Các trò chơi cho bé 11 tháng tuổi

Ở tháng này, cử động tay của con trở nên uyển chuyển hơn, con có thể nhặt những đồ vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ ở tư thế gọng kìm. Trò chơi lăn bóng qua ống sẽ giúp con luyện tập kỹ năng mới, đồng thời học được bài học về nguyên nhân và kết quả.

Bạn đang xem: Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi

Phát triển kỹ năng/giác quan: Vận động tinh, nhận thức về quan hệ nhân quả

Chuẩn bị: Một số ống bìa cứng dài, những quả bóng nhỏ

Trò chơi với bóng giúp bé phát triển kỹ năng vận động tinh

Cách chơi:Mẹ ngồi cùng con trên sàn nhà và chỉ cho con cách giữ ống tạo một góc với sàn nhà. Lấy 1 quả bóng và cho con nhìn thấy mẹ đặt bóng vào đầu ống. Hướng dẫn con nhìn xuống đầu ống còn lại để thấy bóng lăn ra. Chắc chắc con sẽ rất thích thú và hào hứng quan sát quả bóng lăn.

Lưu ý là nên kê một đầu ống cao và đầu còn lại [nơi bóng lăn ra] ở thấp hơn. Khi con đã nhìn thấy thao tác của mẹ, mẹ hãy để cho con tự bỏ bóng vào trong ống và giúp con nghiêng ống nhiều hơn hoặc ít hơn để làm cho bóng lăn nhanh hoặc chậm hơn.

Khi con thả được bóng lăn xuống ống, mẹ có thể chơi trò thử xem quả bóng nào lăn xa nhất. Một ý tưởng thú vị khác là làm cho cái ống dốc hơn và chỉ cho con cách làm thế nào để quả bóng lăn nhanh hơn và xa hơn. Hoặc mẹ có thể giữ độ nghiêng của ống giống nhau và thử những loại bóng khác nhau để xem quả nào lăn xa nhất.

Cách chơi khác: Mẹ hãy cắt đôi ống theo chiều dọc để làm thành máng. Bằng cách này, con có thể quan sát được hành trình quả bóng lăn xuống. Mẹ cũng có thể tạo một đường đua ấn tượng hơn để thêm hứng thú cho con. Chỉ cần dán nhiều máng với nhau theo hình zíc zắc, cắt các góc và dán chúng lại với nhau. Con sẽ thích xem những quả bóng có nhiều màu sắc rực rỡ lăn trên đường đua.

Xem thêm: Tra Cứu Bảng Đông Từ Bất Quy Tắc Thong Dung, Bảng Động Từ Bất Quy Tắc Thông Dụng

Trò chơi 2: “Bé chen vào mọi người”

Đây là một trò đơn giản nhưng lại là một cách để rèn luyện sức khoẻ cho con. Đó cũng là một cơ hội tốt để con gắn kết với mọi người và khiến mẹ cười vui như con.

Phát triển kỹ năng/giác quan: Vận động thô

Chuẩn bị: Một người lớn để cùng tham gia trò chơi

Bé thích thú khi được chơi cùng ba mẹ

Cách chơi: Bố mẹ ngồi quay lưng vào nhau trên sàn nhà và thách thức để con chen vào giữa hai người. Nếu con đã biết đi, con có thể đứng để cố gắng chen vào giữa. Nhưng nếu trẻ chưa biết đi, con có thể “bò” tới gần. Ban đầu để giúp con hiểu cách chơi, mẹ hãy ngồi cùng với con và để bố chen vào giữa hai mẹ con.

Khi đến lượt con, con sẽ rất vui khi cố gắng chen vào giữa mẹ và bố. Bố mẹ đừng chống cự con quá nhiều, hãy sẵn sàng nghiêng về phía trước một chút để con chen vào cả hai. Khi con đang tìm cách để tạo khoảng cách giữa mẹ và bố, hãy khuyến khích con luồn lách để chui vào giữa. Sau đó ngả người về phía con và giả vờ nhẹ nhàng kẹp lấy bé.


---

Ở 3qbavuong.vn Acti, cha mẹ không tốn mấy đồng mua học liệu vì 304 hoạt động trong đó đều là những hoạt động đơn giản và dễ thực hiện, sử dụng các vật dụng có sẵn trong gia đình. Đồng thời giúp:

• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu[0-3 tuổi]:3qbavuong.vn Acti


Các khóa học khác của 3qbavuong.vn:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm [0-1 tuổi]: 3qbavuong.vn Easy One

Chơi trò chơi luôn là một cách hoàn hảo để gắn kết với con, đồng thời chơi cũng giúp bé học hỏi về thế giới. Sau đây là một vài ý tưởng trò chơi cho trẻ MamanBébé gợi ý để chơi cùng trẻ dưới 12 tháng tuổi.

1. Trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi

Từ khi ra đời đến lúc được 3 tháng tuổi là quãng thời gian vô cùng bận rộn của trẻ. Chúng đang học rất nhiều kĩ năng mới, như phát triển thính giác và thị giác, và còn cả nụ cười đầu tiên nữa. Tất cả những điều này có nghĩa là, chơi đùa là một cách tuyệt vời để giúp con đạt được những bước phát triển quan trọng.

1.1. Trò chơi giác quan

 

Trẻ sơ sinh rất thích được chạm, vì vậy hãy cù, xoa bóp và nghịch ngón chân khi chơi với trẻ nhé!

Trẻ nhỏ sẽ không hứng thú với trò chơi khi chúng còn rất nhỏ, nhưng những món đồ màu sắc được treo trên cũi sẽ giúp kích thích thị giác.

1.2. Trò chơi phản chiếu

Hãy giao tiếp bằng mắt với bé, cười và làm mặt xấu, lè lưỡi và bĩu môi. Nếu bé đang có tâm trạng tốt, chúng sẽ thấy điều đó rất vui và sẽ cố gắng bắt chước bạn.

1.3. Hát hò

 

Trò chơi phát nhạc sẽ kích thích sự phát triển của não bộ

Sẽ không bao giờ là quá sớm để bắt đầu nói chuyện với con bạn. Và hát là một cách thú vị để khiến con vui – bé chắc chắn sẽ thích giọng nói của bạn. Hãy thử hát ru hoặc chơi một giai điệu từ sách nhạc.

1.4. Trò chơi vận động

Vỗ hai tay của bé với nhau như bạn đang chơi nhạc. Và khi bé được 2 tháng tuổi, hãy để bé nằm sấp trong một hoặc hai phút để giúp lưng và cổ cứng cáp hơn.

Chỉ cần nhớ rằng, tìm thời gian phù hợp để chơi với bé rất quan trọng. Bé sẽ không muốn bị cù nếu đang đói hoặc khó chịu.

2. Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi

Đối với trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé sẽ khỏe hơn và có thể sẽ thể hiện kỹ năng mới là lật người. Trẻ cũng có thể bắt đầu ngồi được nếu được giữ chắc chắn. Điều này có nghĩa là chúng sẽ bắt đầu quan sát thế giới từ góc nhìn hoàn toàn mới.

2.1 Trò chơi giác quan

Vì giai đoạn này kỹ năng nắm và giữ đang phát triển, bé sẽ bắt đầu bị mê hoặc bởi bất cứ thứ gì xuất hiện xung quanh chúng.

Chúng sẽ muốn khám phá đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, phát ra tiếng hoặc những tấm gương – trẻ thường thích được thấy hình ảnh phản chiếu của chúng. Để đồ chơi ở ngoài tầm với của bé sẽ khuyến khích bé lăn và lật người.

Đồ chơi khi tắm cũng là gợi ý tuyệt vời cho bé

Thời gian tắm cũng là cơ hội tuyệt vời để chơi đùa. Thử thổi bóng rồi làm nổ chúng trong nước – bé sẽ bị cuốn hút, chỉ cần chắc chắn rằng chúng luôn luôn được đỡ chắc chắn trong bồn tắm, và không bao giờ để bé một mình mà không có sự giám sát.

Và để vui hơn nữa, sau khi trùm bé bằng khăn tắm thật dễ chịu hãy thổi vào bụng bé để cù bé. Chắc chắn trẻ nào cũng thích được làm như thế.

2.2 Tập bụng

Tiếp tục cho trẻ tập bụng để giúp bé phát triển cơ là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong giai đoạn phát triển tiếp theo – bò. Và hãy đung đưa món đồ chơi ngay trước mắt bé để khuyến khích chúng nhìn lên và làm cho cơ của bé cứng cáp hơn nữa.

3. Bé từ 7 đến 9 tháng tuổi

Bây giờ bé không chỉ có thể bắt đầu ăn dặm mà còn có thể ngồi, lăn, và kể cả bò thành thạo. Thử những trò chơi sau sẽ giúp bé đạt được tất cả những mốc phát triển quan trọng.

3.1. Xây nhà

 

Nâng cao kĩ năng vận động của bé – bao gồm những chuyển động nhỏ của ngón tay và bàn tay – bằng cách để bé dựng các đồ chơi với nhau.

Bạn cũng có thể đưa cho bé những mô hình nhà riêng lẻ để ghép thành một tòa nhà, ví dụ như sử dụng hộp ngũ cốc rỗng. Chỉ cần để ý rằng, một khi bé có thể cầm được những vật nhỏ, chúng có thể cho vào miệng, vì vậy đảm bảo không có những vật nhỏ nằm rải rác xung quanh.

3.2. Trò chơi vận động

Bé sẽ thích những điệu nhún nhảy theo bài hát, bài thơ hoặc vỗ tay theo nhịp. Ngoài niềm vui từ việc chơi những trò chơi này, nó còn giúp bé phát triển ngôn ngữ và mở rộng kiến thức.

3.3. Trò chơi vị giác

Khuyến khích bé thử những hương vị mới. Hãy để bé ngửi những loại thức ăn khác nhau – một mẩu gừng, một lát tỏi, nhiều loại rau thơm – và vỗ tay mỗi lần để cho trẻ biết là bạn rất vui.

Hãy đảm bảo rằng bé sẽ không bỏ bất cứ thứ gì vào miệng. Bằng việc ngửi những mùi vị mới, bé sẽ thoải mái thử đồ ăn mới vào bữa ăn.

3.4. Trò chơi di chuyển

Để đồ chơi ở ngoài tầm với của bé và cổ vũ bé di chuyển lên về phía đồ chơi đó – lăn, bò hoặc trườn. Một tấm thảm mỏng sẽ rất hoàn hảo cho bé khi chơi ở sàn nhà.

4. Trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi

 

Có lẽ rất khó tin nhưng bé nhà bạn đang gần với ngày sinh nhật tròn 1 tuổi rồi đấy! Trẻ bây giờ đã có thể bò, nói bập bẹ và kể cả có thể bước những bước đi đầu tiên. Dưới đây là một số trò chơi để hỗ trợ cho sự phát triển của bé:

4.1. Trò chơi ú òa

Hầu như bé nào cũng thích được chơi trò ú òa với bố mẹ. Đơn giản nhất là trốn sau ghế sofa và từ từ xuất hiện rồi làm một bộ mặt hài, hù bé để bé cười.

4.2. Trò chơi thể chất

Nếu bé bắt đầu biết đi, chúng sẽ thích món đồ chơi mà chúng có thể đẩy lên phía trước mà có thể giúp thăng bằng. Và nếu bé vẫn còn bò, thì làm bé cười bằng cách để bé ngồi lên ngựa nhún. Đảm bảo là bạn sẽ giữ bé cẩn thận để bé không bị ngã.

4.3. Trò chơi phân loại hình dáng

Hãy khuyến khích sự phát triển khả năng vận động tốt của bé bằng việc để bé phân loại những món đồ dựa trên kích thước và hình dạng. Bé sẽ thích trò chơi phân loại hình.

Video liên quan

Chủ Đề