Trò chơi làm theo hiệu lệnh lớp 3

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Làm động tác theo hiệu lệnh • Mục đích: Luyện cho các em có óc suy xét và phán đoán. • Chuẩn bị: Trên sân trường, hoặc một bãi sân rộng. Các em tham gia chơi đứng thành một vòng tròn [nếu số lượng đông có thể xếp thành nhiều vòng tròn]. Mỗi vòng, cho một em đứng ở giữa. Thêm một cái còi. • Cách chơi: 1] Người điều khiển vừa thổi còi, vừa làm mẫu các động tác thể dục tay không như: giơ tay lên cao, sang ngang...Các em làm theo hiệu lệnh của người điều khiển. Nhưng nếu người điều khiển vẫn làm động tác mà không thổi còi [không có hiệu lệnh] các em không được làm theo. Em nào làm theo là mắc lỗi - phải chạy lò cò xung quanh khu vực chơi một vòng 2] Để trò chơi được hấp dẫn hơn. Người điều khiển có thể quy định những hiệu lệnh như sau: - Một tiếng còi, đưa 2 tay lên cao - Hai tiếng còi, đưa 2 tay sang ngang.
  2. - Ba tiếng còi, ngồi xuống... Nhưng khi thực hiện, người điều khiển có thể làm ngược lại những quy định trên, em nào làm sai quy định [nghĩa là làm theo người điều khiển] là phạm lỗi và bị xử phạt theo quy định của cuộc chơi như lò có môt vòng quanh khu vực chơi. Trò chơi cứ thế tiếp tục với các xáo trộn giữa hiệu lệnh và động tác để tạo cho các em chơi phải tập trung tư tưởng và chú ý hơn. • Yêu cầu: - các em phải tự giác khi mắc lỗi - Người điều khiển phải linh hoạt, để tạo những yếu tố bất ngờ...khiến cho các em tham gia phải tập trung tư tưởng nhiều hơn. Đoán người • Mục đích: Luyện cho các em có óc suy xét và phán đoán. • Chuẩn bị: Trên sân trường, hoặc một bãi sân rộng. Các em tham gia chơi đứng thành một vòng tròn [nếu số lượng đông có thể xếp thành
  3. nhiều vòng tròn]. Mỗi vòng, cho một em đứng ở giữa, lấy khăn tay bịt mắt em đó lại. • Cách chơi: Người điều khiển chỉ một em nào đó đứng trên vòng tròn, em này yên lặng rón rén đến bắt tay em bị bịt mắt, sau đó trở về vị trí của mình. Em bị bịt mắt cố đoán xem người vừa đến bắt tay mình là bạn nào, nếu đoán đúng thì được cởi khăn và em vừa bị gọi đúng tên phải vào thay em bị bịt mắt. Trò chơi lại tiếp tục từ đầu đến khi nào đoán đúng thì thôi. • Chú ý: Nếu quá lâu, em bị bịt mắt không đoán ra được người vừa bắt tay mình thì nên thay đổi trò chơi cho dễ hơn, bằng cách cho nói thầm vào tai em bị bịt mắt, để em đó nghe giọng mà đoán tên, hoặc cho em đó nhận dạng người đứng trước mặt mình bằng cách sờ tay vào mặt và vào người để đoán tên v.v... • Yêu cầu: - Các em phải yên lặng, để cho em bị bịt mắt dễ nhận xét và phán đoán.
  4. - Góp thêm phần hào hứng trong khi chơi, các em có thể đồng thanh hô to "ê, ê, ê..." khi em bị bịt mắt đoán sai. Phạm Tiến Bình - NXB Thể dục thể thao

Page 2

YOMEDIA

• Mục đích: Luyện cho các em có óc suy xét và phán đoán. • Chuẩn bị: Trên sân trường, hoặc một bãi sân rộng. Các em tham gia chơi đứng thành một vòng tròn [nếu số lượng đông có thể xếp thành nhiều vòng tròn]. Mỗi vòng, cho một em đứng ở giữa. Thêm một cái còi. • Cách chơi: 1] Người điều khiển vừa thổi còi, vừa làm mẫu các động tác thể dục tay không như: giơ tay lên cao, sang ngang...Các em làm theo hiệu lệnh của người điều khiển. Nhưng nếu người điều khiển...

14-07-2011 259 9

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

1. Trò chơi biểu tượng:
- Cách chơi: Trò chơi được tiến hành trong phòng hoặc ngoài trời, với số lượng không hạn định. Tất cả các em đứng thành vòng tròn vừa ca, vừa nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “te”, các em đứng tư thế nào thì đứng ở tư thế đó. Sau đó nghe tiếng còi “tích” các em lại nhảy múa tiếp tục.

2. Trò chơi nghe còi:
- Cách chơi: Các em tham gia chơi [số lượng tùy ý] đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa vòng, các em và quản trò thống nhất nhau những qui định theo hiệu còi, thí dụ: + Một tiếng tích: đứng lên. + Hai tiếng tích: ngồi xuống. + Ba tiếng tích:quì xuống [hoặc nhảy lên]. Hoặc: + Một tiếng tích: đứng lên. + Một tiếng te: ngồi xuống. + Một tiếng tích, một tiếng te: quì xuống [hoặc nhảy lên]. Có thể trong lúc hướng dẫn chơi, quản trò vừa thổi hiệu còi, vừa làm động tác đứng, ngồi, quì hoặc nhảy lên, nhưng không làm đúng động tác như qui định để tập cho các em phải chủ động hơn.

- Luật chơi: Các em phải nhìn vào quản trò và làm đúng theo hiệu lệnh còi, không làm theo động tác sai của quản trò.

3. Trò chơi quân ta xông pha: - Cách chơi: trước tiên các em tập bài hát sau: “Nào đoàn ta tiến hăng hái theo bước anh hùng. Liều mình xông pha, băng mình vào chốn đạn tên”. Mọi người lần lượt hô và làm theo quản trò: “Quân ta, xông pha!”, mỗi lần hô đều giơ tay lên. + Lập lần thứ hai: giơ một tay. + Lập lần thứ ba: giơ hai tay. + Lập lần thứ tư: giơ haitay một chân. + Lập lần thứ năm: gâm hai tay hai chân. Cứ mỗi lần tất cả hô: “Quân ta, xông pha” lại làm động tác nhảy ngựa [giơ hai tay và đá chân cao lên ngang với bụng, tùy quản trò qui định.]

- Luật chơi: Em nào làm sai động tác sẽ bị phạt.

Video liên quan

Chủ Đề