Học thiên văn ở đâu

Thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên nghiên cứu về các vật thể vũ trụ và hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển trái đất, ngành Thiên văn học được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và chọn lựa. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ thông tin thí sinh cần biết về ngành Thiên văn học.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Thiên văn học

Thiên văn học [Mã ngành: 7440101] là lĩnh vực nghiên cứu khoa học các thiên thể và các hiện tượng tự nhiên có nguồn gốc ngoài vũ trụ. Ngành này cũng nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, hóa học, chuyển động, khí tượng học của các vật thể vũ trụ và sự hình thành vũ trụ.

Theo định nghĩa của NASA thì Thiên văn học là ngành khoa học nghiên cứu về các ngôi sao, các hành tinh và không gian. Thiên văn học và chiêm tinh học có nhiều liên quan về mặt lịch sử, nhưng chiêm tinh học không phải là một ngành khoa học và được cho là không có gì liên quan đến thiên văn học cả.

Việc nghiên cứu thiên văn và vật lý thiên văn được thực hiện trong đài quan sát, các phòng thí nghiệm tại các trường đại học hoặc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học. Nhà thiên văn thực hiện việc quan sát của mình tại các địa điểm được chọn lựa, nằm ngoài sự ô nhiễm ánh sáng được tạo ra bởi các khu vực đô thị, thường các địa điểm này ở vị trí rất cao hoặc trong sa mạc.

Nội dung nghiên cứu Thiên văn học được chia làm 3 phần chính là:

  • Quy luật chuyển động của các thiên thể trong mối quan hệ giữa trái đất và bầu trời.
  • Cấu trúc và bản chất vật lý của các thiên thể và các quá trình xảy ra trong vũ trụ.
  • Nguồn gốc hình thành và phát triển của thiên thể.

2. Các trường đào tạo ngành Thiên văn học

Hiện tại chỉ có trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội xét tuyển ngành.

3. Các khối xét tuyển ngành Thiên văn học

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A02: Toán, Vật lí, Sinh học
  • A04: Toán, Vật lí, Địa lí

4. Chương trình đào tạo ngành Thiên văn học

[Đang cập nhật]

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Thiên văn học sau khi tốt nghiệp

Theo chia sẻ của một số thông tin hướng nghiệp, Thiên văn học được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, vì thế, việc làm của ngành khá đa dạng. Cụ thể, bạn có thể làm việc trong những lĩnh vực sau:

  • Vũ trụ quan: Trong khi thiên văn học thông thường nghiên cứu về những vật thể riêng lẻ trên bầu trời, vũ trụ học nghiên cứu tất cả. Vũ trụ quan cũng bao gồm mối quan hệ mật thiết với môn vật lý, vì vậy khi học ngành này, bạn cần hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực vật lý.
  • Vật lý thiên văn: Vật lý thiên văn liên quan đến vật lý và thuộc tính của các vật thể trên bầu trời như sao, các hành tinh và hệ ngân hà, thuộc tính của chúng và cách thức chúng vận động. Đây là một trong những ngành thú vị nhất trong thiên văn học, gồm việc khám phá những thuộc tính của vật chất tối, năng lượng tối và các hố đen, thời gian chúng di chuyển, hình thành, liệu đa vũ trụ có tồn tại, và nguồn gốc, số phận cuối cùng của vũ trụ là gì.
  • Sinh vật học trong vũ trụ: Lĩnh vực này nghiên cứu nguồn gốc, sự tiến hóa và những vật thể sống trong vũ trụ, cả trên bề mặt trái đất và bên ngoài trái đất. Đồng thời, nó cũng bao gồm việc tìm kiếm những môi trường sống trong hệ mặt trời của chúng ta và cả bên ngoài.
  • Vật lý thiên văn nghiên cứu về hệ mặt trời: Đây là chuyên ngành nghiên cứu đặc tính và hành vi của mặt trời, sử dụng những kiến thức này để hiểu về các sao và các hệ thống khác. Nghiên cứu về vật lý mặt trời rất quan trọng, và những nghiên cứu này được cho là sẽ thay đổi bầu không khí trong hệ mặt trời, hoạt động của hệ mặt trời có tác động chính đến khí hậu trên trái đất.
  • Địa chất các hành tinh: Chuyên ngành này sử dụng những nghiên cứu về địa chất để tìm hiểu về các thành phần, hành vi của các hành tinh, mặt trăng, sao chổi, tiểu hành tinh và bất cứ vật thể nào trôi nổi xung quanh trái đất. Lĩnh vực này rất gần với địa lý học trên trái đất. Hầu hết các chương trình về thiên văn học có những môn chủ yếu về vật lý, bao hàm những chủ đề như động lực học Newton, điện từ và vật lý nguyên tử.
  • Tuy nhiên, do số lượng tuyển dụng của ngành Thiên văn học rất hạn chế nên ngành học này có tính cạnh tranh cao.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Thiên văn học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Đức Anh

Theo tuyensinhso.vn

Xem thêm bài viết tại: 

Ngành Vật lý học là gì? Học ngành Vật lý học ra trường làm gì?

USTH [Đại học Việt Pháp] là trường đại học tiên phong tại Việt Nam đào tạo ngành Vũ trụ và Ứng dụng theo ba hướng Viễn thám, Vật lý thiên văn và Công nghệ Vệ tinh. Đam mê cần được nuôi dưỡng và có môi trường để phát triển. Đó chính là mục tiêu đào tạo của Khoa Vũ trụ và Hàng không của USTH.

1.     USTH là trường đại học DUY NHẤT tại Việt Nam đào tạo về ngành vũ trụ và ứng dụng từ hệ Đại học đến Tiến sĩ

Năm 2012, Khoa Vũ trụ và Hàng không của USTH được thành lập với mục đích cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực Khoa học và Công nghệ Vũ trụ, biểu tượng của một quốc gia có nền công nghệ phát triển cao. Tất cả các môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh. Nội dung giảng dạy kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Liên minh các trường đại học và viện nghiên cứu Pháp [USTH Consortium], Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện công nghệ Vũ trụ [STI] và Trung tâm vệ tinh quốc gia [VNSC]. 

Khoa đào tạo 3 trình độ Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Cụ thể, chương trình tập trung vào lĩnh vực Khoa học Vũ trụ / công nghệ và ứng dụng bao gồm Viễn thám, Vật lý thiên văn và Công nghệ Vệ tinh.  Sinh viên tốt nghiệp hệ Thạc sĩ được đồng cấp bằng bởi USTH và một trong 4 cơ sở giáo dục của Pháp: Đài thiên văn Paris, Đại học Montpellier, Đại học Paris Diderot, Đại học Paris Est-Créteil. Mục tiêu chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên tư duy độc lập, sáng tạo, tính tự chủ trong học tập và nghiên cứu song hành cùng nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc và khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát. 

2.  Được học tập và hướng dẫn bởi các nhà khoa học UY TÍN tại VIỆT NAM và PHÁP

Khoa Vũ trụ và Hàng không hàng năm đón một lượng lớn các nhà khoa học uy tín, trong lĩnh vực Vũ trụ đến giảng dạy, nghiên cứu và trao đổi học thuật.

Giáo sư Yannick Giraud-Héraud, Trưởng Khoa Vũ trụ và Hàng không  trong một trình bày khoa học tại USTH

Ngoài ra, Khoa Vũ trụ và Hàng không rất chú trọng tổ chức các buổi seminar, hội thảo khoa học, với diễn giả chính là các giáo sư, chuyên gia nước ngoài. Muc đích tạo bầu không khí học thuật gần gũi, từ đó sinh viên vừa có cơ hội tìm hiểu thêm về các định hướng nghiên cứu mới nhất trên thế  giới vừa có thể trao đổi học thuật với các diễn giả. Quan trọng hơn, đây cũng là cầu nối đưa các bạn sinh viên tìm kiếm cơ hội thực tập hoặc học tập tiếp, hòa nhập nhanh với môi trường học thuật tại Pháp và các nước phát triển trên thế giới.
 

Các buổi seminar được Khoa Vũ trụ và Hàng không tổ chức đều đặn hàng tuần 


3. Cơ hội THỰC TẬP tại các viện nghiên cứu và trường đại học hàng đầu trên thế giới

Nhờ được học tập và  được hướng dẫn bởi các nhà khoa học uy tín, có mạng lưới đối tác và quan hệ rộng khắp trên thế giới, sinh viên USTH có nhiều thuận lợi trong việc tìm thực tập tại nước ngoài. Trong các năm 2015, 2016 và 2017, Khoa Vũ trụ và Hàng không luôn có tỷ lệ thực tập sinh tại nước ngoài, đặc biệt tại Pháp tới 100%. Thực tập sinh nhận được học bổng thực tập tốt nghiệp toàn phần từ 3- 6 tháng do USTH hoặc các trường đại học, tổ chức nghiên cứu tiếp nhận.

Sinh viên khoa Vũ trụ và Hàng không thực tập tại nước ngoài

Địa chỉ thực tập là những cơ sở nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực Vũ trụ tại Pháp như Đài Thiên Văn Quốc gia Paris, Viện Vật lý địa cầu Paris, Trung tâm nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp, Phòng thí nghiệm vũ trụ học - thiên văn hạt cơ bản của Pháp, Trung tâm nghiên cứu vũ trụ quốc gia Pháp, Trung tâm Vũ trụ Montpellier, ...

Đặc biệt, năm 2016, Trương Tuấn Ngọc, sinh viên hệ đại học ngành Vũ trụ và Ứng dụng trở thành sinh viên đầu tiên của Việt Nam thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA, bang Califorina và nhận học bổng toàn phần theo học tiếp theo chương trình nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Cornell, Mỹ. 

 4. Cơ hội học tiếp Thạc sĩ/ Tiến sĩ tại NƯỚC NGOÀI và nghề nghiệp rộng mở
90% sinh viên khoa Vũ trụ và Hàng không của USTH sau khi tốt nghiệp xin được học bổng học tiếp Thạc sĩ và Tiến sĩ ở nước ngoài, trong đó có Pháp, Mỹ, Đức, Úc. Số còn lại chọn con đường ở lại Việt Nam và làm việc cho doanh nghiệp và viện nghiên cứu. Các định hướng đào tạo của Khoa Vũ trụ và Hàng không đều có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, công nghệ thông tin, viễn thông, an ninh chính trị và có tiềm năng phát triển trong tương lai.


 

Trương Tuấn Ngọc, cựu sinh viên ngành Vũ trụ và Ứng dụng  hiện đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Cornell, Mỹ

Lê Ngọc Trẫm, cựu học viên Thạc sĩ  Vũ trụ đang làm nghiên cứu sau Tiến sĩ  tại Trung tâm nghiên cứu AMES, NASA 


5.  Cộng đồng sinh viên gắn kết

Hình ảnh thầy trò Khoa Vũ trụ và Hàng không hội ngộ tại Paris - Pháp

 

Cộng đồng sinh viên khoa Vũ trụ và Hàng không tại Pháp


Khoa Vũ trụ và Hàng không tạo ra được một cộng đồng gắn kết giữa sinh viên với sinh viên, sinh viên với cựu sinh viên, sinh viên với giảng viên. Không chỉ là bạn đồng môn, họ còn là những người bạn thân, cùng chia sẻ, giúp đỡ, đồng viên nhau vượt quá khó khăn trong học tập, nghiên cứu và cuộc sống để theo đuổi đam mê khoa học.


Tìm hiểu thêm:

Chương trình đào tạo hệ đại học và thạc sĩ của Khoa Vũ trụ và Hàng không

Đa dạng cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ vũ trụ - Viễn thám
Cựu học viên USTH viết tiếp giấc mơ NASA
Khám phá địa điểm thực tập của sinh viên ngành Vũ trụ và Ứng dụng 

Video liên quan

Chủ Đề