Trẻ đi phân hoa cà hoa cải trong bao lâu

Bé nhà mình 1,5 tháng, bú mẹ là chủ yếu, một ngày ăn 2, 3 bữa sữa ngoài. Mấy hôm trước cứ xì xoẹt hoa cà hoa cải rất ổn, nhưng ba hôm nay bé đi phân sột sệt, bột màu vàng lẫn hoa cà hoa cải, ngày đi 3 lần, bé không còn xì xoẹt nữa mà khi ị cứ đùn ra như máy xay thịt ấy, lại có mùi chua nữa. Mình không biết bé có sao không. Các mẹ cho mình hỏi thường thì mấy tháng bé mới hết hoa cà hoa cải, bé nhà mình như vậy có sao không? Mình lo quá, hôm nay bế bé cảm thấy nhẹ nhẹ tay thế nào ấy. Mẹ nào có kinh nghiệm chỉ giùm mình với nhé!

Dược Sĩ Trần Thị Quỳnh Chi Tháng Mười 2, 2019 Cẩm nang sức khỏe

Dấu hiệu trẻ bị đi tướt có lẽ sẽ xuất hiện rất nhiều lần trong khi nuôi nấng một đứa trẻ. Vấn đề này có thực sự nguy hiểm không? Khắc phục tình trạng này như thế nào? Mẹ hãy đọc bài viết sau đây để có lời giải đáp.

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Nguyên nhân trẻ đi tướt

Hiện tượng đi tướt khác với tiêu chảy, bé bị tiêu chảy khi phân lỏng như nước kèm sốt, quấy khóc…Trẻ đi tướt khi đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân dạng sền sệt, hoa cà hoa cải, trẻ vẫn ăn ngủ chơi bình thường nhất là với những bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Vì thế, đa phần mẹ không cần quá lo lắng, trẻ sẽ đi ngoài bình thường sau 4-5 ngày hoặc 1 tuần.

Một số nguyên nhân làm xuất hiện biểu hiện này gồm:

+ Trẻ đi tướt khi mọc răng: Có lẽ đây là kinh nghiệm có rất nhiều các bà các mẹ khi nuôi con nhỏ. Năng lượng của bé dành cho việc mọc răng rất lớn. Đồng thời lợi nứt ra để những chiếc răng nhú lên là cơ hội để vi khuẩn, vi rút tấn công. Sức đề kháng của bé còn chưa hoàn thiện nên vi khuẩn, vi rút có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ đi ngoài phân lỏng khác thường. + Trẻ đi tướt lẫy, tướt bò: Mỗi một giai đoạn phát triển của trẻ khi 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò đều làm cho cơ thể trẻ có đôi lần xáo trộn điển hình là trẻ bị đi tướt trong giai đoạn học lẫy, học bò.

+ Trẻ bị dị ứng sữa công thức: Khi mẹ thay đổi sữa mới cho con hoặc chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ phản ứng lại bằng việc đi tướt.

Nếu trẻ đi tướt nhiều hơn 1 tuần, kèm với bú kém, quấy khóc, phân có sủi bọt, nhầy, máu thì có thể trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đường ruột. Lúc này mẹ cần cho trẻ đi kiểm tra và nhận sự tư vấn của bác sĩ để điều trị cho trẻ.

Tham khảo: Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

Trẻ bị đi tướt mẹ phải làm sao?

Khi trẻ vẫn ăn ngủ, chơi ngoan mẹ chỉ cần bổ sung thêm men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa kết hợp với chế độ ăn khoa học, giữ vệ sinh cho bé.

Tiệt trùng kĩ bình sữa khi trẻ bị đi tướt

Cụ thể khi trẻ bị đi tướt mẹ cần:

+ Bổ sung men vi sinh chứa 2 chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LE06 và L. reuteri LRE02 được chứng minh mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị và hạn chế tốt nhất cho các trường hợp rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. + Trẻ nên hạn chế ăn đồ tanh, cay, đồ ăn có tính hàn và mẹ cũng không nên ăn nếu đang cho con bú. + Tiệt trùng bình sữa, rửa tay trước khi pha sữa cho con

+ Giữ vệ sinh nhà ở, tắm rửa sạch sẽ cho bé nhất là sau khi bé bị đi tướt.

Tham khảo: Simbiosistem Gocce – Men vi sinh đặc hiệu cho các rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em

Trẻ đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi?

Trẻ đi tướt là điều hoàn toàn bình thường, và đặc biệt khi trẻ đang có những dấu hiệu mọc răng thì có thể tình trạng này hoàn toàn có thể xảy ra liên tục. Thông thường, trẻ bị đi tướt trong quá trình mọc răng sẽ tự khỏi từ 1 đến 2 ngày trước hoặc sau khi chiếc răng của bé nhú lên.

Mặc dù các bé đi ngoài phân lỏng khi mọc răng khỏi rất nhanh tuy nhiên mẹ cũng nên đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu bất thường ở bé. Khi thời gian đi tướt kéo dài 1 tuần thì mẹ không nên chủ quan mà nên đưa bé đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Tình trạng đi tướt sẽ khỏi trước hoặc sau khi chiếc răng bé mọc lên

Trẻ sơ sinh đi tướt mẹ nên cho ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đi tướt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi của bé. Cung cấp đầy đủ chất sẽ khiến cho cơ thể trẻ cảm thấy bớt mệt mỏi, khó chịu khi mất nước vì đi tướt mà còn thúc đẩy quá trình khỏi bệnh của bé nhanh hơn.

Thực phẩm trẻ nên ăn

Nếu bé còn bú mẹ thì mẹ nên cho bé bú thường xuyên và chia nhỏ các đợt bú để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi trẻ bị đi tướt. Ngoài ra, việc bú sữa mẹ cũng cung cấp thêm nước cho cơ thể bé giúp bé cảm thấy bớt mệt mỏi, khó chịu hơn.

Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn trong những ngày bé có phân hoa cà hoa cải

Đối với những trường hợp bé đã ăn dặm, mẹ có thể bổ sung nước cùng chất điện giải để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Các thực phẩm cần bổ sung lúc này thì mẹ nên lựa chọn những loại giúp phân xơ cứng lại dễ dàng hơn. Cụ thể như: chuối, bánh mì, khoai tây, cà rốt, …. và các thực phẩm chứa nhiều protein, canxi như: thịt bò, thịt lợn…

Mẹ nên chú ý làm những thực phẩm này dưới dạng cháo, súp hoặc xay nhuyễn để bé dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa hơn.

Đặc biệt, nên bổ sung các loại rau xanh cho bé như: bông cải xanh, súp lơ, cải chíp .. để giúp bé có đầy đủ dưỡng chất ngay cả khi gặp tình trạng đi tướt kéo dài.

Bé nên kiêng ăn gì khi đi tướt

Bên cạnh những thực phẩm giúp trẻ bị đi tướt mau khỏi thì bố mẹ không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm sau đây bởi có thể sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn:

– Các sản phẩm bơ sữa ngoại trừ sữa mẹ và sữa chua.

– Những thực phẩm giàu chất xơ.

– Hải sản như: tôm, ốc

– Bánh kẹo, đồ uống có gas, các loại thức ăn chế biến sẵn hoặc có quá nhiều dầu mỡ …

Tuyệt đối không cho bé ăn đồ ngọt, các chất có nhiều đường

Hy vọng bài viết về trẻ đi tướt trên đây đã giúp mẹ giải tỏa nỗi lo lắng khi thấy trẻ bị đi tướt và cách đối phó dễ dàng với tình trạng này.

Tham khảo bài viết:

– Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

– Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi? Yếu tố ảnh hưởng

– Bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi? Làm gì để bé phục hồi nhanh

– Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy có đáng lo ngại hay không?

– Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy? Cần khắc phục như thế nào

Trẻ sơ sinh đi ngoài 1 ngày bao nhiêu lần là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Bởi theo dõi quá trình đi ngoài của trẻ có thể giúp mẹ đánh giá sức khỏe của bé yêu. Từ đó có những điều chỉnh cần thiết về mặt dinh dưỡng hoặc can thiệp khác. Vậy thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường? Chăm sóc trẻ ra sao để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị đi ngoài.

Trẻ sơ sinh trong 6 – 12 giờ sau sinh, trẻ thường đi phân su màu xanh đậm, không mùi và duy trì khoảng 2 – 3 ngày. Sau đó, số lần đi ngoài của bé sẽ tùy thuộc vào nguồn sữa bé bú mỗi ngày. Vậy trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức thì đi ngoài như thế nào?

Thông thường, trẻ bú sữa mẹ đi ngoài 5 – 6 lần mỗi ngày, trẻ đi phân hoa cà hoa cải. Có một số trẻ kém hấp thu thì 2 – 3 ngày mới đi ngoài một lần, phân màu vàng, hơi sệt và đôi khi có lẫn chút nước. Hiện tượng này hết sức bình thường nên bố mẹ không cần lo lắng.

So với sữa mẹ, sữa công thức cũng đáp ứng hầu hết nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa còn non nên trẻ khó có thể hấp thụ hết dưỡng chất từ sữa công thức. Do đó, những trẻ bú sữa công thức chỉ đi ngoài 1 – 3 lần mỗi ngày, ít hơn so với trẻ bú sữa mẹ.

Phân của trẻ bú sữa công thức cũng khác so với trẻ bú sữa mẹ. Tùy thuộc vào loại sữa bé uống mà phân có thể có màu vàng, xanh hay nâu nhạt, hơi nhão và mùi khó chịu. Trẻ cũng có nguy cơ mắc táo bón nhiều hơn. Vì thế, bố mẹ nên theo dõi phân của trẻ để có cách xử lý kịp thời.

Trẻ sơ sinh đi ngoài 1 ngày bao nhiêu lần còn tùy thuộc vào nguồn sữa mà bé bú

Sau khi biết trẻ sơ sinh đi ngoài 1 ngày bao nhiêu lần là bình thường, bố mẹ nên chú ý trong trường hợp trẻ đi ngoài bất thường. Một số trường hợp phổ biến như sau.

Bệnh đi ngoài ở trẻ sơ sinh hay còn được biết đến là tình trạng tiêu chảy. Đây là cơ chế tự nhiên giúp trẻ loại bỏ virus và thường kéo dài khoảng 2 ngày. Nguyên nhân có thể do trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc một số vấn đề khác của hệ tiêu hóa như dị ứng, ngộ độc, thay đổi chế độ ăn của bé hoặc do bệnh ruột kích thích.

Khi bị tiêu chảy, trẻ thường đi ngoài nhiều hơn so với số lần bình thường. Nếu trẻ chỉ đi ngoài trong 2 ngày thì có thể tự khỏi sau đó. Lúc này, mẹ có thể cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường hoặc uống Oresol. Tuy nhiên, nếu tình trạng đi ngoài của trẻ kéo dài suốt vài tuần thì có thể đã mắc những vấn đề nghiêm trọng. Nếu trẻ sốt cao, đi ngoài có lẫn máu và tình trạng không khá hơn thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ thường do vi khuẩn, virus gây ra

Đa số trường hợp đi ngoài sủi bọt ở trẻ sơ sinh là do chứng rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân có thể do bố mẹ chưa cẩn thận khi chăm sóc trẻ hoặc chưa biết chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Ngoài ra, việc vệ sinh bình sữa, núm vú không sạch cũng khiến virus, ký sinh trùng xâm nhập vào đường ruột khiến trẻ bị nhiễm khuẩn dẫn đến rối loạn tiêu hóa. 

Đây là tình trạng rất nhiều trẻ sơ sinh mắc phải. Ngoài vấn đề trẻ sơ sinh đi ngoài 1 ngày bao nhiêu lần, bố mẹ nên chú ý đến phân của trẻ. Đồng thời nên chăm sóc trẻ đúng cách và vệ sinh những dụng cụ ăn uống của trẻ sạch sẽ.

Những bố mẹ đang nuôi con nhỏ hầu hết đều gặp phải tình huống sốt đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp thường xảy ra từ 2 – 3 ngày nhưng cũng có thể từ 1 – 2 tuần. Trẻ thường sốt nhẹ hoặc sốt cao, đi ngoài nhiều hơn, phân lỏng đồng thời trẻ thường đau bụng, nôn, bỏ bú,…

Nguyên nhân chính của tiêu chảy cấp là do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do trẻ còn yếu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ sinh ra các độc tố khiến trẻ đi ngoài kèm sốt. Tình trạng này cũng có thể do bố mẹ chăm bé chưa hợp vệ sinh, trẻ mút tay, ngậm đồ vật,…

Trong trường hợp này, mẹ cứ tiếp tục cho bé bú sữa mẹ. Bởi trong sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể bảo vệ bé trước sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên, mẹ nên vệ sinh đầu ti thật sạch trước khi cho bé bú để hạn chế bệnh trở nên nặng hơn.

Sốt đi ngoài ở trẻ là dấu hiệu của tiêu chảy cấp

Cũng như những tình trạng trên, trẻ đi ngoài một tuần chưa khỏi là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy. Ở những trẻ đã trên 1 tháng tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ dùng Oresol để bù nước và điện giải. Với những trẻ trên 6 tháng, bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước cơm, súp hay nước dừa.

Nếu trẻ sốt cao không giảm, đi ngoài ra máu, mất nước, nôn mửa hoặc co giật, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời, tránh để xuất hiện những biến chứng nguy hiểm hơn.

Với trẻ 6 tháng tuổi, tần số đi ngoài ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Có trẻ chỉ 1 lần mỗi ngày nhưng cũng có trẻ 5-7 lần mỗi ngày. Nếu trẻ vẫn ăn, ngủ, bú bình thường, cân nặng vẫn tăng ổn định thì bố mẹ không cần lo lắng và không cần can thiệp.

Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài phân lỏng, xì xoẹt, phân màu vàng hoặc nâu kèm nước nhiều thì có thể trẻ đã bị tiêu chảy. Lúc này hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Dù trẻ sơ sinh đi ngoài 1 ngày bao nhiêu lần nhưng vẫn ăn ngủ bình thường thì bố mẹ không cần lo lắng

Sau khi đã biết trẻ sơ sinh đi ngoài 1 ngày bao nhiêu lần là bình thường và bất thường, bố mẹ nên tìm hiểu một số biện pháp chăm con đúng cách để trẻ phát triển khỏe mạnh. Để việc đi ngoài của trẻ diễn ra đều đặn, phân tốt, bố mẹ có thể tham khảo những cách chăm sóc dưới đây.

Nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ chủ yếu lấy từ nguồn thức ăn mà mẹ hấp thụ. Do đó, mẹ nên chú ý những vấn đề sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Trong thực đơn hàng ngày, mẹ nên tăng cường rau xanh hoặc những thực phẩm giàu chất xơ. Đồng thời bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin C để cả mẹ và bé khỏe mạnh hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Dùng thêm trà hoa cúc mỗi ngày và sữa chua giàu probiotic.
  • Tránh xa đồ chiên rán, dầu mỡ, đồ có gas, thức ăn nhanh, thức ăn cay nóng,…
  • Nếu trẻ đi ngoài có màu phân nhạt thì mẹ nên cho bé bú đúng nhu cầu sữa. Khi cho bé bú, mẹ nên bớt lượng sữa trước và tăng cường lượng sữa sau. Vì đây là lượng sữa chứa nhiều dưỡng chất nhất.
  • Cho trẻ bú đều 2 bên ngực.

Mẹ nên tăng cường rau xanh và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày

  • Chia nhỏ lượng sữa bé uống thành nhiều cữ để bé dễ hấp thu nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
  • Không nên cho trẻ uống quá nhiều một lần.
  • Khử trùng bình sữa trước khi pha để loại trừ vi khuẩn có hại cho đường ruột của bé.
  • Nếu bé phản ứng kém hoặc kém hấp thu, không tăng cân nhiều khi dùng sữa hay gặp những vấn đề khác về tiêu hóa, mẹ nên thay đổi sữa cho bé. Nếu có thể, mẹ có thể tìm chuyên gia để có hướng thay đổi phù hợp.
  • Pha đúng tỷ lệ, không pha quá đặc hoặc quá loãng.

Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần, bố mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị. Tránh để bé bị mất nước, gây nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ có thể khắc phục cho trẻ bằng một số biện pháp dân gian như sau:

  • Lấy một nhúm gạo cùng cà rốt xắt nhỏ rang lên rồi nấu lấy nước. Sau đó mẹ thêm chút muối rồi cho bé uống để cầm tiêu chảy.
  • Gạo lứt rang: Mẹ lựa hạt gạo xấu ra rồi rang vàng, không vo. Khi gạo lứt đã thơm thì tắt lửa rồi bảo quản trong lọ để bé dùng dần. Nấu nước gạo lứt cho trẻ dùng có tác dụng giảm đi ngoài.

Trải qua 18 năm hoạt động, Khoa Nhi Bệnh viện Hồng Ngọc đã trở thành địa chỉ thăm khám đáng tin cậy của các bậc phụ huynh tại Hà Nội.

Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi TW,… Đặc biệt, các y bác sĩ đều rất tận tình, chu đáo, thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, hợp tác trong quá trình thăm khám.

Bên cạnh đó, hệ thống máy móc hiện đại, không gian phòng khám sạch sẽ, khu vui chơi rộng rãi, quy trình thăm khám nhanh chóng là những điểm cộng của khoa Nhi Bệnh viện Hồng Ngọc.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/KhoaNhiBVHongNgoc

Thông tin liên hệ:

KHOA NHI – HỆ THỐNG Y TẾ HỒNG NGỌC

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Yên Ninh – 024 3927 5568 
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – 024 7300 8866 
  3. Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc Keangnam – 024 3927 5568 [máy lẻ 8 ]
  4. Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc Savico – 024 3927 5568 [máy lẻ 5]
  5. Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc Nguyễn Tuân – 024 3927 5568 [máy lẻ 9]
  6. Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc Tố Hữu – 024 3927 5568 [máy lẻ 6]
  7. Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc Tây Hồ – 024 3927 5568 [máy lẻ 3]

Video liên quan

Chủ Đề