Kế hoạch bán trú trường Tiểu học

--- Chọn liên kết --- Bộ Giáo dục và Đào tạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoàn Kiếm UBND Thanh pho Ha Noi UBND quận Hoàn Kiếm

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC BÁN TRÚ

Năm học 2020 – 2021

        Căn cứ Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học;          

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT- BGDĐT ngày 12/5/2016 của Liên Bộ y tế và Giáo dục – Đào tạo qui định về công tác y tế trường học;        

Căn cứ  công văn  số 2013/2016/SGDĐT-HHTC ngày 14/8/2020 của Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố Đà Nẵng về việc thực hiện các khoản thu, giá dịch vụ và thực hiện công khai các nội dung năm học: 2020-2021;

Thực hiện  công văn  số 491/PGDĐT-MN ngày 16/9/2020 của Phòng Giáo dục – Đào tạo Cẩm Lệ về việc lưu ý một số nội dung tổ chức bán trú sau thời gian nghỉ học phòng chống dịch COVID-19;

          Căn cứ đặc điểm, điều kiện thực tế của trường và các yêu cầu cần thiết của Cha mẹ Học sinh, trường Tiểu học Trần Văn Dư xây dựng kế hoạch tổ chức công tác bán trú năm học 2020 – 2021 gồm những nội dung như sau:

            I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:

          Năm học 2020 - 2021, trường có 1275 học sinh. Trong đó học sinh đăng ký bán trú là 520  học sinh [chiếm 40,8 %]. Để phục vụ theo yêu cầu của Cha mẹ Học sinh và thực hiện đúng các quy định của ngành Giáo dục chỉ đạo; đảm bảo tốt về an toàn trường học, đặc biệt đối với công tác bán trú. Trường tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ các nội dung liên quan đến hoạt động bán trú; quan tâm trang bị cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho học sinh có nhu cầu học bán trú tại trường.

          Về nhân sự: Trường tuyển đội ngũ bảo mẫu và một số giáo viên cùng tham gia chăm sóc [mỗi lớp 2 bảo mẫu], thực hiện hợp đồng hình thức giao khoán công việc; thỏa thuận về chế độ chính sách và nghĩa vụ của người lao động đối với công việc cần làm; đảm bảo được chất lượng công việc theo hợp đồng đối với công tác bán trú.

          Về thực đơn: Trường hợp đồng với công ty cung cấp thức ăn có đủ hồ sơ pháp lý; đảm bảo chất lượng dinh dưỡng khẩu phần ăn cho học sinh, chú ý đến nội dung an toàn thực phẩm, bám sát bộ thực đơn “Dành cho bữa ăn báu trú của học sinh Tiểu học” do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty AJINOMOTO Việt Nam.

          Về cơ sở vật chất: đáp ứng được một số yêu cầu cần thiết để tổ chức cho học sinh có chỗ ăn, nơi ngủ; trang bị đủ vật dụng phục vụ cho vệ sinh môi trường để học sinh học tập sạch sẽ sau khi ăn ngủ.

1. Thuận lợi

          - Đội ngũ bảo mẫu có kinh nghiệm đối với công việc thực hiện bán trú, là những thành viên đã tham gia công tác lâu năm và giáo viên chủ nhiệm lớp, đủ sức khỏe để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công. Đầu năm học, các bảo mẫu đều được tiến hành khám sức khỏe theo quy định của ngành và của Trung tâm Y tế dự phòng quận Cẩm Lệ.

          - Giáo viên, nhân viên làm công tác kiểm tra, giám sát việc kiểm tra nhập và chế biến thực phẩm với tình thần trách nhiệm cao.

          - Cơ sở chất chất đảm bảo cho công tác bán trú

2. Khó khăn:

          - Trường chưa trang bị được điều hòa trong lớp học

II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:

1. Mục đích:

          - Tạo điều kiện thuận lợi cho Cha mẹ học sinh yên tâm công tác, làm việc. Học sinh có nơi ăn, chỗ nghỉ trưa tại trường, hạn chế tối đa việc đi lại của các em khi  học hai buổi. Đảm bảo được tính an toàn đối với học sinh Tiểu học đặc biệt là những học sinh gia đình không có điều kiện đưa đón.

          - Tạo môi trường tập thể giúp học sinh rèn kỹ năng sống, bước đầu làm quen với ngôi nhà chung có nhiều bạn bè đồng lứa, biết chia sẻ, biết tự quản, tự chăm sóc bản thân dưới sự giám sát, chỉ dẫn của các cô bảo mẫu.

2. Yêu cầu:

          - Thực hiện nghiêm túc các quy định chung của ngành chỉ đạo về công tác tổ chức bán trú đối với trường Tiểu học.

          - Đảm bảo tính “An toàn vệ sinh thực phẩm” – “An toàn trường học”, giúp học sinh phát triển toàn diện về tinh thần và thể chất để học tập đạt kết quả tốt.

          - Rèn luyện ý thức, tập cho học sinh những thói quen tốt trong sinh hoạt cá nhân: ăn, uống, ngủ, nghỉ, sinh hoạt  đúng giờ, thực hiện tốt những quy định chung của tập thể đề ra.

III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1. Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, thực hiện tốt công tác chăm sóc học sinh:

1.1. Đảm bảo đủ dinh dưỡng và phòng chống học sinh  béo phì:

          -  Đối với công ty cung cấp thức ăn: Yêu cầu cung cấp thức ăn theo bộ thực đơn “Dành cho bữa ăn báu trú của học sinh Tiểu học” do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty AJINOMOTO Việt Nam thực hiện

          - Thực đơn được phối hợp kiểm tra, duyệt  trước trong tuần và công khai thực đơn ngoài bản tin, website để cha mẹ học sinh cùng theo dõi.

          - Phối hợp với tổ chuyên môn, các bộ phân khác trong nhà trường tổ chức các họat động giáo dục học sinh quan tâm đến việc ăn uống, vệ sinh cá nhân. Tăng cường các họat động TDTT rèn thể chất cho học sinh.

          - Triển khai mô hình giáo dục dinh dưỡng theo “Bộ minh họa 3 phút thay đổi nhận thức” đến từng giáo viên [sinh hoạt trong tổ], nhân viên, bảo mẫu [sinh hoạt bảo mẫu];

          - Duy trì việc thực hiện kế họach tham gia các chuyên đề “chăm sóc sức khỏe cho học sinh” đối với phụ huynh, bảo mẫu và giáo viên.

          - Thực hiện công tác tuyên truyền đến cha mẹ học sinh, giúp cha mẹ học sinh hiểu thêm về  về nguy cơ và tác hại bệnh béo phì và cách đề phòng [thông tin trên bản tin].

          - Tổ chức kiểm tra ghi nhận chất lượng buổi ăn mỗi ngày để kịp thời điều chỉnh thực đơn.

 1.2. Chỉ tiêu phấn đấu :

          - Phấn đấu cuối năm học, 100% học sinh bán trú tăng cân nhẹ, hạn chế tối đa hiện tượng học sinh bị béo phì, hoặc học sinh bị suy dinh dưỡng.

2. Phòng chống suy dinh dưỡng:

2.1. Đảm bảo được khẩu phần dinh dưỡng:

          - Duy trì việc duyệt thực đơn hàng tuần, kiểm tra thực đơn mỗi ngày.

          - Thực hiện đầy đủ các quy định, những nội dung của Ngành GD, của Sở chỉ đạo và hướng dẫn.

          - Thực hiện nghiêm kế hoạch kiểm tra đột xuất mỗi tuần một lần đối với bảo mẫu [kiểm tra họat động hướng dẫn học sinh tự phục vụ trong giờ ăn, vệ sinh phòng ngủ, vệ sinh khăn, bàn chải răng, bao gối, chiếu cá nhân của học sinh].

          - Thực hiện đầy đủ chế độ họp, sinh hoạt hàng tháng, và đột suất [khi cần thiết] đối với bảo mẫu để nắm bắt tình hình ăn ngủ của học sinh. Theo dõi những học sinh có thói quen ăn chậm, khó ngủ, để có biện pháp cụ thể giúp học sinh thích nghi với môi trường tập thể nhà trường.

          - Thông tin chính xác và kịp thời về tình hình học sinh ăn ngủ tại trường, để phụ huynh có biện pháp cùng nhà trường giúp đỡ học sinh.

2.2. Đối với công ty cung cấp thực phẩm:

4. Cung cấp thực phẩm:

          - Hợp đồng Công ty thực phẩm Đắc Vinh cung cấp thực phẩm tươi sống. [Bữa ăn chính]

          - Hợp đồng Công ty Phố Hội, công ty sữa Mộc Châu cung cấp sữa, bánh

[Bữa ăn phụ]

          - Hợp đồng Công ty TNHH Kim Yến cung cấp trái cây

          - Thức ăn phải đảm bảo các thành phần: Đạm, béo, đường, đạt từ trên 55 – 60 % khẩu phần.

          - Đảm bảo thực phẩm tươi sống, rõ nguồn gốc, đảm bảo số lượng và chất lượng theo thực đơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

3. Tiếp tục thực hiện các biện pháp để đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng:

3.1.  Đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm:

Duy trì việc giám sát và yêu cầu công ty cung cấp thức ăn phải đảm bảo các điều kiện sau:

          - Đảm bảo việc vệ sinh nơi chế biến; không để môi trường chế biến ẩm mốc, vật dụng chế biến được rửa cẩn thận và phơi nắng, lưu trữ nơi khô ráo.

          - Nước uống của học sinh được sử dụng nguồn nước sạch, được xét nghiệm mẫu nước, có chứng nhận không bị nhiểm bẩn.

          - Bảo quản và lưu nghiệm thức ăn hàng ngày theo quy định.

          - Thức ăn phải để xa nơi chứa rác hoặc những chất có khả năng gây nhiễm độc.

          - Rác do thực phẩm thừa phải cho vào thùng rác có nắp đậy kín và được xử lý sạch sẽ mỗi ngày.

          - Thành lập ban tiếp nhận hàng để lưu mẫu thức ăn, kiểm tra nguồn thực phẩm cung cấp cho học sinh dùng mỗi ngày.

          - Thường xuyên kiểm tra chất lượng, bảo trì các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho việc nấu nướng.

          - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên.

          - Cung cấp đầy đủ các giấy chứng nhận có liên quan đến công tác bán trú.

3.2. Chỉ tiêu:

          - 100% học sinh có đủ nguồn nước sạch để sử dụng.

          - Đảm bảo an toàn thực phẩm 100%, không để phát sinh hiện tượng học sinh bị ngộ độc thức ăn.

          - 100% QL, GV, NV có tham gia công tác bán trú phải khám sức khỏe định kỳ đầy đủ [khám theo yêu cầu của Trung tâm Y tế quận chỉ đạo].

4. Công tác quản lý chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra các biện pháp Đảm bảo An toàn cho học sinh:

4.1. Biện pháp:  

          - Tăng cường công tác kiểm tra theo kế hoạch [kiểm tra đột xuất], có biện pháp xử lý ngay những hiện tượng bất thường xảy ra trong bán trú.

          - Phân công nhân sự phụ trách bán trú hợp lý, cân đối, tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và trái chức năng.

          - Đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn của Ngành đối với công tác chăm sóc và quản lý học sinh học bán trú.

          - Quan tâm đến hoạt động kiểm tra bổ sung trang thiết bị cần thiết để phục vụ học sinh bán trú.

          - Duy trì chế độ phân công trực đối với bảo mẫu, bảo vệ và phục vụ.

          - Xây dựng lịch trực vệ sinh từng khu vực và tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp học, nhà vệ sinh.

          -  Có kế hoạch tổ chức, kiểm tra vệ sinh cá nhân của học sinh theo từng lớp.

4.2. Chỉ tiêu:

          - Đảm bảo an toàn đối với học sinh 100%.

          - Công tác phục vụ đối với học sinh luôn luôn tốt.

          - Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch, đẹp an toàn.

5. Đảm bảo công tác vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho học sinh:

          - Thành lập Ban kiểm tra sức khỏe trong trường học.

          - Chú ý đến những học sinh có những biểu hiện suy dinh dưỡng, béo phì, giảm cân mỗi tháng.

          - Mỗi tuần trả gối của học sinh về nhà để phụ huynh giặt, phơi sạch sẽ. Bảo mẫu thường xuyên kiểm tra khăn, bàn chảy học sinh, ca uống nước để tránh dịch bệnh cho học sinh.

          - Phối kết hợp với y tế học đường, khám bệnh cho học sinh hạn chế những bệnh thông thường cho trẻ.

          - Hướng dẫn học sinh biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh chung trong nhà trường, hạn chế các bệnh thông thường của trẻ em [lồng ghép vào tiết sinh hoạt đầu tuần].

6. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe:

          - Xây dựng kế họach truyền thông về giáo dục sức khỏe, cung cấp những kiến thức về nuôi dạy trẻ theo khoa học, bằng nhiều hình thức theo trọng tâm hàng tháng.

          - Thực hiện đầy đủ các nội dung về dinh dưỡng trên  bản tin.

          IV. THU PHÍ BÁN TRÚ:

          Việc thu phí bán trú theo giá dịch vụ công theo Quyết định số 2404/QĐ-UBND Ban hành Danh mục dịch vụ công thuộc lĩnh vực Giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng và sự sự thỏa thuận của PHHS tham gia bán trú.

          1. Thu tiền mua sắm đồ dùng phục vụ bán trú:

          a. Đối với học sinh cũ:  100.000 đồng/HS/năm

          Mua sắm đồ dùng phục vụ cho cá nhân học sinh [gối, khăn, bàn chải răng, kem đánh răng, ly, …] và bổ sung đồ dùng chung bán trú [ván, chiếu, chăn, màn, giá treo khăn, kệ  ly,…]

          b. Đối với học sinh mới:  250.000 đồng/HS/năm

          Mua sắm đồ dùng phục vụ cho cá nhân học sinh [gối, khăn, bàn chải răng, kem đánh răng, ly, …] và đồ dùng chung bán trú [ván, chiếu, chăn, màn, giá treo khăn, kệ  ly,…]; đồ dùng nhà bếp [xoong, chảo, tô, chén, dao, thớt, …]

  2. Thu tiền bán trú hàng tháng:

  - Tiền ăn: Lớp 1 – lớp 5:  25.000 đồng/HS/ngày

          - Tiền ga và phụ phí:          50.000 đồng/HS/tháng

          Dùng để mua ga, dụng cụ vệ sinh, xà phòng, … và thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền rác phục vụ bán trú.

          - Tiền phục vụ bán trú:     150.000 đồng/HS/tháng

          Dùng để chi trả lương cho cấp dưỡng, quản sinh, nhân viên kê sạp, nhân viên vệ sinh, …. và chi cho công tác quản lí, chỉ đạo

          V. Tổ chức thực hiện:

          1. Đối tượng tham gia bán trú:

           Học sinh từ lớp 1 – lớp 5: Do phụ huynh tự nguyện đăng kí

          2. Nhân sự phục vụ công tác bán trú:

          - Cấp dưỡng:                           5 người

          - Quản sinh:                                      13 người

          - Nhân viên kê ván :                 4 người

          - Nhân viên vệ sinh                  1 người

          - Thanh tra thực phẩm:            2 người

          - Nhân viên y tế:                      1 người

          - Nhân viên hỗ trợ thu ngân     1 người

          - Quản lí:                                4 người

          3. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên:

3.1. Ban quản lí:

          + Hiệu trưởng: Quản lí và chỉ đạo hoạt động chung công tác bán trú, trực tiếp chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm, tài chính, tài sản bán trú, kiểm tra và duyệt thực đơn.

          + Phó hiệu trưởng: Quản lý, tổ chức, kiểm tra hoạt động ăn, ngủ của HS bán trú, quản lý bếp ăn, kiểm tra và quản lí đội ngũ nhân viên cấp dưỡng, quản sinh.

          + Kế toán: Phụ trách cơ sở vật chất, theo dõi quản lí tài sản bán trú. Lập hồ sơ quyết toán kinh phí. Kiểm diện học sinh bán trú mỗi ngày, nắm sĩ số học sinh có mặt, đăng ký số lượng khẩu phần ăn; tiếp nhận số lượng thực phẩm [ăn trưa, ăn xế]. Thực hiện các loại sổ để thông báo nội dung cần thiết đến Cha mẹ Học sinh.

          + Thủ quỹ: Thu tiền HS tham gia bán trú hằng tháng. Theo dõi trả tiền HS cắt cơm trong tháng.

          3.2. Cấp dưỡng: Đảm nhận chế biến thức ăn, phục vụ, chia thức ăn cho các lớp bán trú, làm vệ sinh nhà bếp, nhà ăn, khu vệ sinh của nhà bếp.

          3.3. Quản sinh: Có trách nhiệm phân chia khẩu phần ăn cho mỗi học sinh của lớp mình quản. Nhắc nhở học sinh vệ sinh trước khi ăn, sau khi ăn xong, ngủ dậy đánh răng rửa mặt và giặt bao gối, khăn hằng tháng cho học sinh. Có trách nhiệm quản học sinh trong giờ ngủ trưa, sắp xếp bàn ghế, đồ dùng học sinh ngăn nắp khi trả phòng.

          - Luôn quan tâm theo dõi, nắm chắc tình hình ăn, ngủ của học sinh, hiểu được tâm lý học sinh.

          - Rút kinh nghiệm từ thực tế của những năm học trước để phục vụ cho nhiệm vụ được giao đạt kết quả cao hơn.

          - Thường xuyên trao dồi kiến thức, hiểu được cơ bản về thực đơn, dinh dưỡng trong từng món ăn. Hướng dẫn cho học sinh dùng cơm hết suất. Không để học sinh bỏ cơm, thức ăn thường xuyên, kịp thời báo cáo, điều chỉnh chế độ ăn, chăm sóc học sinh hợp lý.

          - Quan tâm, dỗ cho học sinh ăn hết suất [đặc biệt là học sinh lớp 1, 2, 3] dựa vào mô hình giáo dục dinh dưỡng thông qua bữa ăn bán trú – Bộ minh họa “ 3 phút thay đổi nhận thức” giúp học sinh hiểu được lợi ích và giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm thật sống động, thông điệp ngắn ngọn, súc tích giúp học sinh dễ hiểu, dể nhớ. Đặc biệt  là những thực phẩm chưa quen thuộc trước đây.

          - Tập cho học sinh có thói quen tự ăn, ăn hết suất, ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc.

          - Bảo mẫu và giáo viên có sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ. Nắm được tình hình của học sinh và báo cáo chính xác cho BGH để kịp thời giúp đỡ các em đối với việc  ăn, ngủ trong tuần [những học sinh không ăn hết suất, không ngủ được… ], tìm hiểu lý do để giúp học sinh ăn, ngủ tốt.

          3.4. Nhân viên kê ván: làm nhiệm vụ kê ván cho HS ngủ, sửa lại bàn ghế theo vị trí ban đầu của lớp học và giữ trật tự nề nếp chung.

          3.5. Thanh tra thực phẩm: Hàng ngày kiểm tra việc tiếp nhận thực phẩm của nhà bếp [ về chất lượng và số lượng]

          3.6 Nhân viên y tế: Kiểm tra chất lượng thực phẩm, lưu và hủy mẫu thực phẩm, kiểm tra vệ sinh ATTP.

          3.7 Nhân viên hỗ trợ thu ngân và chấm cơm: Hỗ trợ công tác thu ngân và thông báo PH nộp tiền hàng tháng [nếu trễ]. Thực hiện chấm cơm hàng ngày và lên thực đơn.

          3.8. Nhân viên vệ sinh: Làm vệ sinh khu vệ sinh và các phòng bán trú trong thời gian bán trú.

 3.9. Bảo vệ phụ trách quản lý việc ra vào của học sinh trong giờ học sinh ở tại trường sinh họat bán trú và nước uống cho HS tại lớp.

          4. Mua sắm đồ dùng bán trú:

          Kế toán xây dựng kế hoạch mua sắm cụ thể phù hợp với số lượng học sinh tham gia bán trú được trưởng ban quản lí bán trú phê duyệt.

          5. Chi trả lương cho các thành viên làm công tác bán trú:

          - Chi cho nhóm người lao động trực tiếp:             75%

          - Chi cho công tác quản lí, theo dõi thu chi:                    15% 

          - Chi sửa chữa cơ sở vật chất:                                  8%

      VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

* Tháng 28/9/2020 - 11/2020:

          - Soạn thảo kế hoạch, chuẩn bị nội dung, cách thức tổ chức, tiến hành phân công cá nhân thực hiện.

          - Kiểm tra, thống kê để trang bị một số vật dụng cần thiết cho hoạt động bán trú.

          - Tổ chức cân đo, kiểm tra sức khỏe học sinh đầu năm để làm chuẩn đánh giá chất lượng và theo giỏi việc tăng, giảm cân của học sinh.

          - Hướng dẫn học sinh cách vệ sinh cá nhân sau khi ăn xong, sau khi ngủ dậy.

          - Hướng dẫn học sinh cách để giày, dép cho gọn gàng.

          - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm [ăn sạch, uống sạch, ở sạch].

          - Hướng dẫn học sinh cách đề phòng cận mắt và vẹo cột sống.

          - Giới thiệu bệnh Tay chân miệng [sự nguy hiểm, cách phòng và chống].

          - Tổ chức kiểm tra, ghi nhận tình hình và lưu biên bản nhắc nhở, đôn đốc giáo viên, nhân viên.

* Tháng 12/2020 - 02/2021:

          - Liên hệ phụ huynh thông báo tình hình sức khỏe của học sinh [thông báo qua sổ liên lạc].

          - Tổ chức các họat động tuyên truyền với phụ huynh về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức các họat động giáo dục học sinh vệ sinh, giữ gìn thân thể.

          - Sơ kết đợt một của công tác bán trú đánh giá tình hình chăm sóc học sinh bán trú.

          - Tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu về vệ sinh răng miệng.

          - Tổ chức vẽ tranh tuyên truyền về răng miệng.

          - Giới thiệu cho học sinh một số bệnh thông thường hay gặp và cách đề phòng bệnh.

          - Tiếp tục tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết. Sinh hoạt tìm hiểu về AIDS/HIV [nguyên nhân, cách đề phòng ].

          - Tổ chức kiểm tra, ghi nhận tình hình và lưu biên bản nhắc nhở, đôn đốc giáo viên, nhân viên.

* Tháng 03 - 05/2021:

          - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về một số bệnh của mắt và cách phòng chống vẹo cột sống.

          - và cách sống khỏe để phòng bệnh.

          - Kiểm tra toàn diện hoạt động bán trú.

          - Thống kê các số liệu liên quan đến công tác bán trú.

          - Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm.

          - Tổ chức kiểm tra, ghi nhận tình hình và lưu biên bản nhắc nhở, đôn đốc giáo viên, nhân viên.

          - Tổng vệ sinh toàn trường, lưu cất đồ vào kho./.

          Trên đây là Kế hoạch tổ chức bán trú của Trường Tiểu học Trần Văn Dư năm học 2020 – 2021. Đề nghị các tổ, bộ phận và các thành viên làm công tác bán trú triển khai thực hiện nghiêm túc./. 

Nơi nhận:                                                                  HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD&ĐT [báo cáo];

- Lưu: Bộ phận bán trú, VT.

      Phạm Thị Em

.

Video liên quan

Chủ Đề