Xác định hình tượng nhân vật trung tâm trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam

Trong những ngày tháng tư lịch sử này, nhiều người lại nhớ đến bài thơ Dáng đứng Việt Nam của nhà thơ Lê Anh Xuân. Bài thơ là khúc tưởng niệm về một thời kỳ oai hùng, về những con người oai hùng mà tên các anh đã hòa vào tên đất nước.

“Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường/Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ” - Lê Anh Xuân [Ảnh tư liệu]

Trước hết phải khẳng định rằng, trong những bài thơ đi cùng năm tháng, Dáng đứng Việt Nam của nhà thơ Lê Anh Xuân được xem như một bản anh hùng ca về đề tài chiến tranh cách mạng. Ở đó, hình ảnh người lính hiện lên với vẻ đẹp đầy tính biểu tượng.

Bạn đang xem: Bài thơ dáng đứng việt nam

Vượt lên trên cả những đau thương mất mát, bài thơ tôn vinh cái đẹp của sự hy sinh cao cả cho lý tưởng cách mạng. Viết về sự hy sinh nhưng hình ảnh chiến sĩ giải phóng quân hy sinh trên sân bay Tân Sơn Nhất đã trở thành một bức tượng đài đầy tính biểu cảm:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Ở đầu bài thơ, hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân đã hiện lên rất dũng cảm. Trong lúc đối mặt với kẻ thù, người chiến sĩ ấy đã trúng đạn. Ở phút giây anh ngã xuống ấy, anh vẫn không chịu đầu hàng, không chịu khuất phục, anh đã dùng ngay xác trực thăng để làm điểm tựa chiến đấu tiếp.

Người dân ùa ra đường chung niềm vui đại thắng cùng các chiến sỹ giải phóng quân [Ảnh tư liệu]

Chính cái tư thế không chịu lùi bước trước kẻ thù của anh đã làm quân giặc hoảng sợ nhận ra rằng sức mạnh của vũ khí tối tân hiện đại cũng không thể nào thắng nổi ý chí quật cường của những người lính giải phóng. Sự quả cảm ấy đã làm cho kẻ thù khiếp sợ mà đầu hàng. Ta có thể thấy được hành trang của người lính giải phóng như một sự đối nghịch với máy bay tối tân của giặc Mỹ đã nằm lại dưới chân anh:

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

...

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Khổ thơ này có thể coi là cao trào khắc họa hình ảnh những hy sinh thầm lặng của người chiến sĩ. Những người lính không để lại một tấm hình hay một dòng địa chỉ nhưng đã để lại bao thổn thức nhớ thương trong lòng Nhân dân Việt Nam.

Xem thêm: Tiểu Sử Của Võ Sư Đoàn Bảo Châu Là Ai ? Tiểu Sử Của Võ Sư Đoàn Bảo Châu

Điệp từ “không” thêm một lần nữa nhấn mạnh những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ. Họ chiến đấu vì lý tưởng, độc lập, vì muốn có một cuộc sống hòa bình. Đó là một sự hy sinh cao cả. Bởi thế, dáng đứng của các anh trên đường băng Tân Sơn Nhất ấy đã nâng Tổ quốc lên tầm cao mới.

Anh là chiến sỹ giải phóng quân.

Tên Anh đã thành tên đất nước

Ôi anh Giải phóng quân!

Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

Dáng đứng Việt Nam là thi phẩm cuối cùng của nhà thơ - chiến sĩ Lê Anh Xuân, được viết tháng 3/1968 trong những ngày khói lửa của cuộc Tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân. Bài thơ đã khắc họa thành công chân dung của người giải phóng quân một cách rõ nét nhất bởi chính anh cũng là một người lính trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân, trong đội hình của mũi tấn công vào Sân bay Tân Sơn Nhất. Được lệnh, các chiến sỹ băng qua hàng rào thép gai đánh chiếm lô cốt địch, tràn vào sân bay phá hủy máy bay.

Sân bay Tân Sơn Nhất hôm nay [Ảnh internet]

Giáo sư John Dumbrell - tác giả cuốn Rethinking the Vietnam War [Nghĩ lại về Chiến tranh Việt Nam] xuất bản năm 2012 cho rằng: “Sự thất bại của Mỹ tại Việt Nam là trường hợp rõ ràng đầu tiên khi Mỹ để thua một cuộc chiến. Thất bại đó dẫn đến nhiều thập niên người Mỹ ngờ vực chính mình, và khủng hoảng bản sắc sâu đậm trong chính trị Mỹ. Làm thế nào giải thích thất bại của cường quốc số một thế giới trước quân đội cộng sản Việt Nam tương đối nhỏ? Sức mạnh và quyết tâm của lực lượng chống Mỹ, cả ở Bắc và Nam Việt Nam, là một phần câu trả lời…”

Và một phần câu trả lời nữa đó là lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong những vần thơ nồng đượm tình yêu đất nước, quê hương, ngập tràn lý tưởng cách mạng và vững vàng một niềm tin chiến thắng.

Trong rất nhiều bài thơ khắc họa hình tượng người chiến sỹ, có lẽ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân là một trong những bài thành công nhất.

Từ hình tượng trong văn học


Nhật ký Lê Anh Xuân Trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước kia, bài “Tây tiến” của nhà thơ Quang Dũng khắc họa người chiến sỹ của Thủ đô thật oai hùng “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc/Quân xanh màu lá dữ oai hùm/ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” thì bài “Nhớ” của Hồng Nguyên cũng oai hùng không kém “áo vải chân không đi lùng giặc đánh”. Tuy nhiên bạn đọc vẫn thấy có cái gì đó nghèn nghẹn khi những hình tượng ấy còn lam lũ quá. “Dáng đứng Việt Nam” đúng như tên gọi của bài thơ, tác giả đã chớp được, bắt được hình ảnh thật tuyệt vời của người chiến sỹ. Chỉ mấy câu đầu thôi mà hình ảnh người chiến sỹ ấy đã hiện lên thật oai hùng: “Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất/ Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng/ Và Anh chết trong khi đang đứng bắn/Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng... Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm/ Vẫn đứng đoàng hoàng nổ súng tiến công”. Dáng đứng ấy khi nhà thơ Anh Xuân bắt gặp và khắc họa ông cũng chưa biết cụ thể là người nào. Cuộc chiến đang khốc liệt và dữ dằn. Dáng đứng ấy của con người cụ thể nhưng là dáng đứng của các thế hệ những người chiến sỹ làm nên chiến thắng. Và nếu như Lê Anh Xuân còn sống chắc nhà thơ cũng có thể tìm ra. Lê Anh Xuân, nhà thơ chiến sỹ trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy năm 1968 ấy mang trong mình sứ mệnh: Nhà Thơ và Chiến sỹ. Ông tên thật là Ca Lê Hiến. Người sinh viên của quê hương Đồng khởi Bến Tre tập kết ra Bắc nay sẵn sàng rời bỏ bục giảng đường Đại học Tổng hợp Hà Nội theo tiếng gọi vào Nam chiến đấu. Thời sinh viên ông đã viết nhiều bài thơ được bạn đọc yêu quí. Năm 1965 tập thơ “Tiếng gà gáy” có bài thơ đầu tay “Nhớ mưa quê hương” thật hay mà những sinh viên ngày ấy chuyền tay nhau đọc. Lê Anh Xuân trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân đi trong đội hình của mũi tấn công vào Sân bay Tân Sơn Nhất. Được lệnh, các chiến sỹ băng qua hàng rào thép gai đánh chiếm lô cốt địch, tràn vào sân bay phá hủy máy bay. Tuy nhiên lực lượng địch rất đông. Nhiều chiến sỹ bị thương vẫn chống trả lại rất kiên cường. Họ gượng dậy tì súng vào máy bay giặc để chiến đấu, lấy máy bay giặc làm nơi che chở. Hình ảnh ấy nhà thơ chiến sỹ của chúng ta chứng kiến để rồi ông ghi lại bằng những con chữ thấm máu. Nếu như nhà văn Nga Alếchxây Tônxtôi khắc họa thành công “Tính cách Nga” thông qua người chiến sỹ có tên là Vaxili Shukshin thì Lê Anh Xuân cũng khắc họa dáng đứng Việt Nam thông qua những người chiến sỹ giải phóng quân cụ thể ở Đường bay Tân Sơn Nhất.


Đến hình tượng thật


Quân giải phóng chiếm lĩnh các cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu. Trải qua 45 năm sự kiện Tết Mậu thân, nhiều người Việt vẫn cho là tác giả khái quát xây dựng chứ không hẳn có một người cụ thể. Lớp lớp các giảng viên, các học viên khi học bài “Dáng đứng Việt Nam” cũng coi đây là hình tượng chung nhất của người chiến sỹ, hình tượng của trí tuệ và sức mạnh Việt Nam.

Tuy nhiên thông qua tư liệu lưu giữ và qua các nhân chứng cụ thể, vừa qua các cơ quan chức năng đã tìm ra người cán bộ đã anh dũng hy sinh trong cuộc tấn công ấy. Và Nhà nước vừa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho biểu tượng “Dáng đứng Việt Nam” vào những ngày cách mạng Tháng Tám này.

Anh tên là Nguyễn Văn Sáu, cán bộ chỉ huy mũi tấn công huyền thoại. Nguyễn Văn Sáu sinh năm 1937. Quê ở thôn Liên Hưng, xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, một huyện vùng núi của Thanh Hóa. Anh Sáu chỉ hơn Lê Anh Xuân 3 tuổi. Từ những năm 1959- 1964, Nguyễn Văn Sáu đã trực tiếp tham gia chiến đấu tại mặt trận Lào. Sau đó anh về nước và được điều về Sư đoàn 304. Lúc ấy sư đoàn đóng quan tại quân khu III và huấn huyện quân. Năm 1967 anh cùng đơn vị hành quân vào Nam chiến đấu. Địa bàn hoạt động của đơn vị tại Tây Ninh, Long An và Sài Gòn. Lúc ấy anh là Đại úy chính trị viên Tiểu đoàn 16, Phân khu 2, Long An. Chiến dịch Tết Mậu thân, đơn vị Nguyễn Văn Sáu có nhiệm vụ đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất từ hướng Tây Nam. Đơn vị của anh đã vượt qua hàng rào kẽm gai tiêu diệt lô cốt giặc. Trong khi chỉ huy đơn vị tiếp tục tấn công, Nguyễn Văn Sáu đã bị thương nhưng anh vẫn cùng đồng đội tì súng vào xác trực thăng, xác máy bay địch để tấn công. Do vết thương quá nặng anh đã anh dũng hy sinh.

Hình ảnh ấy, tư thế ấy được nhà thơ Lê Anh Xuân chớp lấy để chúng ta có bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” bất hủ. Hình dáng ấy, tư thế ấy là tiêu biểu của triệu triệu người Việt Nam. Nó được tiếp nối từ những buổi ban đầu vùng lên đập tan xiềng xích nô lệ. Là Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện...

Hình ảnh ấy là của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân và của triệu triệu các anh hùng chiến sỹ, và đồng bào cả nước. Nguyễn Văn Sáu chỉ là một nốt nhạc cho người chiến sỹ nghệ sỹ thăng hoa lên thành bản hùng ca của dân tộc. Và “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sân Nhất, Tổ quốc bay lên bát ngát Mùa xuân”.

"

Dáng đứng Việt Nam" [Lê Anh Xuân] Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đoàng hoàng nổ súng tiến công Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức tường đồng Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ: Anh là chiến sỹ giải phóng quân. Tên Anh đã thành tên đất nước Ôi anh Giải phóng quân! Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.


Nguyễn Đăng Tấn

Video liên quan

Chủ Đề