Trẻ sơ sinh rụng rốn bao lâu thì lành

Rốn trẻ sơ sinh khi nào thì lành hẳn? Làm sao để nhanh lành? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm vì chăm sóc rốn em bé sau khi từ viện về là vô cùng quan trọng. Làm sao để rốn mau khô, tránh nhiễm trùng? Cùng Mebeaz theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé!

  • Xem thêm: Có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh không? Bảo quản, treo ở đâu?

Rốn trẻ sơ sinh khi nào thì lành hẳn?

Sau khi sinh, dây rốn của em bé sẽ được cắt đi, còn lại 1 phần dính vào rốn gọi là cuống rốn. Đây là vết thương hở, mấy ngày đầu có thể bị ướt, dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng, thậm chí có thể chảy máu. Vì vậy, nhiều bà mẹ sẽ không khỏi lo lắng: Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn?

Thực chất, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quá trình chăm sóc, vệ sinh rốn cho trẻ, cơ địa của từng bé…. Thông thường, khoảng 1 – 3 tuần, cuống rốn sẽ khô và tự rụng đi rồi lành hẳn. 

Nếu biết cách chăm sóc, vệ sinh rốn cẩn thận, đặc biệt là khi tắm, khi thay bỉm, giữ cho cuống rốn khô thoáng, không tác động, cọ xát nhiều thì rốn sẽ mau lành. Ngược lại, chăm sóc không cẩn thận, rốn sẽ dễ bị nhiễm trùng, lâu lành. 

Vậy phải làm sao để rốn trẻ sơ sinh nhanh lành? 

Để rốn trẻ sơ sinh nhanh lành, các mẹ cần chú ý:

1. Để rốn rụng tự nhiên

Thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh không giống nhau, thông thường là từ 7 – 10 ngày, 1 số bé có thể sớm hơn hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên tác động hoặc dùng tay giật cuống rốn ra, có thể để lại sẹo cho bé. Tốt nhất, mẹ nên để cuống rốn tự rụng theo đúng thời điểm. 

2. Vệ sinh cuống rốn trẻ sơ sinh sạch sẽ để mau lành

Để rốn trẻ sơ sinh mau lành, mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và giữ cho rốn khô thoáng. Cách đơn giản, an toàn nhất là dùng nước muối sinh lý để rửa. Mẹ dùng bông thấm nước muối rồi vệ sinh nhẹ nhàng vùng quanh rốn cho bé 3 – 4 lần mỗi ngày để rốn bé sạch sẽ, tránh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây bệnh. 

  • Xem thêm: Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để mau lành, nhanh khô

3. Tránh để tã, bỉm cọ vào rốn

Khi thay tã [bỉm] cho bé, mẹ nên nhẹ nhàng lau vùng da xung quanh rốn để lấy đi những cặn bám bẩn. Đồng thời, tránh để tã [bỉm] cọ xát với cuống rốn. Mẹ có thể mặc tã [bỉm] cho bé dưới cuống rốn, hoặc dùng tã xài một lần và cắt bỏ vị trí gần cuống rốn.

4. Giữ cho rốn khô thoáng để mau lành

Việc băng rốn trẻ sơ sinh chỉ nên thực hiện trong 2 – 3 ngày đầu khi từ viện về. Sau đó, mẹ có thể thay băng ra để rốn được khô thoáng. Mặt khác, khi tắm, vệ sinh thân thể cho bé có thể làm rốn bị ướt. Lúc này, mẹ chỉ cần lấy một miếng vải hoặc bông gạc thấm hết nước rồi để rốn khô thoáng, nhanh lành.

Rốn trẻ sơ sinh lâu lành: Khi nào mẹ cần đưa bé đi khám?

Nếu rốn trẻ sơ sinh lâu lành nhưng bé không có biểu hiện gì bất thường, đặc biệt khu vực quanh rốn thì mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn chúng tôi nói bên trên là được.

Ngược lại, sau 3 tuần, rốn trẻ sơ sinh vẫn chưa lành, đặc biệt xuất hiện những biểu hiện bất thường như: Rốn bị sưng, đỏ, ẩm ướt và có mùi khó chịu, thậm chí rỉ máu, kèm theo đó, bé bị sốt, quấy khóc, bỏ bú… thì rất có thể rốn đã bị nhiễm trùng, mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ sớm để điều trị kịp thời. 

Trê đây là những giải đáp cho câu hỏi rốn trẻ sơ sinh khi nào thì lành hẳn? Và cách chăm sóc để rốn nhanh lành. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho độc giả. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn đọc hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể!

Nguồn: Mebeaz.com

Rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng vẫn cần được chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng. Vì vết thương còn chưa lành hẳn nên rất dễ bị viêm, nhiễm trùng rốn. Nhằm đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần biết cách chăm sóc rốn sau khi rụng một cách khoa học và đúng đắn.

Chăm sóc rốn sau khi rụng rất quan trọng. Dây rốn được hình thành từ tuần thứ 7 của thai kỳ và nó có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, được xem như là cầu nối giữa mẹ và bé. Sau khi sinh, dây rốn sẽ không còn cần thiết vì bé đã có thể tự hít thở, tự ăn, tự làm sạch ruột và bàng quang.

Ngay sau khi chào đời, dây rốn sẽ được cắt đi gần với phần bụng, gốc còn lại dài khoảng từ 2-3cm. Khi đã được 7-21 ngày tuổi, gốc rốn này sẽ rụng đi một cách tự nhiên.

Tuy nhiên rốn lại là nơi rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, chăm sóc rốn sau khi rụng là việc làm hết sức quan trọng, các mẹ không thể lơ là bỏ qua.

Chăm sóc rốn sau khi rụng là việc làm hết sức quan trọng

Cách chăm sóc rốn sau khi rụng

Cũng giống như giai đoạn chưa rụng rốn, quá trình chăm sóc rốn sau khi rụng cần hết sức cẩn thận và khoa học. Theo đó, mẹ hãy thực hiện cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng theo quá trình sau:

1. Cách vệ sinh rốn sau khi rụng: Giữ gốc rốn luôn sạch

Ít nhất một lần trong ngày bạn cần vệ sinh gốc rốn một cách sạch sẽ bằng cách dùng vải sạch hoặc gạc bông y tế đã làm ướt với nước sạch. Nhẹ nhàng lau vùng gốc rốn để loại bỏ các chất bẩn. Lưu ý: Không sử dụng thêm bất kỳ một loại xà phòng hoặc cồn rửa nào khác vì có thể gây kích ứng da bé.

2. Khi trẻ rụng rốn nên làm gì? Giữ gốc rốn luôn khô

Mẹ nên nhớ rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng cần được “thở”, vì không khí sẽ giúp giữ cho rốn khô thoáng. Nhiều mẹ vì quá lo lắng sợ rốn bị cọ xát nên thường xuyên dùng băng băng lại, điều này hoàn toàn không đúng mẹ nhé!

3. Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng: Tắm cho trẻ sơ sinh

Sau khi rốn đã rụng, bạn có thể tắm cho bé một cách thoải mái, điều này có nghĩa mẹ không cần phải sợ nước vào rốn.

Việc này sẽ giúp làm sạch rốn một cách hiệu quả hơn. Nhưng chú ý không cho rốn tiếp xúc quá lâu với nước, khi tắm xong cần lau thật khô rốn của bé.

Đa phần các loại tã, từ tã dán cho đến tã quần sau khi mặc đều kéo đến phần eo của bé. Do đó, bạn cần gấp phần trước của tã xuống thấp hoặc nới lỏng phần eo để tránh tã cọ xát hoặc nước tiểu có thể làm ướt rốn.

5. Chọn trang phục phù hợp

Khi rốn vẫn chưa lành hẳn thì mẹ nên chọn cho bé những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh mặc quần áo chật, bó sát, đặc biệt là dạng bodysuit vì chúng sẽ khiến bé khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến rốn.

6. Để gốc rốn rơi tự nhiên

Gốc rốn sẽ rụng sau khi khô. Do đó không nên vì bất cứ lý do gì mà tự ý bứt gốc rốn của bé ra. Việc làm này sẽ vô tình gây tổn thương đến rốn như chảy máu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Trong quá trình chăm sóc rốn sau khi rụng, bạn cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường cảnh báo rốn của trẻ có thể đang gặp nguy hiểm.

  • Rốn có mùi hôi, chảy mủ: Nếu nhận thấy rốn của bé có mùi hôi và có mủ màu vàng chảy ra thì lúc này mẹ cần phải cảnh giác. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất khi rốn đã bị nhiễm trùng, vì vậy cần đưa bé đến bệnh viện sớm.
  • Rốn bị đỏ: Rốn và phần quanh rốn bị đỏ có thể là hiện tượng bình thường khi da bị khô rát. Tuy nhiên, nếu vết đỏ vẫn còn và tiếp tục lan rộng có nghĩa rốn đang gặp vấn đề gì đó.
  • Chảy máu: Sau khi rụng, rốn có thể bị chảy máu nhẹ và sẽ khỏi những trường hợp máu chảy nhiều, khó cầm máu thì mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Có một số trường hợp khi rốn bắt đầu lành và liền sẹo, ngay tại vị trí lỗ rốn nổi lên một khối tròn bên ngoài thành bụng, đây được gọi là thoát vị rốn. Khi trẻ sơ sinh khóc lớn, ho, rặn thì khối lồi này sẽ phình to ra.

Mẹ không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này bởi sau khi bé lớn hơn 1 tuổi, thành bụng sẽ khỏe hơn và đóng kín lỗ hổng thành bụng, khối lồi sẽ biến mất. Nhưng đôi khi nó cũng kéo dài đến 4 hoặc 5 tuổi và mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để đẩy khối lồi vào.

Giữ vệ sinh sạch sẽ giúp bé tránh tình trạng nhiễm trùng

Đa phần các trường hợp rốn bị lồi thường không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu một đoạn quai ruột bị kẹt trong khối rốn lồi này sẽ rất nguy hiểm. Lượng máu tới đoạn ruột bị kẹt sẽ ít đi khi không được đẩy ngược vào ổ bụng, gây nên tình trạng đau ở vùng rốn và tổn thương mô ruột.

Nặng hơn sẽ gây hoại tử và nhiễm trùng lan tỏa khắp ổ bụng. Vì vậy mẹ cần lưu ý khi thấy các dấu hiệu như: bụng to tròn, trương phình bất thường; da quanh khối rốn lồi bị sưng đỏ; bé bị sốt, quấy khóc, khó hoặc không đi ngoài được thì đưa bé đến bác sĩ chữa trị kịp thời.

Việc chăm sóc rốn sau khi rụng và cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng không quá phức tạp, mẹ chỉ cần thực hiện theo những bước trên. Đồng thời thường xuyên quan sát nhằm phát hiện những điều bất thường có thể xảy ra để sớm kịp thời xử trí.

Anh Anh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Bằng cấp: Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 12: Năm

Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, là người yêu thích học hỏi, luôn muốn nâng cao kiến thức y khoa. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp Y đa khoa chính quy 2012, bác sĩ tiếp tục học Định hướng chuyên khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ. Không dừng lại ở đó, bác sĩ tiếp tục tham dự các lớp học:

  • Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm sản phụ khoa [Y khoa Phạm Ngọc Thạch]
  • Phẫu thuật nội soi sản phụ khoa [Bệnh viện Từ Dũ]
  • Bệnh lý sàn chậu [Bệnh viện Từ Dũ]

Hiện nay, bác sĩ Huỳnh Kim Dung đã tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh [khóa 2017-2019]. Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung là tham vấn y khoa cho MarryBaby các bài viết về chuyên đề sản phụ khoa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề