Trong cơ thể điều hòa sinh trứng FSH có vai trò

Các hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng, cơ chế ức chế ngược giúp điều hòa nồng độ hoocmôn sinh dục, hệ thần kinh và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.

I. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH TINH VÀ SINH TRỨNG

1. Cơ chế điều hòa sinh tinh

Hình 1: Cơ chế điều hoà sinh tinh

- Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:

+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

+ LH kích thích tế bào kẽ [tế bào lêiđich] sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh trùng.

- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron.

- Nồng độ testosteron giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hocmon.

2. Cơ chế điều hòa sinh trứng

- Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH: FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrôgen; LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen.

+ Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên.

+ Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.

II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN KINH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ SINH TRỨNG

- Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.

- Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.

- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.

- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sinh tinh trùng.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Tương tự như tình trạng mức hormone tăng cao, khi hormone FSH giảm xuống thấp cũng sẽ gây ra một số tác động đến sức khỏe. Cụ thể ở phụ nữ, thiếu hormone kích thích nang trứng dẫn đến sự phát triển không hoàn thiện ở tuổi dậy thì và chức năng buồng trứng bị suy giảm [suy buồng trứng].

Bên cạnh đó, khi mắc hội chứng đa nang buồng trứng [PCOS] cũng thường có nồng độ FSH trong máu thấp. Khi mắc PCOS, các nang trứng không được kích thích phát triển và không có hiện tượng rụng trứng, do đó có thể dẫn đến vô sinh. Lúc này, chị em phụ nữ rất cần sự tư vấn và can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ về khả năng mang thai vào thời điểm thích hợp.

Đa phần để xử lý vấn đề này, các bác sĩ thường sử dụng một dạng hormone FSH đưa vào nhằm kích thích buồng trứng sản xuất noãn bào để thụ tinh nhân tạo trong tử cung [bơm tinh trùng vào buồng tử cung để cho thụ tinh – IUI] hoặc thụ tinh trong ống nghiệm [tinh trùng và trứng được nuôi cấy trong môi trường thuận lợi, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh xảy ra trong ống nghiệm].

Hoạt động của hormone FSH cũng cần thiết cho việc sản xuất tinh trùng ở nam giới. Chính vì vậy, trong trường hợp thiếu hoàn toàn hormone kích thích nang trứng, có thể xảy ra tình trạng vô sinh do thiếu tinh trùng. Đối với việc thiếu một phần hormone này sẽ dẫn đến hiện tượng dậy thì muộn và hạn chế tạo ra tinh trùng, tuy nhiên vẫn có thể sinh con. Sau tuổi dậy thì, nếu tình trạng mất hormone FSH xảy ra thì khả năng sinh sản vẫn bị giảm tương tự.

Qua bài viết này, hy vọng có thể giúp bạn biết được hormone FSH là gì và những vấn đề liên quan giữa hormone này với khả năng sinh sản của cơ thể. Trong trường hợp có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe cũng như gặp khó khăn trong việc mang thai, hãy đến nhờ sự tư vấn và trợ giúp từ các bác sĩ chuyên khoa để có thể sớm cải thiện tình trạng.

Hormone FSH giữ vai trò quan trọng trong việc sinh sản của cả nam và nữ. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc rằng loại hormone này là gì hay không? Vai trò của hormone FSH đến chất lượng sinh sản như thế nào? Mức hormone như thế nào được gọi là ổn định? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

1. Hormone FSH là gì?

FSH [có nghĩa là Follicle-stimulating hormone] là một loại hormone kích thích nang trứng, chúng được sản xuất từ bộ phận thùy trước của tuyến yên trong não. Hormone FSH và hormone luteinizing [LH] là 2 loại nội tiết tố giữ vai trò quan trọng trong việc sinh sản của con người.

Loại hormone này được phát triển mạnh trong giai đoạn tuổi dậy thì của cả nam và nữ giới. Ở nữ giới, hormone FSH là một trong những thành phần giúp trứng phát triển một cách toàn diện nhất cho tới khi có thể sẵn sàng cho quá trình rụng trứng và thụ thai. Ở nam giới, vai trò của hormone FSH sẽ chất xúc tác với các tế bào Sertoli [tế bào được sản sinh từ tinh hoàn] nhằm mục đích hỗ trợ kích thích sản sinh tinh trùng trưởng thành.

Hormone FSH sẽ bắt đầu phát triển mạnh trong giai đoạn dậy thì

2. Những vai trò của hormone FSH cho vấn đề sinh sản như thế nào?

Hormone gonadotropin [GnRH] được sản xuất từ cơ thể sẽ góp phần làm một mắt xích quan trọng trong trục hệ thống phát triển sinh sản [tuyến yên, tuyến sinh dục và trục hạ đồi]. Loại hormone này sẽ được chuyển đến phần thùy trước tuyến yên để kết hợp và giải phóng ra hormone LH và hormone FSH. Sau đó, hormone LH và FSH sẽ được bơm vào máu và di chuyển dần tới buồng trứng và tinh hoàn để thực hiện các chức năng của bộ phận sinh dục.

Vai trò của hormone FSH và hormone LH trong quá trình sinh sản:

Đối với nữ giới:

Nồng độ hormone FSH sẽ được sản sinh nhiều nhất trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Hormone FSH sẽ kích thích phát triển các nang trứng có trong buồng trứng cho tới độ chín mùi nhất để rụng trứng và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh.

Thông thường, trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt thì thời điểm trước khi rụng trứng lượng hormone sẽ đạt mức cao nhất và cuối chu kỳ lượng hormone này sẽ giảm dần đi. Nhìn chung thì hormone FSH giữ vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản của người phụ nữ và khó có thể thay thế bằng loại hormone nào khác được.

Đối với nam giới:

Việc sản sinh nhiều hay ít lượng hormone FSH còn phụ thuộc nhiều vào mức độ testosterone được sinh ra. Khi tinh hoàn tiết ra quá nhiều lượng testosterone thì lượng hormone FSH lại tăng lên và ngược lại, quá trình này được gọi là “phản hồi âm tính”.

Vai trò của hormone FSH tại tinh hoàn được coi là nhân tố giúp kích thích tế bào Sertoli và ống sinh tinh phát triển một cách toàn diện hơn. Bên cạnh đó, FSH cũng sẽ góp phần tham gia vào quá trình sản sinh tinh trùng cũng như giúp chất lượng tinh trùng tốt hơn. Tuy vậy, cơ thể nam giới không phải lúc nào cũng cần có lượng hormone FSH để sản sinh tinh trùng bởi bản thân testosterone có trong tinh hoàn đã có thể sản sinh được tinh trùng rồi.

Đối với phụ nữ đang mang thai:

Trong quá trình người mẹ mang thai thời kỳ đầu thì hormone FSH có vai trò như một thành phần không thể thiếu để nhau thai được hình thành. Tuy nhiên, không phải lượng hormone FSH càng nhiều thì càng tốt mà còn phụ thuộc vào cơ trạng mỗi mẹ bầu và sức ảnh hưởng của thai nhi. Thông thường thì mức hormone FSH sẽ là 2mIU/ml sẽ là hợp lý của giai đoạn đầu thai kỳ và mức hormone FSh rơi vào khoảng từ 3 - 10mIU/ml ở giai đoạn sau đó.

Hormone FSH giữ vai trò quan trọng trong thời kỳ mang thai của người phụ nữ

3. Lượng hormone FSH nếu tăng cao hoặc bị giảm thì sẽ ra sao?

Không chỉ mỗi hormone FSH mà bất kì loại hormone nào có trong cơ thể chúng ta cũng nên được sản sinh ở một mức độ trung bình chú không nên quá cao cũng như quá thấp. Vậy trong nhiều trường hợp, lượng hormone FSH vô tình bị các tác nhân khác làm thay đổi bất thường thì cơ thể chúng ta sẽ bị sao?

Trường hợp hormone FSH tăng cao: Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cả buồng trứng và tinh hoàn. Đặc biệt gây nguy hiểm cho phụ nữ bởi các hội chứng như: buồng trứng bị tăng kích thước một cách bất thường khiến vùng chậu bị đau nhức khó chịu, tích tụ chất lỏng trong khoang bụng,...

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do hệ thống tuyến sinh dục không thể điều tiết một cách hài hòa với estrogen, testosterone và progesterone. Một số yếu tố được coi là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hormone FSH tăng cao như trường hợp:

  • Tinh hoàn bị suy, số lượng tinh hoàn không đủ, hội chứng Klinefelter ở nam, hậu phẫu thuật tinh hoàn,...

  • Suy chức năng buồng trứng, hậu phẫu thuật tử cung, tình trạng vô kinh nguyên phát hoặc dậy thì sớm,...

  • Trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ cũng sẽ là nguyên nhân của tình trạng lượng hormone FSH sản sinh quá nhiều.

  • Tuyến yên phát triển nhanh cũng có thể là yếu tố làm tăng hormone FSH.

Lượng hormone FSH bị giảm sút có thể là do tình trạng suy tinh hoàn ở nam giới

Trường hợp hormone FSH bị giảm: Vai trò của hormone FSH ở nam giới không thực sự phải bắt buộc có vậy nên nếu lượng hormone FSH bị giảm thì khả năng sức khỏe nam giới sẽ không quá bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, tình trạng này lại rất nguy hiểm nếu xuất hiện ở nữ giới, đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai.

Nếu mức hormone FSH trong cơ thể người phụ nữ đang bị giảm sút thì khả năng đây sẽ là do các nguyên nhân như: tăng sản tuyến thượng thận, dậy thì muộn, vô kinh thứ phát, ung thư thượng thận, tinh hoàn, buồng trứng, giảm hormon hướng sinh dục, tình trạng chán ăn do tinh thần,...

Chính vì vai trò của hormone FSH rất quan trọng trong cơ thể mỗi chúng ta [đặc biệt là cơ thể người phụ nữ đang mang thai] cho nên việc xác định lượng hormone này trong cơ thể mẹ bầu có an toàn hay không phải cần đến sự trợ giúp từ các cơ sở y tế uy tín.

Phương pháp kiểm tra mức hormone FSH hiện nay thường được thực hiện là thông qua xét nghiệm nước tiểu và máu. Quý bạn đọc có thể liên hệ với bệnh viện MEDLATEC bằng số hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám bệnh và được tư vấn một cách đầy đủ nhất về vấn đề này.

Video liên quan

Chủ Đề