Nên uống thuốc Tây hay thuốc Nam

Theo các lương y, thuốc Nam là những bài thuốc trải qua việc sử dụng thực tế trong dân gian rồi đúc rút lại kinh nghiệm và được truyền miệng cho nhau từ người này sang người khác hoặc từ đời này sang đời khác mà không có một bài thuốc ghi chép rõ ràng.

Còn thuốc Bắc là những bài thuốc có sự ghi chép rõ ràng trong sách vở hoặc trong các công trình nghiên cứu về cả liều lượng, nguyên liệu, cách dùng và tác dụng thực tế của vị thuốc.

Phổ biến nhất trong các vị thuốc Nam là thực vật [Ảnh Internet]

Phân biệt thuốc Nam, thuốc BắcThuốc Bắc có nguồn gốc từ phương Bắc [Trung Quốc]. Các vị trong thuốc Bắc phần lớn chưa chế biến hoặc chỉ mới qua sơ chế, một số ít vị đã chế biến như a giao, thần khúc… là theo công thức kinh nghiệm cổ truyền với một quy trình đơn giản.

Thuốc Nam chỉ những loại thuốc, thảo dược xuất phát từ trong nước hay còn gọi là thuốc ta để phân biệt với loại thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc [thuốc Bắc]. Bậc tổ y học cổ truyền Việt Nam – Tuệ Tĩnh – từng có câu nói nổi tiếng “Nam dược trị Nam nhân” – thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam.

Thường dễ kiếm và rẻ hơn nên nhiều người quan niệm thuốc Nam chỉ là những cây cỏ quanh vườn, do đó còn gọi là “thuốc vườn”. Thực tế, thuốc Nam bao gồm các vị có nguồn gốc động vật, thực vật và cả khoáng vật, hóa chất, nhưng phổ biến nhất vẫn là thực vật. Phải thừa nhận rằng, thuốc Nam cũng có rất nhiều vị quý, hiếm và đắt tiền.

Theo Lương y Vương Thừa Ân, trong các bài thuốc Đông y nổi tiếng để đời của Trung Quốc truyền sang Việt Nam, ta vẫn thấy có các vị mà ngày nay ai cũng cho là “thuốc Nam” như sinh khương [còn gọi là sanh cương hay gừng sống], tử tô [tía tô],  hương phụ [cỏ cú]…

Nếu xem vậy thì thuốc Nam không phải chỉ riêng Việt Nam mới có. Ngày xưa, các thầy thuốc phương Bắc đến phương Nam hành nghề rất chú ý tới nguồn dược liệu tại chỗ. Những vị thuốc có tên trùng với cách gọi của Đông y mà cùng tính năng, tác dụng thì họ không đem từ xứ họ tới nữa [có khi còn chở từ Nam về Bắc]. Riêng các thầy thuốc Việt Nam, phần đông đều có Nho hc, từ lâu đã  ý thc dùng thuc Nam nên họ đã cố gắng tìm tòi thử nghiệm, phát hiện nhiều vị thuốc có thể thay thế thuốc Bắc trong một số trường hợp và trong một chừng mực nào đó. Những vị thuốc đó được phong cho những cái tên thuốc Bắc nhưng thêm chữ “nam” vào trước. Ví dụ: nam hoàng bá [vỏ cây núc nác], nam bạch linh [củ bình vôi].

Tóm lại, thuốc Nam là những vị thuốc kinh nghiệm lâu đời, có sẵn trên lãnh thổ Việt Nam, được dùng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cổ truyền. Phần lớn các vị thuốc đó đều dễ kiếm, rẻ và có tác dụng tốt trong việc phòng, chữa bệnh.

Cách sử dụng thuốc Nam

Bác sĩ Trần Danh Tài – Hội Đông y Lâm Đồng cho biết, không thể đánh giá thuốc Nam tốt hơn hay thuốc Bắc. Nhưng thuốc tốt nghĩa là phải có tác dụng chữa bệnh. Thuốc Bắc hay thuốc Nam dù đắt hay rẻ mà không có tác dụng chữa bệnh, gây nguy hại cho người bệnh đều không tốt. Ví dụ: Sâm Cao Ly [của Triều Tiên] hay Hồng sâm [của Trung Quốc] đều là những vị thuốc quý và đắt tiền nhưng nếu bệnh nhân đang bị tiêu chảy hay sốt cao sử dụng thì bệnh sẽ nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Còn cỏ mực là thứ mọc hoang ở mọi nơi, chỉ cần một vẹn tay [khoảng 100g] có thể cứu được một bệnh nhân băng huyết…

Do rẻ tiền và quá quen thuộc với mọi người nên thuốc Nam ít bị làm giả. Cách sử dụng thuốc Nam cũng đơn giản, dễ thực hiện, không phải chích, thử phản ứng như thuốc Tây. Là những vị thuốc kinh nghiệm, đã được thực tế hàng nghìn năm kiểm định nên nhiều vị, nhiều bài thuốc Nam đã tỏ ra “hiệu nghiệm như thần”, ít gây hại cho cơ thể con người. Với những trường hợp cần cấp cứu, sơ cứu, bệnh dịch… mà ở xa các bệnh viện, trạm xá, vai trò của thuốc Nam lại càng quan trọng.

Việc phối hợp các vị thuốc với liều lượng cụ thể phải theo đúng chỉ định của thầy thuốc chuyên môn [Ảnh Internet]

Hướng dẫn cách sắc thuốc Nam đúng cách:Không đơn giản như uống thuốc Tâythuc Nam phải trải qua quá trình sắc công phu. Vì vậy, nếu sắc không đúng cách, thuốc khi uống vào sẽ giảm tác dụng. Lương y Dương Tấn Hưng hướng dẫn: Bệnh nhân cần lưu ý các nguyên tắc sau trước khi sắc thuốc:

– Khi sắc thuốc phải dùng nồi sành [đất nung] do nó dễ tản nhiệt và có sức chịu nóng dai, không sợ vỡ. Trường hợp không có nồi sành, có thể dùng tạm nồi nhôm pha gang hoặc nồi inox. Chú ý, nếu đơn thuốc có vị nhân sâm, khi sắc, nên hấp cách thủy. Nếu sử dụng nồi sắt hoặc titan, thuốc sẽ bị vô hiệu.

– Nước sắc thuốc phải sạch, có thể dùng nước sôi đã nguội [không nên dùng nước mưa chưa nấu chín]. Số lượng nước, thời gian nấu do lương y chỉ định.

– Tùy loại thuốc phải để tươi, rửa sạch, sao vàng, sao khử thổ, ngâm trong nước mau hay lâu mới đem sắc, đun nhỏ hay lửa lớn đều cần hỏi rõ lương y trước khi sử dụng.

– Trường hợp sử dụng bếp gas để sắc thuốc, nên báo trước cho lương y để được hướng dẫn. Thường sau 20-30 phút thuốc sôi, nên để lửa nhỏ cho thuốc hòa tan vào nước đủ liều lượng ấn định.

– Đậy nắp [ấm, nồi] kín để tránh hương vị, hoạt chất thuốc tỏa hơi; các loại thuốc quý càng cần giữ kỹ [như: sâm, nhung, yến, hải mã]. Đặc bit, vi ht kỷ tử, càng phi giữ kín np ni.

– Nếu đơn thuốc có các vị như: mai rùa, ba ba, hạt gấc, xương động vật, da trâu thì phải ngâm nước trước từ 25-30 phút, sau đó nấu sôi từ 15 phút mới cho các vị khác vào.

– Nếu vị thuốc thuộc dạng keo, cần hòa tan với nước nóng trước rồi mới cho vào nấu để thuốc có hiệu quả tốt.

– Có thang thuốc chỉ định sắc uống nước nhất, nhì hay sắc 2 lần rồi hòa chung để uống thì nên làm đúng.

Chú ý: Dù sắc theo kiểu nào cũng phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Lượng nước phải đủ nhiều để ngập bã thuốc. Các loại chén ăn cơm thường nhiều cỡ với dung tích khác nhau, việc ước lượng các tỷ lệ 1/2 hay 2/3… của chén khó bảo đảm chính xác. Theo quy định chuẩn, dung tích mỗi chén phải đạt 200ml.

+ Khi sắc, phải khuấy để bã thuốc ngập xuống nước, không nổi lên trên.

+ Với các vị thuốc có độc, cần sắc kỹ để giảm bớt tính độc.

+ Với các vị thuốc có khoáng chất như mai mực [ô tặc cốt], vỏ hàu [mẫu lệ], cần sắc trước các vị thuốc mộc để ra hết chất.

+ Với các vị thuốc có tinh dầu thơm như tử tô, hương nhu… nên cho vào sắc khi thuốc gần được và đậy kín nắp để hạn chế bay hơi.

+ Với các vị thuốc có lông mịn gây ho như lá hà thủ ô, lá lốt tây… khi sắc cần bọc vải cho lông không lẫn vào nước.

+ Với các vị thuốc dạng cao như a giao, không nên sắc chung với thuốc mà nên chia ra theo từng nước thuốc, hơ trên than cho phồng rồi bỏ sẵn vào chén, thuốc được thì rót ngay vào khuấy tan mà uống để tận dụng hết chất cao.

+ Các loại thuốc quý [như nhân sâm, tam thất] nên sắc riêng, khi nào uống mới pha chung để đỡ hao phí do mất mát trong quá trình sắc. Những vị đặc biệt như châu sa, thần sa, phác tiêu… thầy thuốc sẽ hướng dẫn cụ thể cách sắc.

Thực ra, không phi khi nào sc cũng phi theo đúng như cách cổ truyn làmi thang sc 3 nước, mi nước đổ 3 chén [bát ăn cơm] [hai nước sau có thể đổ ít hơn và lấy ít hơn]. Nếu bệnh không nguy cấp, hòa được 3 nước thuốc lại rồi chia 3 phần, uống 3 lần, trước khi uống mang hâm nóng là tốt nhất.

Lâm Quân

Tạp chí Sức Khỏe

Rất nhiều người thắc mắc về vấn đề thuốc bắc có uống chung với thuốc tây được không trong quá trình điều trị bệnh. Vậy câu trả lời là gì, hãy cùng đi tìm trong bài viết sau đây của GHV KSol.

Trước khi giải đáp về vấn đề thuốc bắc có uống chung với thuốc tây được không thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về đặc điểm của hai loại thuốc này.

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu về thuốc Bắc

1.1. Đặc điểm của thuốc Bắc

Cả thuốc bắc và thuốc nam đều là những thuốc Đông y. Nhưng cái tên thuốc Bắc là cách gọi của người Việt từ xưa để chỉ việc sử dụng những cây thuốc của Trung Quốc để điều trị.

Tương tự như thuốc nam, các bài thuốc Bắc cũng sử dụng những thảo dược từ thiên nhiên. Các thảo dược này sau khi được thu hái sẽ được sơ chế, loại bỏ phần thừa, rửa sạch rồi làm khô bằng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số vị thuốc được sử dụng ở dạng tươi như nhân sâm.

Có rất nhiều vị thuốc bắc hay được sử dụng

Bất kì loại thuốc nào đều có ưu và nhược điểm, thuốc Bắc cũng không nằm ngoại lệ.

Ưu điểm:

  • Có độ lành tính và an toàn cao: Phần lớn các vị thuốc Bắc được sử dụng là rễ, thân, hoa, lá… của các thảo dược tự nhiên. Những thảo mộc này nếu được thu hái, sơ chế và chế biến đúng cách thì không cần sử dụng hóa chất, chất bảo quản. Vậy nên, có thể nói thuốc Bắc có thể phù hợp với đa số các đối tượng cũng như đảm bảo sự an toàn.
  • Hiệu quả lâu dài và bền vững: Thuốc Bắc cũng như các loại thuốc Đông y nói chung sẽ được sử dụng để tác động và giải quyết căn nguyên gây ra bệnh. Đồng thời có tác dụng sau vào trong lục phủ, ngũ tạng của cơ thể. Vì vậy thuốc mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững cũng như có thể phòng ngừa bệnh tái phát.

Nhược điểm:

  • Thể hiện tác dụng chậm: Thường thì khi bệnh nhân sử dụng thuốc Bắc cần phải kiên trì từ 2-3 tháng mới có thể cảm nhận thấy được hiệu quả rõ rệt.
  • Mất nhiều thời gian chuẩn bị thuốc: Các bài thuốc Bắc thường cần nhiều thời gian sắc để có thể lấy được đủ những hoạt chất cần thiết. Bạn có thể tốn 1-2 tiếng để sắc một thang thuốc. Không những thế, để đảm bảo hiệu quả thì trong quá trình sắc bạn có thể mất thời gian để thực hiện đúng theo hướng dẫn của các thầy thuốc như thêm hay gạn nước vào lúc nào, dược liệu nào cho trước, dược liệu nào cho sau? Tuy nhiên, hiện nay để khắc phục nhược điểm này thì có rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh có dịch vụ sắc thuốc đóng gói sẵn cho người bệnh. Nhưng cách này cũng chỉ áp dụng được với một số bài thuốc.

2. Thuốc Tây có đặc điểm gì?

2.1. Thuốc Tây là gì?

Thuốc tây hay còn được biết đến với tên gọi là thuốc tân dược, thuốc hóa dược. Đây là những thuốc được nghiên cứu, tổng hợp, bán tổng hợp, bào chế ra nhiều dạng dùng khác nhau. Nguyên liệu để sản xuất ra loại thuốc này cũng rất đa dạng như từ thực vật, động vật, khoáng vật, sinh phẩm…

Với các thuốc tây cần phải được sản xuất theo dây chuyền công nghệ khép kín, đảm bảo và phải được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành và sử dụng.

Thuốc tây rất đa dạng với các dạng bào chế khác nhau

Ưu điểm:

  • Thuận tiện cho việc sử dụng: Tùy theo từng tình trạng bệnh của mỗi người mà sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các thuốc Tây y dạng uống, bôi, tiêm truyền hay đặt. Nhưng đặc điểm chung đó là các dạng thuốc Tây đều đã được bào chế sẵn nên người bệnh có thể sử dụng ngay mà không cần mất thời gian sắc như thuốc Bắc. Bên cạnh đó, các dạng thuốc Tây này cũng dễ dàng mang đi theo người hơn, phù hợp với người cần sử dụng thuốc khi đi làm, đi ra ngoài.
  • Thể hiện tác dụng nhanh: Ưu điểm nổi bật của thuốc Tây y là đem lại hiệu quả một cách nhanh chóng, giúp giảm bớt và kiểm soát bệnh hiệu quả. Tùy theo loại thuốc, mà tác dụng có thể được thể hiện ngay lập tức hoặc sau một vài giờ. Nhưng so với thuốc Bắc thì nhanh hơn rất nhiều.

Nhược điểm:

  • Có thể gây ra nhiều tác dụng phụ: Phần lớn các loại thuốc tây đều có thể gây ra những tác dụng phụ ở người sử dụng. Các tác dụng phụ ấy có thể là buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, chướng bụng, bong tróc da, nổi mẩn ngứa…
  • Bệnh dễ tái phát: Nếu không sử dụng đúng thuốc và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh rất dễ tái phát. Đặc biệt là với các bệnh nhiễm trùng mà không sử dụng đúng kháng sinh hay dùng sai cách thì có thể gây ra nhờn thuốc.

3. Vậy thuốc Bắc có uống chung với thuốc Tây được không?

Thuốc bắc có uống chung với thuốc tây được không?

Qua tìm hiểu về các đặc điểm của thuốc Bắc và thuốc Tây có thể thấy mỗi loại thuốc sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Và có thể nói nhược điểm của thuốc nọ là ưu điểm của thuốc kia. Chính vì vậy, có rất nhiều người muốn sử dụng đồng thời cả hai loại thuốc này với nhau để điều trị bệnh. Thế nhưng, việc này có thể thực hiện được không?
Câu trả lời là theo các chuyên gia, trong một số trường hợp có thể kết hợp sử dụng thuốc Bắc với thuốc Tây được nhưng cần sử dụng hai loại thuốc này ở những thời điểm cách nhau. Không nên uống đồng thời cùng một lúc cả thuốc Bắc và thuốc Tây.

Nguyên do là vì cơ chế tác động của hai loại thuốc này khác nhau. Mặt khác, có thể trong thành phần của thuốc Bắc và thuốc Tây có tác dụng đối kháng với nhau nếu như dùng chung một lúc. Điều này không chỉ khiến tác dụng điều trị bị giảm mà còn có thể gây hại đến sức khỏe của người bệnh.

3.2. Các nguyên tắc cần nhớ khi dùng thuốc Bắc và thuốc Tây

Vậy nên, với những người bệnh cần sử dụng kết hợp thuốc Tây với thuốc Bắc để điều trị thì cần tuân theo nguyên tắc sau đây:

Dùng thuốc kết hợp theo đúng chỉ định của bác sĩ

Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc Bắc kết hợp với thuốc Tây hay thay thế nhau. Thay vào đó, người bệnh cần xin sự đồng ý của các bác sĩ, thầy thuốc và sử dụng thuốc cũng như liều lượng, thời gian sử dụng theo như đơn thuốc được kê.

Việc phối kết hợp giữa thuốc Bắc và thuốc Tây cần phải trên cơ sở tính chất của từng loại thuốc và nguyên tắc sử dụng thuốc. Bởi lẽ có những loại thuốc Tây và vị thuốc Bắc không nên kết hợp với nhau để sử dụng. Vậy nên. việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ sẽ đảm bảo việc lựa chọn thuốc phù hợp, mang lại hiệu quả cao và tránh tình trạng tương tác giữa các thuốc.

Nắm rõ nguyên tắc dùng thuốc

Việc dùng thuốc Tây hay thuốc Bắc đều đòi hỏi phải nắm rõ được nguyên tắc sử dụng thuốc, đặc biệt là khi kết hợp hai loại thuốc này với nhau. Cụ thể như:

  • Thuốc Tây đa số sẽ tập trung vào điều trị giảm bớt triệu chứng của bệnh với tính chất tiêu diệt và đối kháng.
  • Còn với thuốc Bắc thì sẽ tập trung vào điều trị nguyên nhân chính của bệnh, giúp nâng cao sức đề kháng để cho cơ thể đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Thời điểm sử dụng thuốc Bắc và thuốc Tây cách xa nhau

Việc sử dụng thuốc Bắc với thuốc Tây vào thời điểm nào sẽ được các bác sĩ hướng dẫn rõ với bệnh nhân tùy theo tình trạng bệnh và loại thuốc cần dùng. Thường thì hai thuốc này cần dùng cách xa nhau khoảng 2-3 tiếng.

4. Một số kết hợp thuốc Bắc với thuốc Tây y giúp gia tăng hiệu quả 

Một số ví dụ về việc kết hợp sử dụng thuốc Bắc với thuốc Tây y giúp gia tăng hiệu quả điều trị bệnh đó là:;

  • Kim ngân, hoàng cầm kết hợp với kháng sinh penicillin thì sẽ tăng tác dụng của penicillin trong việc ức chế tụ cầu vàng kháng thuốc.
  • Nhân trần phối hợp sử dụng với Griseofulvin sẽ giúp tăng lượng dịch mật tiết ra được nhiều hơn. Nhờ vậy mà tốc độ giã của Griseofulvin sẽ tăng lên và đồng thời tăng tác dụng của thuốc này.
  • Các loại thuốc điều trị ung thư hay được kết hợp sử dụng với tiểu sài hồ hoặc các bài thuốc thập toàn đại bổ, bổ trung ích khí. Đó là bởi vì sự kết hợp này không chỉ giúp bảo vệ tế bào gan mà còn tăng khả tiêu diệt, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư cũng như cải thiện chức năng tạo máu.
  • Phối hợp dùng các thuốc Corticoid với cam thảo sẽ giúp giảm tác dụng phụ khi sử dụng corticoid dài ngày đó là thượng thận suy yếu. Nhờ đó hiệu quả điều trị được duy trì mà giảm bớt được ảnh hưởng đến thận.
  • Các thuốc được sử dụng trong chống ung thư như mercaptopurine, ifosfamide khi kết hợp dùng với hải phiêu tiêu, bạch cập sẽ ngăn ngừa được tác dụng phụ làm suy giảm bạch cầu của thuốc chống ung thư. Không những thế, sự kết hợp này còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và cầm máu tiêu sưng.
  • Khổ sâm và Mexiletine kết hợp sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị nhịp nhanh tái phát và rung thất.
  • Hòe hoa và clofibrate khi phối hợp sử dụng sẽ làm tăng tác dụng giảm mỡ máu và chống xơ vữa mạch vành.

5. Các loại thuốc Tây y và Đông y không nên kết hợp với nhau

Có một số loại thuốc Tây và thuốc Bắc không nên kết hợp dùng với nhau, kể cả ngay khi dùng cách xa nhau. Đó là vì chúng dễ gây tương tác đối kháng, giảm tác dụng của nhau:

  • Các thuốc kháng sinh tiêu diệt hay ức chế vi khuẩn, enzyme thì cần tránh dùng với các loại thuốc đông y có chứa các vi sinh hoặc nhiều men như đậu xị, thần khúc, sơn tra… vì sẽ làm giảm tác dụng các loại thuốc này.
  • Các thuốc Tây có nguồn gốc Alkaloid như theophylline, stricnin, atropine, caffeine không sử dụng với các vị thuốc ô đầu, hoàng liên, mã tiền… vì có thể khiến độc tính của thuốc tăng lên, người bệnh sử dụng có thể dễ bị ngộ độc.
  • Các vị thuốc như mẫu lệ, thạch cao, hoạt thạch và nhiều vị thuốc khác chứa nhiều canxi, magie không nên sử dụng cùng với các kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin. Bởi vì sẽ làm giảm hiệu lực của nhóm thuốc kháng sinh này. Không những thế, quá tình hấp thu và tiêu hóa thức ăn cũng bị ảnh hưởng.
  • Các thuốc Tây có tính kiềm như aminophylline, bicarbonat không dùng chung với các vị thuốc có vị chua như ô mai, sơn tra, ngũ vị tử, trinh nữ… Bởi vì khi sử dụng chung sẽ gây ra phản ứng trung hòa kiềm toan, làm giảm đồng thời hiệu quả của cả hai loại thuốc này.
  • Các thuốc Tây an thần, gây tê, gây mê không kết hợp dùng chung với đào nhân, hạnh nhân vì có thể gây ra rối loạn chức năng gan, ức chế trung khu hô hấp.
  • Các thuốc cường tim nhóm digitalis không dùng chung với các vị thuốc như trúc đào, vạn niên thanh vì có thể làm cho nhịp tim bị rối loạn.
  • Không kết hợp các thuốc thuộc nhóm sulfanilamide với các vị thuốc Đông y có chứa acid hữu cơ như ngũ vị tử, ô mai, xuyên khung vì có thể dẫn tạo sỏi đường tiết niệu.

Trên đây là những thông tin về chủ đề “thuốc Bắc có uống chung với thuốc Tây được không”. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cuối cùng, điều cần nhấn mạnh đó là việc phối kết hợp hai thuốc này cần phải theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây hại đến sức khỏe của bạn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Video liên quan

Chủ Đề