Trắc nghiệm triết học chương 2 lý luận nhận thức

Câu 8. Ý thức:

A. Có thể sáng tạo ra thế giới khách quan.

B. Không thể sáng tạo ra thế giới khách quan.

C. Có thể sáng tạo ra thế giới khách quan thông qua thực tiễn.

D. Không có ý kiến đúng.

Câu 11. Sự thông thái của con người:

A. Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động nghiên cứu lý luận.

B. Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động thực tiễn.

C. Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động lý luận.

D. Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động thực tiễn.

Câu 19. Biện chứng khách quan là gì?

A. Là những quan niệm biện chứng tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm.

B. Là những quan niệm biện chứng được rút ra từ ý niệm tuyệt đối độc lập với ý thức con người.

C. Là biện chứng của các tồn tại vật chất.

D. Là biện chứng không thể nhận thức được nó.

Câu 20. Biện chứng chủ quan là gì?

A. Là biện chứng của tư duy tư biện, thuần tuý.

B. Là biện chứng của ý thức.

C. Là biện chứng của thực tiễn xã hội.

D. Là biện chứng của lý luận.

Câu 21. Biện chứng tự phát là gì?

A. Là biện chứng của bản thân thế giới khách quan.

B. Là biện chứng chủ quan thuần tuý.

C. Là biện chứng của bản thân thế giới khách quan khi con người chưa nhận thức được.

D. Là những yếu tố biện chứng con người đạt được trong quá trình tìm hiểu thế giới nhưng chưa có hệ thống.

Câu 25. Đâu là quan niệm của phép biện chứng duy vật về cơ sở các mối liên hệ.

A. Cơ sở sự liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở ý thức, cảm giác con người

B. Cơ sở sự liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật là ở ý niệm về sự thống nhất thế giới

C. Cơ sở sự liên hệ giữa các sự vật là do các lực bên ngoài có tính chất ngẫu nhiên đối với các sự vật

D. Sự liên hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng có cơ sở ở tính thống nhất vật chất của thế giới

Câu 30. Thế nào là phép biện chứng duy vật?

A. Là phép biện chứng được xác lập trên lập trường của chủ nghĩa duy vật

B. Là phép biện chứng của ý niệm tương đối

C. Là phép biện chứng do C.Mac và Ph. Angghen sáng lập

D. Cả A và C

Câu 31. Thế nào là phép biện chứng duy tâm?

A. Là phép biện chứng được xác lập trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm

B. Là phép biện chứng của vật chất

C. Là phép biện chứng giải thích về nguồn gốc của sự vận động, biến đổi và ý niệm

D. Cả A và C

Câu 32. Thế nào là biện chứng khách quan?

A. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ biến đổi, phát triển khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng

B. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ vốn có của ý niệm

C. Là khái niệm dùng để chỉ ra sự biến đổi không ngừng trong thế giới

D. Cả A và C

Câu 34. Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình khác nhau như thế nào?

A. Phương pháp iện chứng xem xét, nghiên cứu các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến. Còn phương pháp siêu hình xem xét, nghiên cứu sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập tách rời

B. Phương pháp biện chứng xem xét nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự vận động phát triển không ngừng. Phương pháp siêu hình xem xét nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự đứng im bất biến

C. Cả A và B

D. Cả A và B đều sai

Câu 35. Nguồn gốc của phương pháp siêu hình?

A. Nguồn gốc nhận thức: bản thân các sự vật hiện tượng đều có tính ổn định tương đối. Mặt khác quá trình nhận thức nhiều khi đòi hỏi phải trừu tượng hóa các mối liên hệ nhất định của sự vật hiện tượng tạm thời cố định chúng để phân tích. Và sự sai lầm đó bắt đầu ở chỗ tuyệt đối hóa tính trừu tượng và ổn định đó.

B. Nguồn gốc lịch sử: sự phát triển cùa khoa học tự nhiên thế kỉ XVII – XVIII với hai đặc điểm:

C. Cả A và B

D. Cả A và B đều sai

Câu 37. Có mấy hình thức cơ bản của phép biện chứng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 38. Những đặc điểm của phép biện chứng cổ đại?

A. Là hình thức sơ khai nhất của phép biện chứng

B. Các nguyên lý quy luật của phép biện chứng cổ đại thường được thể hiện dưới hình thức manh nha trên cơ sở những quan sát, cảm nhận thông thường mà chưa được khái quát thành một hệ thống lý luận chặt chẽ

C. Phép biện chứng cổ đại đã phác họa được bức tranh thống nhất của thế giới trong mối liên hệ phổ biến trong sự vận động và phát triển không ngừng

D. Cả A, B, C

Câu 40. Đóng góp và hạn chế của phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức:

A. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là một hệ thống logic khá vững chắc. Hầu như các nguyên lý quy luật cơ bản của phép biện chứng với tư cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến về sự vận động và phát triển đã được xây dựng trong một hệ thống thống nhất.

B. Các luận điểm nguyên lý quy luật của phép biện chứng đã được luận giải ở tầm logic nội tại cực kì sâu sắc

C. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là một trong các tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học Mác.

D. Cả A, B, C

Câu 41. Đặc điểm của phép biện chứng duy vật?

A. Là hình thức phát triển cao nhất của lịch sử phép biện chứng

B. Có sự thống nhất chặt chẽ giữa phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật

C. Phép biện chứng duy vật bao quát một lĩnh vực tri thức rộng lớn, nó vừa có tư cách lý luận triết học bao quát, vừa đóng vai trò phương pháp luận triết học cơ bản.

D. Cả A, B, C

Câu 43. Thế nào là “mối liên hệ”?

A. Là khái niệm cơ bản của phép biện chứng được sử dụng để chỉ sự ràng buộc quy định lẫn nhau, đồng thời là sự tác động làm biến đổi lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng

B. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự nương tựa vào nhau của các sự vật hiện tượng

C. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự quy định làm tiền đề cho nhau giữa các sự vật hiện tượng

D. Cả A, B, C

Câu 44. Tính khách quan của mối liên hệ:

A. Là mối liên hệ vốn có của thế giới các ý niệm

B. Là mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng. Cơ sở của nó là tính thống nhất vật chất của thế giới.

C. Là mối liên hệ khách quan tồn tại bên ngoài ý thức của con người.

D. Cả B và C.

Câu 58. Các phạm trù được hình thành:

A. Một cách bẩn sinh trong ý thức của con người

B. Sẵn có ở bên ngoài, độc lập với ý thức của con người

C. Thông qua quá trình hoạt động, nhận thức và thực tiễn của con người

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 61. Khái niệm cái đơn nhất dùng để chỉ cái…

A. Tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng

B. Chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng, tuyệt đối không lặp lại sự vật hiện tượng khác

C. Tồn tại ở một sự vật, hiện tượng, trong một quan hệ xác định

D. Không có phương án nào

Câu 89. Cái ngẫu nhiên là cái…

A. Diễn ra hoàn toàn không chịu sự chi phối của quy luật nào.

B. Hoàn toàn diễn ra theo quy luật.

C. Biểu hiện của quy luật.

D. Không biểu hiện của bất cứ quy luật nào.

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1BCâu 46D
Câu 2ACâu 47D
Câu 3BCâu 48C
Câu 4ACâu 49A
Câu 5CCâu 50B
Câu 6BCâu 51C
Câu 7DCâu 52C
Câu 8CCâu 53D
Câu 9CCâu 54B
Câu 10BCâu 55B
Câu 11DCâu 56B
Câu 12ACâu 57C
Câu 13DCâu 58C
Câu 14CCâu 59C
Câu 15CCâu 60B
Câu 16DCâu 61C
Câu 17DCâu 62B
Câu 18DCâu 63A
Câu 19CCâu 64B
Câu 20BCâu 65B
Câu 21DCâu 66A
Câu 22DCâu 67C
Câu 23CCâu 68A
Câu 24DCâu 69A
Câu 25DCâu 70D
Câu 26CCâu 71C
Câu 27BCâu 72C
Câu 28DCâu 73A
Câu 29CCâu 74B
Câu 30DCâu 75A
Câu 31DCâu 76B
Câu 32DCâu 77B
Câu 33DCâu 78D
Câu 34CCâu 79D
Câu 35CCâu 80C
Câu 36BCâu 81C
Câu 37BCâu 82D
Câu 38DCâu 83C
Câu 39DCâu 84B
Câu 40DCâu 85A
Câu 41DCâu 86C
Câu 42CCâu 87A
Câu 43DCâu 88B
Câu 44CCâu 89C
Câu 45BCâu 90A

Chu Huyền [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề