Học sinh nên chuẩn bị năng lực nghề nghiệp như thế nào

Làm thế nào để bạn tự tin rằng cơ hội nghề nghiệp dành cho mình luôn rộng mở trong tương lai? Mặc dù không ai yêu cầu chúng ta phải dự đoán được chính xác mức độ thành công của những ngày chưa đến, nhưng ngay từ hôm nay bạn vẫn nên chuẩn bị trước các bước đi cần thiết nhằm đảm bảo cho tương lai sự nghiệp của mình.

Ngay cả khi kỹ năng bạn sở hữu đang có nhu cầu cao và bạn cũng có thể tìm kiếm hoặc giữ công việc rất dễ dàng trong hiện tại, nếu biết quan sát thị trường và cân nhắc về những gì nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi trong tương lai khi thực tế công việc thay đổi sẽ trả lại cho bạn những lợi ích xứng đáng!

Cùng CareerBuilder.vn tham khảo vài bí quyết giúp các ứng viên chứng minh năng lực và giữ vững sức hút với nhà tuyển dụng trong tương lai nhé!

- Những thay đổi liên tục được thúc đẩy bởi các cải tiến “chóng mặt” trong lĩnh vực công nghệ khiến cho sự phát triển kỹ năng mang ý nghĩa quan trọng. Thế nên, cách đầu tiên giúp chứng tỏ năng lực lao động của bạn trong tương lai chính là đảm bảo mọi kỹ năngkinh nghiệm của mình luôn được mở rộng, dù là thông qua việc học hỏi ngay trong công việc hiện đang đảm nhiệm hay chuyển sang một tổ chức khác, nơi mà bạn có thể khám phá thêm công nghệ mới, hoặc các lĩnh vực đang phát triển sẽ thúc đẩy nền kinh tế tương lai của chúng ta.

- Thứ hai, hãy học hỏi thêm và duy trì khả năng sử dụng kỹ thuật số [digital] một cách thành thạo! Trong kỷ nguyên số liên tục phát triển của chúng ta ngày nay, hầu như mọi công việc đều có chứa trong đó thành tố digital. Vì vậy, hãy thông thạo digital, liên tục cập nhật những cải tiến công nghệ mới nhất liên quan đến vai trò và lĩnh vực mình làm việc, đồng thời đừng rời mắt khỏi những sự thay đổi của thế giới digital.

- Thứ ba, lên kế hoạch cho sự phát triển sự nghiệp. Nếu đã biết rõ hướng đi, bạn có thể suy nghĩ về các lựa chọn đào tạo, cơ hội việc làm, kỹ năng về kỹ thuật và cách thức sử dụng các hệ thống mới. Cần đề ra mục tiêu lớn lao nhưng phải thực tế và đừng ngại thiết lập các mục tiêu dài hạn. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh chúng khi các khát vọng và giá trị thay đổi theo thời gian.

- Kế đến, nên tận dụng mọi cơ hội để cải thiện những kỹ năng mềm. Đã có rất nhiều buổi thảo luận về tương lai của các xu hướng tự động hoá và AI [trí tuệ nhân tạo], chúng bắt đầu có tác động về mọi mặt trên phạm vi rộng của đa dạng công việc. Với sự thay thế hoặc tiếp quản của tự động hoá và AI trong các công việc thủ công mang tính lặp đi lặp lại, người lao động đã có được thêm sự tự do để tập trung vào các khía cạnh không thường xuyên và nâng cao hơn trong công việc.

Quan trọng nhất khi ta nhìn vào quá trình tự động hoá các kỹ năng đang được tiếp quản, chúng thường là các kỹ năng cứng hoặc kỹ năng về công nghệ. Kỹ năng mềm là những khả năng rất khó có thể làm tự động hoặc thuê ngoài [outsource]. Vì thế, kỹ năng mềm sẽ giúp bạn tăng thêm giá trị trong mắt nhà tuyển dụng trong những năm sắp tới. Trong đó bao gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thích nghi, tư duy sáng tạo và xây dựng mối quan hệ.  

- Cuối cùng, hãy nghĩ đến việc duy trì sự kết nối với ngành nghề và lĩnh vực chuyên môn của mình thông qua truyền thông đa phương tiện, networking và nhà tuyển dụng. Điều này sẽ đảm bảo bạn không bỏ lỡ mất bất kỳ xu hướng và công nghệ liên quan nào.

Nguồn hình: Freepik

Năng lực cần có để tạo phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên hiện đại

Ngày cập nhật : 17/08/2019

Theo PGS.TS Vũ Trọng Rỹ - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, đặc điểm quan trọng nhất của lao động sư phạm là luôn có sự tương tác giữa con người với con người [thầy - trò, trò - trò, thầy – thầy, nhà trường - cộng đồng xã hội]. Đối tượng của lao động sư phạm là con người.

PGS.TS Vũ Trọng Rỹ nhấn mạnh, công cụ chủ yếu của lao động sư phạm là nhân cách của người giáo viên. Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh.

Ảnh minh họa/Sỹ Điền.

Sản phẩm của lao động sư phạm là những nhân cách theo mô hình mà xã hội đòi hỏi ở giáo dục nhà trường. Lao động của nhà giảo biến con người sinh học thành con người xã hội, tức là thành những nhân cách như là động lực có tính quyết định sự phát triển kinh tể xã hội.

Đáng chú ý là ngày nay, trong lao động của người giáo viên đang diễn ra những thay đổi rất cơ bản, đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực vươn lên để thích ứng. Trong quỹ thời gian của giáo viên phải có một tỷ lệ thích đáng dành cho việc học tập, tự bồi dưỡng thì mới đáp ứng được những thay đổi về chức năng, nội dung, hình thức lao động.

 PGS.TS Vũ Trọng Rỹ.

Từ vị trí, vai trò và đặc điểm của giáo viên trong giáo dục thế hệ trẻ và mục tiêu, yêu cầu, nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông mới; PGS Vũ Trọng Rỹ cho rằng, theo các công đoạn hành nghề, giáo viên có 7 nhóm năng lực cần thiết.

Thứ nhất, giáo viên phải có năng lực tìm hiểu học sinh và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp. Theo đó, giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu cá nhân học sinh như: về thể chất, tâm lý, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập...

Ngoài ra, giáo viên phải tìm hiểu đặc điểm môi trường nhà trường, cộng đồng và sử dụng kết quả tìm hiểu vào dạy học và giáo dục học sinh.

Thứ hai, giáo viên phải có năng lực giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Cụ thể là: Biết thực hiện giáo dục qua giảng dạy môn học; biết tổ chức và phát triển tập thể lớp trở thành một tập thể lành mạnh, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;

Có phương pháp và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm; giáo dục học sinh cá biệt; có phương pháp và kỹ năng đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh; có kỹ năng tư vấn và tham vấn cho học sinh và cha mẹ học sinh về các vấn đề liên quan đến học tập và rèn luyện đạo đức của các em.

Thứ ba, giáo viên phải có năng lực dạy học môn học trong chương trình giáo dục. Cụ thể là: Nắm vững kiến thức, kỹ năng về môn học được phân công dạy; biết lập các loại kế hoạch dạy học;

Biết vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hợp lý theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh thực hiện phân hóa, cá nhân hóa và rèn luyện kỹ năng học tập cho các em; sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; có kiến thức, kỷ năng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh...

Thứ tư, giáo viên phải có năng lực giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Cụ thể là: Biết giao tiếp với học sinh, phụ huynh, với đồng nghiệp và với cộng đồng: cởi mở, thân thiện, gây được niềm tin với đối tượng giao tiếp, biết lắng nghe kiềm chế bản thân, biết thuyết phục người khác…

Thứ năm, giáo viên phải có năng lực đánh giá trong giáo dục. Cụ thể là: Có kỹ năng thiết kế các công cụ đánh giá kết quả giáo dục thể hiện ở mức độ đạt được các năng lực cần hình thành và phát triển ở học sinh;

Bết cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn bảo đảm khách quan, chính xác về học sinh; biết sử dụng hợp lý kết quả đánh giá định tính và định lượng vào quá trình dạy học, giáo dục học sinh; có kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ đánh giá.

Thứ sáu, giáo viên phải có năng lực hoạt động xã hội. Biết cách tuyên truyền, vận động những người xung quanh tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng, xây dựng môi trường văn hóa - xã hội bằng hiều hình thức, phương pháp khác nhau; biết chủ trì tổ chức hoạt động xã hội.

Thứ bảy, giáo viên phải có năng lực phát triển nghề nghiệp. Biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn và có phương pháp, kỹ năng tự học; biết phát hiện vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn giáo dục và thiết kế đề tài nghiên cứu giải pháp giải quyết.

7 nhóm năng lực trên cấu thành phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên trong nhà trường phổ thông hiện đại.

Minh Phong [lược ghi]

Việc làm IT phần mềm

Năng lực nghề nghiệp chỉ những phẩm chất tâm lí, nhân cách cần có

Năng lực nghề nghiệp là một cụ từ được ghép từ hai từ là “năng lực” và “nghề nghiệp”. Trước tiên để có thể hiểu đầy đủ về cụm từ này chúng ta hãy cùng phân tích ngữ nghĩa của từng từ nhé!

Năng lực là tập hợp những đặc tính của con người đảm bảo thực hiện một hoạt động nhất định đem lại hiệu quả và thành công. Năng lực có thể là những yếu tố chủ quan hoặc khách quan do tác động của tự nhiên, là một phẩm chất, giá trị bản thân vốn có trong con người hay là trình độ chuyên môn giúp con người ta hoàn thành tốt công việc. Hoặc có thể hiểu năng lực là tập hợp những đặc tính phù hợp để đáp ứng một hoạt động nào đó đảm bảo mang lại kết quả tốt cho hoạt động đó. Năng lực cũng có thể được phát triển cao hơn từ quá trình thực hiện hoạt động ấy, nó vừa là tiền đề vừa là điều kiện đem lại thành công cho hoạt động. 

Nghề nghiệp [trong tiếng Anh là Vocation] là việc mà một người sẽ phải cố gắng để làm tốt công việc của mình sao cho phù hợp với khả năng, trình độ, lòng đam mê đối với nghề, là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm, vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. 

Từ đó có thể định nghĩa khái quát năng lực nghề nghiệp chỉ những phẩm chất tâm lí, nhân cách cần có. Năng lực nghề nghiệp bao quát chung của 4 năng lực cơ bản bao gồm:

- Năng lực nhận thức: Thể hiện khi bạn là người chú ý, quan sát trong công việc, có khả năng sáng tạo, tưởng tượng và tư duy,…

- Năng lực thao tác thực tiễn: Tức là có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc thực tế, vận hành công việc tốt chẳng hạn như năng lực thao tác máy móc, năng lực vận động, năng lực phối hợp tay chân,…

- Năng lực giao tiếp, thuyết trình: Đây là kỹ năng mà đem lại cơ hội nghề nghiệp cho rất nhiều người lao động. Được xem là một yếu tố hỗ trợ tiến trình công việc rất tốt. Người sở hữu năng lực này rất thích hợp cho việc làm lãnh đạo hoặc các công việc thường xuyên giao tiếp với khách hàng như bán hàng, tư vấn, hay nhân viên kinh doanh,… 

- Năng lực tổ chức, quản lý: Nếu bạn muốn có cơ hội thăng tiến trong công việc thì đây là một kỹ năng không thể thiếu. Sở hữu năng lực này giúp bạn tổ chức phân công công việc phù hợp với khả năng của từng người.

>> Xem thêm: Có nên về quê lập nghiệp

Việc làm Giáo dục - Đào tạo

Năng lực nghề nghiệp có quan trọng?

Năng lực con người được ví như một tảng băng trôi có cấu tạo đầy đủ hai phần bao gồm: phần nổi và phần chìm, trong đó: 

- Phần nổi chiếm từ 10% - 20%: Đây là phần hiện hữu mà mọi người có thể thấy được qua quan sát, phỏng vấn, đánh giá và theo dõi,… là phần mà bạn được giáo dục, đào tạo, hoặc là kinh nghiệm được tích lũy, kỹ năng được rèn luyện,…

- Phần chìm chiếm tỷ lệ còn lại từ 80% - 90%: Là những gì gọi là bản năng có sẵn có thể là phong cách tư duy, đặc tính hành vi, sở thích nghề nghiệp, sự phù hợp với công việc,… chỉ được phát hiện và phát huy trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. 

Con người có người này người nọ, họ giỏi lĩnh vực này nhưng lĩnh vực khác chắc gì họ đã biết và ngược lại người không làm được ở lĩnh vực này không có nghĩa họ là người vô dụng. Không có ai là hoàn hảo, không có người bất tài, chỉ có những người không tìm ra đúng sở trường của mình, không biết mình thích nghề gì, để bộc lộ phần chìm đang tiềm ẩn bên  trong con người. 

Năng lực nghề nghiệp quan trọng với bất cứ lao động làm ở bất kỳ lĩnh vực nào. Nó phản ánh trình độ tay nghề và khả năng hoàn thành công việc. Năng lực nghề nghiệp không nhất thiết phải được hình thành trước đó mà nó có thể được sinh ra trong quá trình thực hiện công việc. Thực tế cho thấy nhiều lao động không có bằng cấp về trình độ chuyên môn nhưng lại thực hiện công việc rất tốt, đem lại không ít thành công trong công việc. Vì thế học vấn không chứng minh được năng của bạn, từ đó lại rộ lên câu hỏi "Bằng đại học có quan trọng không ?". Vậy nên khi tuyển nhân sự, bên bộ phận tuyển dụng lại mất một khoảng thời gian đau đầu tìm kiếm, lên tiêu chí rồi vận dụng kỹ năng nghề nghiệp để đánh giá năng lực của ứng viên. 

Không thể bắt một người chuyên khối A đi viết văn và cũng không thể để người chuyên văn đi thi học sinh giỏi toán. Mỗi người có một lựa chọn nghề nghiệp để theo đuổi khác nhau vì thế để không làm mất thời gian của cả hai bên, ý thức nghề nghiệp của ứng viên góp phần tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả cho doanh nghiệp phát triển mà nhân viên lại được làm việc với công việc đúng chuyên môn, hàng tháng có mức thu nhập ổn định. 

Vì vậy việc xác định được năng lực nghề nghiệp cần được nhận thức từ sớm để có định hướng tương lai đúng đắn, không bị mất phương hướng nghề nghiệp. Con đường học hành không phải là lối đi duy nhất dẫn tới thành công. Có thể đường đến thành công chỉ là một lối mòn nhưng lại ít chông gai hơn. Thành công luôn đứng ở đó, việc của bạn là tìm được con đường ngắn nhất để đến với nó.   

Việc làm Luật - Pháp lý

3. Năng lực nghề nghiệp cần bồi dưỡng từ khi nào?

Năng lực nghề nghiệp cần được xác định từ sớm 

Năng lực nghề nghiệp cần được xác định từ sớm nếu không muốn có lựa chọn sai lầm định hướng nghề nghiệp bản thân cho một tương lai tươi sáng. Các bậc phụ huynh nên có định hướng nghề nghiệp cho con mình từ trước tuổi 11 cho đến tuổi 18, trong khoảng thời gian này có thể chia thành 3 giai đoạn: 

+ Trước 11 tuổi: Thời kỳ con cái được tìm hiểu về mọi thứ xung quanh. Trong giai đoạn này bố mẹ thường xuyên phải trả lời những câu hỏi mà chúng đặt ra đòi hỏi bậc phụ huynh phải giải đáp làm sao đúng với thực tế nhưng lại không quá trừu tượng bởi trí tưởng tượng lúc này của con rất phong phú. Đây cũng là thời điểm dần cho con mong muốn, mơ ước

+ Từ 11 – 17 tuổi: Nếu có điều kiện trong giai đoạn này hãy cho tuổi trẻ những trải nghiệm thực tế về nghề nghiệp mong muốn, giúp cho các con trong quá trình làm sao để biết mình thích gì, cũng như tôi phù hợp với nghề gì ? để xác định năng lực nghề nghiệp phần chìm của chúng rồi có hướng đào tạo cho phần nổi

+ Từ 17 – 18 tuổi: Kết thúc tuổi học sinh, là lúc mà các bạn quyết định chọn nghề nghiệp tương lai. Trải qua kỳ thi đại học để tiếp tục theo học kiến thức chuyên môn với nghề nghiệp phù hợp với năng lực hay bước vào thế giới nghề nghiệp với những bước đầu chập chững để già dặn kinh nghiệm cho mai sau.

Nếu bậc phụ huynh có định hướng tốt cho con ở 2 giai đoạn đầu tiên thì đến tuổi này, việc ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp với bạn thật dễ dàng. Mọi quyết định ở thời điểm hiện tại bạn phải chịu trách nhiệm trong tương lai. Tuổi trưởng thành là lúc phụ huynh để cho con cái được quyết định nghề nghiệp mai sau, không để ý muốn của cá nhân áp đặt lên con cái khi năng lực nghề nghiệp của chúng không đáp ứng được yêu cầu đó. 

>> Xem thêm: 6 thói quen làm việc hiệu quả

4. Phát triển nghề nghiệp là gì trong lĩnh vực giáo dục

Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trẻ là việc làm vô cùng cần thiết

Vẫn biết là bất cứ lĩnh vực nào cũng cần người có năng lực nghề nghiệp nhưng ở một nghề năng lực nghề nghiệp được quan tâm nhất, có ảnh hưởng đến mầm non tương lai của đất nước là nghề nhà giáo. Để đảm bảo công tác giảng dạy, đội ngũ giáo viên trẻ rất cần phát triển năng lực nghề nghiệp. Vậy phát triển năng lực nghề nghiệp là gì? 

Phát triển năng lực nghề nghiệp là tạo ra môi trường làm việc thuận lợi dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của đồng nghiệp và người quản lý. Giáo viên trẻ là lực lượng đảm bảo nhân lực giảng dạy cho mầm non tương lai của đất nước sau này vì vậy mà phát triển năng lực nghề nghiệp cho họ là việc làm vô cùng cần thiết. Cần có hình thức đào tạo để họ có cơ hội tiếp cận với các chuyên gia giáo dục được học hỏi và tích lũy kinh nghiệm giảng dạy từ chuyên gia. 

Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên trẻ có thể được tiến hành tại lớp học, trường học nơi mà họ công tác, cho họ tiếp xúc với đa dạng học sinh từ học sinh hư, học sinh lười đến học sinh gương mẫu. Khi được trải nghiệm môi trường giảng dạy khác nhau, giáo viên mới phát hiện những thiếu sót về kỹ năng giảng dạy, quản lý học sinh để có kế hoạch cải thiện, áp dụng ngay vào thực tế lớp học.

Để có thể thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả nhất trong môi trường công tác thực tế, nâng cao chất lượng dạy và học, phát triển năng lực nghề nghiệp, chú trọng đến những kiến thức chuyên ngành, năng lực sư phạm của người giáo viên là điều cần thiết. Từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên là chuyển mục tiêu và nội dung đào tạo từ chủ yếu cung cấp tri thức sang đào tạo năng lực, chuyển phương thức tổ chức đào tạo theo định hướng tức là hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng và năng lực sư phạm, phẩm chất, nhân cách nghề của người giáo viên theo nguyên lý hoạt động, thông qua việc nghiên cứu và giải quyết các tình huống sư phạm, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo chu trình: đào tạo - bồi dưỡng thường xuyên.

Nghề giáo viên là cái nghề khó nhất trong tất cả các nghề bởi nó đòi hỏi năng lực nghề nghiệp ở người hành nghề rất cao. Chịu trách nhiệm quan trọng, đào tạo nhân tài phát triển tương lai đất nước vì thế mà nghề giáo không thể tuyển chọn bừa nhân lực đồng thời trước khi chọn nghề, sinh viên nên xác định rõ năng lực của bản thân.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Timviec365.vn tìm hiểu được để giúp đọc giả giải quyết câu hỏi năng lực nghề nghiệp là gì? Đồng thời cũng thông qua đây mà cung cấp cho người lao động được một tiêu chí để xác định được nghề nghiệp phù hợp với bản thân trong tương lai. Chúc các bạn lựa chọn được con đường dẫn lối tới thành công với ít chông gai nhất. 

Video liên quan

Chủ Đề