Top 100 công ty tốt nhất thế giới năm 2024

Giá trị thương hiệu, khác với vốn hóa thị trường, được xem như tài sản vô hình bao gồm bản sắc và danh tiếng của thương hiệu, là yếu tố thúc đẩy sự lựa chọn và lòng trung thành của khách hàng cũng như quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp. Bảng xếp hạng của Interbrand đo lường giá trị thương hiệu dựa trên các cơ sở sau:

  • Hiệu quả tài chính của các sản phẩm hoặc dịch vụ mang thương hiệu;
  • Vai trò của thương hiệu trong quyết định mua hàng, sử dụng dịch vụ;
  • Sức mạnh cạnh tranh của thương hiệu, khả năng tạo ra lòng trung thành của khách hàng và lợi nhuận bền vững trong tương lai.

Năm 2022, danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới được Interbrand công bố đã ghi nhận tổng giá trị tích lũy của TOP 100 lần đầu tiên vượt mốc 3 nghìn tỷ đô la Mỹ, qua đó khẳng định vai trò ngày càng tăng của thương hiệu trong việc thúc đẩy thành công của các doanh nghiệp.

Top 100 công ty tốt nhất thế giới năm 2024

Interbrand công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh năm 2022

TOP 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2022

Bất chấp những xung đột lớn về địa chính trị dẫn tới nhiều bất ổn gia tăng cho nền kinh tế toàn cầu trong năm, xếp hạng 10 thương hiệu lớn nhất không có nhiều biến động so với năm 2021, ngoại trừ Nike thế chân McDonald’s để lần đầu tiên góp mặt trong Top 10, sau khi đạt tốc độ tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Top 100 công ty tốt nhất thế giới năm 2024

TOP 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2022 (Nguồn: InterBrand)

Vị trí dẫn đầu tiếp tục thuộc về Apple, thương hiệu có tổng giá trị hơn 482 tỷ đô la Mỹ – giá trị cao nhất của một thương hiệu từng được ghi nhận trong hơn hai thập kỷ qua.

Bên cạnh Apple, các thương hiệu công nghệ tiếp tục thống trị bảng xếp hạng khi chiếm 5 thương hiệu hàng đầu trong bảng, có thể kể tới Microsoft (278,2 tỷ USD) đã vượt qua Amazon (274,8 tỷ USD) để đứng thứ hai trong bảng xếp hạng, Google (251,7 tỷ USD) và Samsung (87,6 tỷ USD) lần lượt giữ vị trí thứ tư và thứ năm.

Phần còn lại của 10 công ty hàng đầu là: Toyota

6 (59,7 tỷ USD), Coca-Cola

7 (57,5 tỷ USD), Mercedes-Benz

8 (56,1 tỷ USD), Disney

9 (50,3 tỷ USD) và Nike

10 (50,2 tỷ USD).

Tesla tiếp tục nằm trong top 3 thương hiệu tăng trưởng cao nhất

Năm nay, Tesla xếp thứ 12 trong số 100 thương hiệu đắt giá nhất thế giới, tăng 2 bậc so với năm 2021. Mặc dù không thể tái hiện con số kỷ lục +184% giá trị thương hiệu của chính mình vào năm ngoái, Tesla vẫn nằm trong top 3 thương hiệu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, bên cạnh Microsoft và Chanel. Năm 2022, cả 3 thương hiệu này đều có giá trị thương hiệu tăng lên 32%.

Ghi nhận sự xuất hiện của 3 tân binh Airbnb, Red Bull và Xiaomi

Sự ổn định không chỉ đến từ các vị trí trong TOP 10 mà còn thể hiện trên toàn bộ bảng xếp hạng khi năm nay chỉ có 3 thương hiệu mới. Airbnb (

54), Red Bull (

64) và Xiaomi (

84) là những đại diện mới xuất hiện trong bảng xếp hạng, thay thế Uber, Zoom và nhà sản xuất máy móc nông nghiệp, John Deere.

Công nghệ và dịch vụ chiếm lĩnh bảng xếp hạng

Hơn một phần ba các thương hiệu trong danh sách thuộc lĩnh vực công nghệ điện tử và dịch vụ tài chính doanh nghiệp. Ngành xe cộ và Food&Beverage lần lượt góp mặt 15 và 12 thương hiệu. Các thương hiệu xa xỉ về thời trang, mỹ phẩm và thương hiệu hàng tiêu dùng đều có 9 đại diện tham gia. 21 thương hiệu còn lại thuộc về các ngành logistics, truyền thông, bán lẻ, đa ngành.

Top 100 công ty tốt nhất thế giới năm 2024

Tỉ lệ top 100 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh năm 2022 theo lĩnh vực

Mỹ áp đảo về số lượng thương hiệu

Mỹ vẫn là quê hương của phần lớn các thương hiệu trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu thế giới khi nắm giữ tới 49 thương hiệu. Châu Âu có sự góp mặt của 35 thương hiệu, phần lớn thuộc về các hãng xe hơi của Đức và thương hiệu xa xỉ của Pháp, Italia. Trong khi đó, các đại diện của Châu Á vẫn thuộc về 11 thương hiệu của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Top 100 công ty tốt nhất thế giới năm 2024

Ngày nay, các công ty thành công nhất thế giới bắt đầu chiến dịch kinh doanh không chỉ bằng sản phẩm mà còn bằng giá trị thương hiệu. Ngược lại với cách tiếp cận truyền thống là xây dựng thương hiệu xung quanh sản phẩm, các tập đoàn lớn đang xây dựng doanh nghiệp xung quanh thương hiệu của họ. Nói cách khác, thương hiệu đang được xem như tài sản và động cơ tăng trưởng quan trọng của doanh nghiệp.

Sự kiện quy tụ hơn 20 diễn giả trong nước và quốc tế, 800 CEO và giám đốc nhân sự đến từ các doanh nghiệp lớn. Hoạt động này được sự bảo trợ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Khảo sát được thực hiện độc lập, khách quan (từ tháng 4 đến tháng 9/2023) từ 63.878 người đi làm có kinh nghiệm của 18 nhóm ngành nghề và 9.638 sinh viên đến từ 113 trường đại học trên toàn quốc nhằm đo lường sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng của 752 doanh nghiệp; đồng thời, cập nhật những xu hướng mới nhất về nhân tài, nguồn nhân lực và môi trường làm việc tại Việt Nam.

Bà Thanh Nguyễn, Giám đốc Điều hành và Truyền cảm hứng hạnh phúc tại Anphabe, Trưởng Ban tổ chức cho biết, bảng xếp hạng năm nay được tách thành 2 hạng mục top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam đối với khối doanh nghiệp lớn, khối doanh nghiệp vừa.

"Bảng xếp hạng quy tụ nhiều tên tuổi lớn có sức hút trên thị trường lao động. Qua khảo sát nhiều năm cho thấy, có nhiều doanh nghiệp dù có quy mô vừa, chưa thể cạnh tranh "tay ngang" với các doanh nghiệp lớn nhưng vẫn có nhiều chính sách nhân tài hay đáng học hỏi", bà Thanh Nguyễn, CEO Anphabe.

Vì thế, việc tách bảng xếp hạng thành hai khối riêng vừa tạo ra sân chơi công bằng hơn, vừa có thêm cơ hội ghi nhận những nỗ lực trong việc xây dựng môi trường làm việc và chăm lo đời sống của người đi làm.

Top 100 công ty tốt nhất thế giới năm 2024

Đại diện các doanh nghiệp trao đổi tại lễ công bố.

Theo danh sách công bố, xếp ở vị trí số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam của khối doanh nghiệp vừa là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm PepsiCo Việt Nam. Công ty được bình chọn với chính sách luôn tôn trọng và đề cao giá trị con người để phát triển bền vững, hướng tới xây dựng một môi trường làm việc năng động, sáng tạo, cởi mở, khuyến khích phát triển sự nghiệp và cá nhân thông qua nhiều chương trình đào tạo, phúc lợi và gắn kết, củng cố đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm và đoàn kết.

Ở khối doanh nghiệp này, năm 2023 cũng là lần đầu tiên bảng xếp hạng có sự hiện diện của nhiều tên tuổi uy tín theo nhiều ngành nghề, đại diện cả các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Jollibee Việt Nam; Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam;…

Ở khối doanh nghiệp lớn, vị trí số 1 gọi tên Nestlé Việt Nam. Tập đoàn này không chỉ là biểu tượng của sự phát triển bền vững và liên tục đổi mới mà còn là hình mẫu về một môi trường làm việc lý tưởng với cam kết tạo ra một văn hóa làm việc hướng đến giá trị chung nơi mà mỗi tài năng đều được tỏa sáng theo cách riêng.

Ngoài ra, ở khối này, bảng xếp hạng ̀còn ghi nhận nhiều tên tuổi nổi bật khác, điển hình như: Suntory PepsiCo Việt Nam, Tập đoàn Vingroup; ACECOOK Việt Nam, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang;…

Song song với các hạng mục chính, chương trình năm nay mở rộng khảo sát thêm đối tượng sinh viên với sự tham gia của 9.638 sinh viên và 340 doanh nghiệp trên toàn quốc.

Từ đó, Ban tổ chức đã ghi nhận top 50 thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn với sinh viên như: Nestlé Việt Nam; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm PepsiCo Việt Nam; AEON Việt Nam;…

Khảo sát năm nay cũng tiếp tục mở rộng đến góc nhìn của nhân viên nội bộ, ghi nhận và vinh danh những doanh nghiệp có kết quả khảo sát nguồn nhân lực hạnh phúc tích cực nhất cho hạng mục doanh nghiệp tiêu biểu, có nguồn nhân lực hạnh phúc 2023.