].

Đồn điền là tổ chức khai hoang ở các vùng xen sông, ven biển thuộc Đồng bằng Sông Hồng, Sông Mã, Sông lam. Tù binh trong chiến tranh là lực lượng chủ yếu làm việc trong các đồng điền khai hoang. Năm 1044, sau khi đánh thắng Champa, đưa 5000 tù binh cho ở từ trấn Vĩnh Khang [Tương Dương, Nghệ An] đến Đằng Châu [vùng Quy Hóa thuộc Phú Thọ, Yên Bái] đặt hương ấp phỏng theo tên gọi cũ của Chiêm Thành.

Ruộng tịch điền

Theo sử cũ thì vào thời Lê Hoàn đã có tịch điền. Sang thời Lý, tịch điền vẫn được duy trì kế thừa. Hình thức cày ruộng tịch điền là nghi lễ chịu ảnh hưởng của các triều đại cổ xưa Trung Quốc, nhưng phù hợp với một nước nông nghiệp và phản ảnh tư tưởng trọng nông. Nghi thức cày ruộng tịch điền là hoạt động khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

Năm 1038, “Mùa xuân, vua [Thái Tông] ngự ra 136 Hải Khẩu cày ruộng tịch điền, sai hữu ti dọn cỏ đắp đàn. Vua, thân tế thần nông, tế xong tự cầm cày. Các quan tả hữu có người can rằng ”Đó là công việc của nông phu, bệ hạ việc gì làm thế“. Vua nói "Trẫm không tự mình cày cấy thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo'. Nói xong, cày 3 lần rồi thôi". Ruộng tịch điền của triều Lý không chỉ có ở vùng xung quanh Thăng Long mà còn đặt ở nơi dân đông, nghề nông phát triển. Ruộng tịch điền của nhà Lý đặt ở Bố Hải Khẩu, Ứng Phong và Lý Nhân.

Hiện nay chưa có tư liệu nào cho biết số lượng tịch điền cụ thể . Nhưng chắc là số ruộng này không nhiều. Tịch điền là loại ruộng do triều đình trực tiếp quản, hoa lợi dùng cho nhà vua và hoàng cung.

Ruộng Sơn lăng

Ruộng Sơn lăng là loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà vua. Năm 1010, “xa giá vua đến châu Cổ Pháp [quê hương nhà Lý] sai các quan đo đất vài mươi dặm, đặt làm cấm địa sơn lăng.

Qua nhiều biến thiên lịch sử, bộ phận ruộng thờ bị hoang phế. Đến cuối thế kỉ XVI, toàn bộ khu sơn lăng đã trở thành rừng rậm, lại bị bạo cường địa phương xâm chiếm biến công thành tư. Đầu thế kỉ XVII, Trịnh Tùng lên làm chúa ra lệnh chỉ khắc trong bia đã đặt ở đền thờ Lý Bát Đế "Cổ Pháp điện tạo bi kỉ" [1604] và "Đình Bảng điện bỉ" [1605] cho phép trích ra 284 mẫu làm ruộng thờ đền Đô như cũ“.

Ruộng công làng xã

Ruộng công làng xã. Không có một sử liệu nào trực tiếp nói về sự tồn tại của ruộng công làng xã trong thời Lý. Những tư liệu về kiểm kê dân đinh và chính sách "ngụ binh ư nông" phản ánh gián tiếp sự hiện diện của bộ phận ruộng đất này.

Sử cũ cho biết vào các năm sau, 1137, 1143 nhà Lý lại tiếp tục khẳng định biện pháp cứ "3 nhà làm 1 bảo" liên kết với nhau, kiểm tra mùa màng và không được tự tiện giết trâu bò. Việc kiểm tra chặt chẽ số lượng dân đinh, số lượng hộ gia đình thường xuyên gắn liền với việc bảo vệ sức kéo trâu bò có lẽ là phải dựa vào ruộng công làng xã. Chính sách ngụ binh ư nông của nhà Lý và nhà Trần với nội dung là các ngoại hình không phát lương mà thay phiên về làm ruộng cũng phản ánh sự tồn tại phổ biến ruộng đất công làng xã được chia cho nông dân. Năm 1092, nhà Lý lại "định số ruộng, thu tô mỗi mẫu 3 tháng để cấp lương cho quân" [có lẽ là cấm quân]. Hẳn đây là lần đầu tiên làm điền bạ ruộng công chăng.

Ruộng thác đao và ấp thang mộc

Thời Lý có một loại ruộng ban thưởng cho đại thần gọi là ruộng thác đao. Tài liệu ghi về thác đao điền sớm nhất là Việt điện u linh [đầu thế kỉ XIV] được Đại Việt sử kí toàn thư chép lại: “Trong khoảng niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ [1014 - 1046], theo Thánh Tông đi đánh ở miền Nam, làm tiên phong, phá tan quân giặc, đánh tiếng rung động nước Phiên. Khi thắng trận trở về định công, Phụng Hiếu nói Thần không muốn thưởng tước, xin cho đứng trên núi Báng Sơn ném đao lửa đi xa, đao rơi xuống chỗ nào trong đất công [nguyên văn là quan địa] thì xin ban cho làm sản nghiệp. Vua nghe theo. Phụng Hiếu lên núi, ném đao xa đến hơn mười dặm, đao rơi nuông hương Đa Mi. Vua bèn lấy ruộng ấy ban cho, tha thóc thuế cho ruộng ném đao ấy". Vì vậy người châu Ải gọi [ruộng] thưởng công là [ruộng] ném đao. Ghi chép có tính chất huyền thoại về mức ném đao xa đến hơn 10 dặm là khó tin, nhưng tên gọi "thác đao" thì vẫn còn tồn tại tại quê hương Lẽ Phụng Hiếu.

Ruộng thác đao vẫn là ruộng công [quan địa], nhà Lý ban cấp để thưởng chức và đóng góp của người đó. Nhưng do thực ấp của triều đình không đủ để thực hiện việc ban cấp đúng theo số lượng được ghi. Vì vậy, nhà Lý đã một mặt đánh giá công lao của người được cấp thực áp, mặt khác lại quy định cụ thể số hộ mà họ đươc thật sự phong thưởng - số hộ thật phong.

Sô lượng thật phong có khả năng là một thực tể. Thật phong cũng tính theo hộ.  Mỗi một đơn vị hộ trong thật phong vẫn phải đóng một số tô thuế nhất định cho triều đình theo thực trạng tài sản thì nay chuyển cho người được cấp phong. Chính văn bia Cố Việt thỏa Diên Phúc tự bi minh ghi rõ Đỗ Anh Vũ được phong Thái úy thượng phụ được ban quốc tính, được miễn phu dich cho ba họ. Người được phong có thể cử người đi thu tô thuê hay do một cơ quan nhà nước thu và giao.

Như vậy kiểu thực phong thưởng này chỉ dựa trên hộ gia đình chứ không lấy ruộng đất làm cơ sở, nói cách khác là người được phong không có quyền chi phối ruộng đất. Khi người được phong chết hay bị cách chức tức là hết quyền lợi thì triều đình không cần ra lệnh tịch thu ruộng đất. Chế độ ban cấp thực ấp - thực phong này không tạo điều kiện cho sự củng cố sở hữu ruộng đất phong kiến tư nhân sinh ra kinh tế điền trang - thái ấp.

Chế độ ban cấp theo bộ cũng được nhà Lý sử dụng rộng rãi. Chẳng hạn trường hợp sư Giác Hải khi chết được vua Lý Nhân Tông miến thuế cho 30 hộ để hương đèn thờ phụng. Đại sư Mãn Giác [1052 - 1056] khi được phong là Hoài Tín đại sư, giao chức nhập nội đạo tràng Tử y đại sa môn thì được triều đình cấp 50 hộ miễn tô thuế để chỉ dùng việc đạo. Hoặc như Thiền sư Giới Không năm 1135 có công cứu sống hàng ngàn người bị bệnh dich được vua Lý Thần Tông cấp 10 hộ được miễn tô thuế để phụng dưỡng. Năm 1136 sư Minh Không chữa khỏi bệnh cho vua được ban hiệu là quốc sư, lại miễn tô dich cho vài trăm hộ để Minh Không được quyền sử dụng. Hẳn những người được “ăn thật phong" cũng theo phương thức này.

Nhìn tống thể, việc ban cấp hộ nông dân thời Lý thể hiện hình thức nô dịch thân phận người lao động là chính. Hẳn vì vậy mà vào năm 1198, quan tể tướng Đàm Dĩ Mông tâu lên vua lý: Tăng đồ và phu dịch ngang nhau.
Ruộng đất nhà chùa. Vào thời nhà Lý, ruộng chùa chiếm một bộ phận khá lớn. Sử gia Lê Văn Hưu nhận xét về Phật giáo thời Lý “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đó đã dựng chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các bộ và độ làm tăng cho hàng nghìn người ở kinh sư... dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chătng phải từ đấy”. Năm 1086, nhà Lý phân biệt chùa làm 3 loại là: đại danh lam, trung danh lam và tiểu danh lam. Cách phân biệt trên cũng phản ánh sự khác nhau về kinh tế của chùa chiền thời ấy.

Văn bia Phật Tích Sơn Từ Đạo Hạnh pháp sư điền địa kệ chí [Kệ chí ghi ruộng đất của pháp sư Từ Đạo Hạnh núi Phật Tích] đặt ở chùa Thầy [tức chùa Phật Tích, Quốc Oai, Hà Tây] ghi rõ số ruộng đất của Từ có hai bộ phận là: 30 diện 64 sào để lưu truyền cúng Phật và 63 điện 83 sào ở động Đa Mai, hương Ba Lập là của riêng củaTừ Đạo Hạnh. Sau khi Từ chết, thì số ruộng trên bị bọn cháu chắt chiếm lấy “không cho lưu thông”.

Ván bản Báo An thiền tự bi kí [bài kí bia chùa Báo An] [ở Yên Lãng, Vĩnh Phúc] do Viên ngoại lang Ngụy Tự Hiền soạn, dựng vào tháng 12 năm Trị Bình Long Ứng thứ 5 [1209] có ghi cụ thể "Lại còn ruộng xứ Đồng Bi, ghi chép giới phận càng rõ. Trong đồng ngoài bãi rành rành cúng Phật cho dân minh bạch. Trong đồng thì xứ Phan Thượng 30 mẫu. Phan Hạ 30 mẫu, xứ Tửu Bi 20 mẫu, xứ Đồng Hấp 30 mẫu. Ngoài bài thì xứ Đồng Chài 8 mẫu, xứ Đường Sơn 5 mẫu, xứ Đóng Nho 3 mẫu. Các xứ cộng 126 mẫu cũng làm ruộng oán sư, 3 mẫu cho người giữ chùa, còn bao nhiêu để lại cho dân, phòng khi tu sửa...“. Sư trụ trì chùa Báo Ân họ Nguyễn còn bỏ ra hơn 1000 quan mua hơn 100 mẫu ruộng xứ Bi Đàm để làm bàn thờ.

Tư liệu về ruộng chùa thời Lý còn lại ngày nay quá ít, song những thông tin dẫn trên cũng có thế cho chúng ta hiểu biết chút ít về bộ phận ruộng đất này. Chúng tôi cho rằng ruộng đất chùa không phải thuộc sở hữu nhà  nước, mà là một loại sở hữu tương đối đặc biệt gần với sở hữu tư nhân.

Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân

Vào thời Lý chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân đã phổ biến, và phát triển. Hiện tượng mua bán, kiện tụng và cúng tặng ruộng đất đã xuất hiện ở nhiều nơi và nhà nước đã ban hành nhiều điều luật công nhận quyền tư hữu này.

Văn Bia Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh [Van bia chùa Hương Nghiệm núi Càn Ni] - [Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa] có ghi sự kiện tranh chấp ruộng đất “Năm Tân Mùi [1091] có hai chàng phò kí lang họ Thiều và họ Tô tâu xin lại khoảnh ruộng đất của tổ tiên là quan bộc xạ [Lê Lương]. Vua xét lời tâu bèn trả lại giáp Bối Lý cho thuộc về họ hàng Lệ công. Do đó mùa thu năm ấy, thái úy Lý Công đến tận nơi, cho chuộc ruộng đất, lập bia đá và chia ruộng đất cho hai giáp, rồi ông lại tới đầm A Lôi. chia một nửa đầm cho giáp Bối Lý, một nửa đầm cho giáp Viên Đàm”. Hiệntượng con cháu đòi lại ruộng đất xa xưa của quan bộc xạ Lê Lương thời Đinh Tiên Hoàng, cách đó hơn 100 năm, là khẳng định quyền kế thừa ruộng đất. Dầu nám 1128. Lý Thần Tông “xuống chiếu ràng: phần dân có ruộng đất bị sung công cũng là bị tội phải làm điền nhi thì đều được tha cả. Sau đó để hạn chế sự kiện tụng và tranh chấp ruộng đất, năm 1135, Lý Thần Tông lại quy định “Những người đã bán ruộng ao không được tăng tiền lên mà chuộc lại, làm trái phải tội”.

Như vậy mua bán ruộng đất đã là hiện tượng tương đối phố biển và sự quy định của pháp luật khá cụ thể. Nhà nước công khai khẳng định quyền mua bán ruộng đất của các tầng lớp xã hội. Năm 1143, Lý Anh Tông lại xuống chiếu rằng "các nhà quyền thế ngoài đầm ao của mình không được ngăn cấm xằng bậy, làm trái thì có tội”. Bọn quyền thế vẫn không chấp hành đầy đủ pháp luật, nhiều khi còn khinh thường lệnh vua, nên đến đầu năm 1145, triều đình lại tiếp tục ra chiếu lệnh: “Những người tranh nhau ruộng ao, của cải không được nhờ cậy nhà quan thế. Làm trái thì đánh 80 trượng, xử đồ".

Hình thức kinh doanh và đơn vị canh tác ruộng đất tư hữu này như thế nào, cũng khó xác định cụ thể . Có thể cho rằng hình thức bóc lột chủ yếu là kiểu tá điền nộp tô kết hợp với kiểu bóc lột lao dịch. Có lẽ những ruộng đất hương hỏa thờ Phụng Thánh phu nhân họ Lê là như vậy. Việc đo đạc ruộng đất thời Lý đã xuất hiện, nhưng đơn vị đo lường tính theo mẫu cũng chưa phố biến lắm, nhiều nơi lại tính theo thước, theo xứ không có số đo chuẩn chung. Điều này thể hiện đơn vị ruộng đất canh tác tương đối lớn, trường hợp bà Thái hậu Linh Nhân cũng vào chùa Sùng Thiện một khu ruộng 72 mẫu liền nhau ở vùng Hồng Châu là tiêu biểu. Đây cũng là dạng thức sở hữu lớn thời bấy giờ. Chính loại sở hữu lớn là cơ sở của sự tồn tại một tầng lớp thế gia  - hào trưởng ở các hương, huyện. Văn bia Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh có ghi dòng họ Thiều, họ Tô con cháu của bộc xạ Lê Lương đến đầu thời Lý vẫn còn thế lực.

Kinh tế nông nghiệp

Ngay trong các triều vua đầu của nhà Lý, sử gia chép các thiên tai: 1027, hạn; 1037, lụt to; 1043, đói lớn: 1050, tháng sáu lụt lớn; 1058, từ tháng 7 đến tháng 8, lụt lớn; 1070, hạn; 1071, từ mùa xuân đên mùa hạ không mưa; 1079, mưa đá; 1095, đại hạn; 1108, mùa hè không mưa; 1117, không mưa; 1120, lụt đến tận của Đạì Hưng; 1121, hoàng trùng; 1124, bạn, cầu mưa; 1126, hạn từ tháng 6, sang tháng 7 càng hạn nặng, sau lại mưa dầm phải cầu tạnh… [Ở đây chỉ ghi các thiên tai trong các triều Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông].

Trước những thiên tai đó, nhà vua thường hay tự thân cầu đảo. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những hiện pháp tích cực hơn. Nhà nước đã chú trọng đến việc bảo vệ sức sản xuất. Khi Lý Công Uẩn mới lên ngôi năm 1010, đã xuống chiêu bắt tất cà những người đào vong phải trờ về bản quán, như vậy cốt là để số lượng lao động nông nghiệp được bảo đảm. Năm 1065, Lê Thánh Tông hạ chiếu khuyến nông. Các vua Lý còn thực hiện công việc cày ruộng tịch điền và nhà vua tự đi xem gặt ở hành cung Ứng Phong [Nghĩa Hưng, Nam Định]. Lý Nhân Tông [1072-1128] rất lưu ý đến công việc này. Theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư, cũng có lần đích thân nhà vua đến hành cung này xem gặt. Đây là hoạt động khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

Chính sách “ngụ binh ư nông” cũng có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Năm 1128, sáu quân được thay phiên nhau về làm ruộng. Sách Lĩnh ngoại đại đáp cũng chép binh sĩ thay nhau nghỉ một tháng một lần để cày ruộng tự cấp.

Nhà Lý đã có luật lệnh để bảo vệ trâu bò. Trộm trâu hay giết trâu bị tội nặng. Năm 1117, thái hậu Linh Nhàn nói ràng: ”Gần đây ở kinh thành, hương ấp có nhiều người trốn, lấy việc trộm trâu làm nghề nghiệp, trăm họ cùng quẫn, mấy nhà cày chung một trâu. Trước đây, ta đã từng nói đến việc ấy, nhà nước đã có lệnh cấm. Nay giết trâu càng nhiều hơn trước”. Bây giờ vua mới ra lệnh là kẻ nào ăn trộm trâu, giết trâu, phạt 80 trượng, đồ làm khao giáp, vợ bi phạt 80 trượng, đồ làm tang thất phụ và phải bồi thường trâu. Nhà láng giềng không cáo giác cũng bị phạt 80 trượng].

Nhà nước cũng chú trọng đến đê điều trị thủy, đặc biệt ở vùng châu thổ sông Hồng. Mùa thu năm 1077, triều đình ra lệnh đắp đê ở sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ. Năm 1103 ”Vua xuống chiếu cho trong ngoài kinh thành đều đắp đê.

Năm 1108 triều đình tổ chức đắp đê Cơ Xá [đê sông Hồng] từ Yên Phụ đến Lương Yên. Ngoài Thăng Long, đê điều các vùng khác cũng được tu tạo. Cuối thời Lý, trong cuộc hỗn chiến giữa các đám hào trường, sử cũ chép nhiều việc phá đê. Nam 1211, Trần Tự Khánh sai tướng đất Khoái [Hưng Yên] đi đánh Hồng Châu [Hả Dương], viên tướng bị bắt, Tự Khánh đã phá đê cho nước sông chảy tràn vào các ấp rồi về. Năm 1218, Trần Thừa lĩnh các đạo binh đi đánh Nguyễn Nộm ở Bắc Giang [đê sông Đuống] sai phá đê, cho nước tràn vào các hương ấp, rồi theo thế nước mà tiến đánh.

Nhà Lý cũng đào đắp một số công trình thủy lợỉ. Năm 1029 Lý Thái Tông cho đào sông Đản Nãi. Sử cũ ghi “Giáp Đản Nãi [có lẽ là vùng Đan Nê, huyện Yên Định, Thanh Hóa] ở châu Ái làm phản. Mùa hạ, tháng tư [âm lịch], vua thân đi đánh giáp Đản Nãi, cho Đông Cung thái tử giám quốc, khi đánh được giáp Đản Nãi rồi, sai trung sử đốc suất người Đản Nãỉ đào kênh Đản Nãi]". Đến tháng 12 năm 1051, Lý Thái Tông lại đào kênh Lãm. Dấu vết của dòng kênh này thuộc địa phận các xã Thần Phù, Phù Sa, và Ngọc Lâm huyện Yên Mô [Ninh Bình]. Nhân dân địa phương gọi là đầm Lãm. Ở khu vực gần Thăng Long, nhà Lý cũng cho khơi sâu rộng thêm các sông Lãnh Kinh vào năm 1089 và sông Tô Lịch vào năm 1192.

Tuy nhiên, công tác đắp đê phòng lụt và ngăn mặn còn mang tính "vùng“ địa phương. Tác dụng của các con đê còn hạn chế. Phải đến thời Trần, công việc đắp đê trị thủy mới có tố chức trên phạm vi toàn quốc.

Những thành tựu trong các chính sách nông nghiệp nhà Lý về trị thủy và thủy lợi, về bảo vệ con người - sức lao động, và bảo vệ số lượng trâu bò sức kéo nông nghiệp đã thể hiện tính tích cực của Nhà nước thời Lý trong thế kỉ XI- XII. Nhờ đó mà trong hai thế kỉ này xã hội Đại Việt có thế đứng khá vững chắc, đời sống của cư dân tương đối ổn định, là cơ sở vật chất cho những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tổng, bảo vệ Tổ quốc. Theo sử biên niên của ta còn ghi lại thì nhiều năm mùa màng bội thu như năm 1016 triều Lý Thái Tổ; năm 1030, 1044 triều Lý Thái Tông; các năm 1079, 1092, 1111, 1120, 1123 triều Lý Thần Tông; năm 1131 triều Lý Nhân Tông; năm 1139, 1140 triều Lý Anh Tông… có năm được mùa lớn, nhà vua lại tiếp xuống chiều tha thuế cho thiên hạ.

>> Xem thêm thế hệ đồ Phong kiến Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề