Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ mây và sóng

Tìm hiểu tác phẩm “MÂY VÀ SÓNG”

[R. Ta-go]

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Mây và sóng là một bài thơ văn xuôi [loại thơ không có vần, không bị ràng buộc bởi vần luật], nhưng qua bố cục, qua cách cấu tạo các dòng thơ, người đọc vẫn cảm nhận được âm điệu trữ tình của bài thơ. Trình tự của hai phần trong bài thơ tương đối giống nhau [trước hết, em bé thuật lại lời rủ rê đi chơi cùng các bạn mây và sóng; tiếp đó, em bé từ chối và nêu rõ lí do mình từ chối; cuối cùng em bé tự nghĩ ra trò chơi của riêng mình] song về ý thơ và lời thơ không hề trùng lặp. Hai phần này có quan hệ mật thiết với nhau, đều cùng là một lời thoại với hai nhịp thoại nối tiếp. Đối tượng của lời thoại là mẹ và đối tượng biểu cảm mà em bé hướng đến cũng là mẹ.

– Tình yêu và sự gắn bó với mẹ của em bé thể hiện qua hai cuộc đối thoại của em với những người trên mây, trong sóng. Mây và sóng ở đây được cảm nhận qua cái nhìn và trí tưởng tượng của trẻ thơ, càng trở nên hấp dẫn,, kì diệu, được nhân hoá thành hình ảnh nhưng người trên mây và trong sóng trò chuyện, mời gọi em bé vào những cuộc chơi thú vị, bất tận.

+ Lời mời gọi, rủ rê của những người ở trên mây thật hấp dẫn với em bé bởi những trò chơi của họ: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiểu tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

+ Lời mời gọi của những người trên sóng cũng không kém hấp dẫn, thậm chí còn thú vị hơn: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Lời rủ rê, mời gọi của những người ở trên mây và trong sóng thật vô cùng hấp dẫn với em bé, và em đã muốn theo họ để cùng vui chơi. Bởi thế, em đã hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Mây và sóng nhiệt tình chỉ dẫn cho em cách để tới với họ và sẵn sàng đón em. Nhưng nếu đi chơi với họ, em phải xa người mẹ, mà mẹ thì đang đợi em ở nhà. Em không thể rời xa mẹ, và mẹ cũng không thể thiếu em. Tình yêu mẹ và nhu cầu được ở bên mẹ đã thắng sự hấp dẫn của những trò chơi với người trên mây, trong sóng. Vì thế, cuối cùng em bé đã từ chối họ.

– Tình mẫu tử thắm thiết và niềm hạnh phúc vô biên trong những trò chơi của hai mẹ con, do em bé nghĩ ra:

+ Khi từ chối lời rủ rê của những người ở trên mây, em bé không buồn. Với tình yêu mẹ và trí tưởng tượng bay bổng của trẻ thơ, em đã nghĩ ra một trò chơi thật thú vị: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng – Hai bàn tay con ôm lấy mẹ và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”. Như vậy, em vừa được ở bên mẹ, chơi với mẹ, lại có cả mây, trăng quấn quýt. Khi đó, mái nhà biến thành bầu trời xanh và căn nhà của hai mẹ con tràn đầy hạnh phúc.

+ Trò chơi thứ hai mà em nghĩ ra sau khi từ chối lời mời của những người ở trong sóng còn hấp dẫn hơn nữa: “Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ – Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Trò chơi của hai mẹ con mới thú vị làm sao, và em bé được chơi thật say sưa, hết mình [lăn, lăn, lăn mãi, cười vang, vỡ tan]. Trí tưởng tượng bay bổng của trẻ thơ đã cho em được hoá thân thành những con sóng vô tận lãn vào lòng mẹ như đến với bến bờ kì lạ. Nhập vào cuộc chơi say mê ấy, hai mẹ con được sống trong niềm hạnh phúc vô biên: “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Tình mẫu tử, niềm hạnh phúc của mẹ và con đã trở nên vô cùng, vô tận, bất diệt.

Bằng trí tưởng tượng bay bổng, sự sáng tạo độc đáo, qua lời trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, khẳng định sự kì diệu, lớn lao, vĩnh hằng của tình cảm ấy.

– Nghệ thuật:

+ Kết cấu bài thơ có sự sáng tạo độc đáo: dùng hình thức lời trò chuyện của em bé với mẹ, kể về cuộc đối thoại của em với những người trên mây, trong sóng [lời rủ rê của họ, lời từ chối và lí do từ chối của em], tiếp đó là lời đề nghị của em với mẹ về trò chơi thú vị mà em nghĩ ra. Kết cấu này khiến cho bài thơ sinh động, tự nhiên, có sự kết hợp các phương thức biểu cảm với miêu tả, tự sự. Cách dùng lời em bé để thể hiện tình mẫu tử làm cho nội dung ấy được biểu hiện một cách hồn nhiên, trong sáng, dễ thương.

+ Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên: Bài thơ tràn đầy những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, sống động và nhiều màu sắc: mây, sóng, biển cả, bình minh vàng, hoàng hôn, vầng trăng bạc, bầu trời xanh thẳm, bến bờ kì lạ. Những hình ảnh thiên nhiên ấy được cảm nhận qua cái nhìn và tâm hồn của em bé nên càng đẹp, sinh động, hấp dẫn. Hình ảnh thiên nhiên lung linh, kì ảo nhưng vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình dáng, hoạt động, âm thanh, màu sắc của thiên nhiên được miêu tả đều rất sát hợp. Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: những trò chơi trên mây, trong sóng tượng trưng cho những thú vui hấp dẫn trong cuộc đời; “bến bờ kì lạ” tượng trưng cho tấm lòng bao la và sự bao dung của mẹ.

+ Thể thơ văn xuôi tạo khả năng tối đa cho việc biểu hiện tình cảm, tư tưởng và sáng tạo hình ảnh của tác giả; đồng thời có thể dung nạp những lời trò chuyện, những cuộc đối thoại, làm cho cách biểu đạt của bài thơ càng sinh động, đa dạng.

II – LUYỆN TẬP

1. Phân tích sự chặt chẽ, hợp lí trong bố cục của bài thơ và ở từng phần. Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai phần và phân tích ý nghĩa của điều đó.

2. Phân tích giá trị biểu cảm và ý nghĩa tượng trưng của các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ.

3. Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ – Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”.

Gợi ý

1. Hai phần trong lời của em bé có cấu trúc tương đồng nhưng có sự phát triển. Chỉ ra sự thay đổi theo hướng tăng tiến trong lời rủ rê của mây và sóng, ở trò chơi với mẹ mà em bé nghĩ ra và ở tình cảm của em đối với mẹ. Nếu thiếu phần 2 thì tư tưởng, tình cảm của bài thơ có được biểu hiện sâu sắc, mạnh mẽ không?

2. Những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ đều được nhìn và tưởng tượng ra qua cái nhìn và tâm hồn trẻ thơ của em bé nên lung linh, kì ảo, sống động như những con người, đồng thời giàu ý nghĩa tượng trưng: mây, trăng, sóng,… là vẻ đẹp kì diệu, đầy hấp dẫn của thiên nhiên; lời mời gọi của những người “trên mây” ‘ và “trong sóng” tượng trưng cho những thú vui hấp dẫn của cuộc đời; “bến bờ kì lạ” tượng trưng cho tấm lòng bao la và bao dung của người mẹ.

3. Hai câu thơ biểu hiện niềm hạnh phúc lớn lao của hai mẹ con và nâng tình mẫu tử lên kích thước rộng lớn, vô tận, vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ. Đó là niềm hạnh phúc được hoà nhập tuyệt đối của hai mẹ con [Con lãn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ] – nhập vào sự rộng lớn, vô tận của cuộc đời và vũ trụ nhưng lại là niềm hạnh phúc riêng có của hai mẹ con [không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào].

Related

Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, trang 52. Hãy tham khảo lập dàn ý ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả cùng với soạn văn lớp 6 viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả bên dưới cùng onthihsg nhé.

– Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả: “Nhan đề bài thơ… bất diệt”. – Thể hiện cảm xúc chung về bài thơ: đồng cảm với tình yêu mẹ tha thiết… – Các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả: “Em bé được mời gọi đến… vĩnh cửu”.

– Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả: lời thoại và chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa…

a. Lựa chọn bài thơ

Bài thơ được chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện [xuất hiện câu chuyện, nhân vật, dù nhân vật chỉ mang một cái tên chung chung], có chi tiết miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, con người…

b. Tìm ý

– Cần trả lời các câu hỏi: Bài thơ gợi lên câu chuyện gì? Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật? Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?

Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?

c. Lập dàn ý

[1] Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ [2] Thân đoạn: Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ

[3] Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ [trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn].

Khi viết bài, cần lưu ý: Bám sát dàn ý để viết thành đoạn. Thể hiện được cảm xúc chân thành với nội dung và hình thức trữ tình độc đáo của bài thơ.

Trình bày đúng hình thức của đoạn văn.

Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả, cảm nhận chung của người viết. Nêu được cảm xúc và ý kiến đánh giá về nét đặc sắc của bài thơ.

Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt..

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả – Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả. – Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ. – Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

– Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

– Mở đoạn:

Giới thiệu tác giả và bài thơ
Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

– Thân đoạn: Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ

– Kết đoạn:

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ [trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn]

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ miêu tả hình ảnh sóng, mây thật độc đáo giúp bài thơ trở nên sinh động hơn.

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ: Chuyện cổ tích về loài người

b. Tìm ý

– Bài thơ gợi lên câu chuyện về loài người ra đời.

– Các chi tiết miêu tả, tự sự nổi bật:

+ Trái đất khi em bé mới sinh ra;

+ Trái đất thay đổi khi trẻ em ra đời;

+ Mẹ, bà, bố, trường lớp ra đời…

– Các chi tiết ấy sống động, thú vị nhờ các biện pháp tu từ.

– Qua đó, tác giả nhắn nhủ tới mọi người hãy yêu thương nhau, trẻ con là tương lai nền cần được chăm sóc, dậy dỗ nuôi dưỡng để trưởng thành, còn trẻ thơ phải trân trọng, yêu thương những người thân.

c. Lập dàn ý

– Mở đoạn:

+ Xuân Quỳnh là nhà thơ Hà Nội, khi viết về thiếu nhi thì tràn đầy yêu thương.

+ Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người đã giải thích về nguồn gốc loài người mang màu sắc cổ tích.

– Thân đoạn:

+ Sự trần trụi, tối tăm bao trùm lấy toàn bộ trái đất khi trẻ em mới sinh ra.

+ Kể từ đó, mặt trời, cây cối, chim muông,… ra đời.

+ Hình sắc, âm thanh rực rỡ để em bé cảm nhận về cuộc đời.

+ Mọi người sinh ra để chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ.

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh,… được tác giả sử dụng tối đa để mang đến những cảm nhận vô cùng trẻ thơ.

+ Tuy là kể thế nhưng bài thơ vẫn mang đến cảm xúc, lời nhắn nhủ từ tận đáy lòng tác giả là mọi người phải yêu thương nhau.

– Kết thúc:

+ Lí giải nguồn gốc ra đời của loài người dưới góc nhìn hoang đường, kì ảo.

+ Ta thấy rõ dược tầm quan trọng của tình yêu thương trong gia đình.

2. Viết bài

Xuân Quỳnh là nhà thơ Hà Nội, khi bà viết về thiếu nhi thì tràn đầy yêu thương. Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là một trong những tác phẩm xuất sắc giải thích về nguồn gốc loài người mang màu sắc cổ tích. Mở đầu bài thơ là sự trần trụi, tối tăm bao trùm lấy toàn bộ trái đất khi trẻ em mới sinh ra. Và sau đó, mặt trời, cây cối, chim muông,… ra đời đem đến một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đó là những hình sắc rực rỡ, âm thanh rộn ràng để em bé cảm nhận về cuộc đời, để trẻ em lớn lên. Mẹ là yêu thương qua lời ru, bà là những bài học qua những câu chuyện cổ. Còn bố đem lại cho bé những hiểu biết sâu rộng và nhà trường đem tới những bài học. Xuân Quỳnh sử dụng những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh,… để mang đến những cảm nhận vô cùng trẻ thơ. Tuy là kể thế nhưng bài thơ vẫn mang đến cảm xúc, lời nhắn nhủ từ tận đáy lòng tác giả là mọi người phải yêu thương nhau. Tóm lại, qua cách lí giải nguồn gốc dưới góc nhìn hoang đường, kì ảo, ta thấy rõ dược tầm quan trọng của tình yêu thương trong gia đình.

3. Chỉnh sửa bài viết

Video liên quan

Chủ Đề