Tổng bí thư liên hợp quốc là ai

Khánh Minh   -   Thứ hai, 24/01/2022 10:35 [GMT+7]

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nêu các ưu tiên trong năm 2022. Ảnh: UN

"Vào thời điểm sự chắc chắn ngày càng không chắc chắn hơn, các quốc gia phải đoàn kết để tạo ra một con đường mới, hy vọng hơn và bình đẳng hơn. Chúng ta đang đối mặt với 5 vấn đề đáng báo động đòi hỏi nỗ lực tập thể của tất cả các nước” - Tổng Thư ký phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đồng thời nhấn mạnh, các quốc gia "phải chuyển sang chế độ khẩn cấp" và bây giờ là lúc hành động, vì phản ứng sẽ quyết định kết quả toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới.

Trận chiến COVID-19

Ông Guterres nói, ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 phải được đặt lên hàng đầu ở khắp mọi nơi. "Các hành động của thế giới phải dựa trên cơ sở khoa học. Khoa học rất rõ ràng: Vaccine có tác dụng. Vaccine cứu sống con người” - ông Guterres nói. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng về vaccine vẫn tồn tại bất chấp chiến lược toàn cầu để tiêm chủng cho 40% dân số thế giới vào cuối năm ngoái và 70% vào giữa năm nay. Mặc dù 1,5 tỉ liều vaccine được sản xuất mỗi tháng, việc phân phối vaccine vẫn diễn ra "không đồng đều một cách đáng lo ngại".

Ông Guterres tuyên bố: “Thay vì để virus lây lan như cháy rừng, chúng ta cần phân phối vaccine nhanh như cháy rừng” - ông Guterres tuyên bố, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia và nhà sản xuất ưu tiên cung cấp cho sáng kiến ​​đoàn kết COVAX.

Cải cách tài chính toàn cầu

Theo người đứng đầu Liên Hợp Quốc, đại dịch cũng làm nổi bật sự thất bại của hệ thống tài chính toàn cầu, mà ông mô tả "bị phá sản về mặt đạo đức, ủng hộ người giàu và trừng phạt người nghèo”. Đầu tư sai lệch đang dẫn đến sự phục hồi không ổn định sau cuộc khủng hoảng, do đó, các quốc gia nghèo hơn đang có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong một thế hệ, trong khi các quốc gia có thu nhập trung bình bị từ chối xóa nợ mặc dù tỉ lệ đói nghèo tăng cao.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, Tổng Thư ký đã kêu gọi cải cách hệ thống tài chính toàn cầu để hỗ trợ tốt hơn cho các nước đang phát triển. Các biện pháp mà ông đã khuyến nghị bao gồm chuyển hướng Quyền rút vốn đặc biệt - một loại tài sản dự trữ nước ngoài - đến các quốc gia cần trợ giúp ngay bây giờ, xây dựng hệ thống thuế toàn cầu công bằng hơn và giải quyết các dòng tài chính bất hợp pháp.

Tình trạng khẩn cấp về khí hậu

Đối với Tổng Thư ký, các quốc gia không có lựa chọn nào khác hơn là chuyển sang “chế độ khẩn cấp” chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu. Thế giới đang đi sai hướng trong việc hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 độ so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, như được nêu trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Lượng khí thải toàn cầu phải giảm 45% vào cuối thập kỷ này để đạt được mức độ trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này, đòi hỏi phải có hành động quyết liệt trong năm 2022. Tất cả các quốc gia phát triển và đang phát triển là những quốc gia phát thải lớn phải làm nhiều hơn và nhanh hơn nữa. Người đứng đầu Liên Hợp Quốc kêu gọi thành lập các liên minh cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các quốc gia, bao gồm một số quốc gia phát thải lớn cần hỗ trợ trong việc chuyển đổi từ điện than sang năng lượng tái tạo.

Ông Guterres nói rõ: “Không có nhà máy than mới. Không mở rộng khai thác dầu khí. Bây giờ là lúc tăng đầu tư chưa từng có vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, tăng gấp ba lần lên 5.000 tỉ USD mỗi năm vào năm 2030”.

Công nghệ và không gian mạng

Trong khi công nghệ mang lại những khả năng phi thường cho nhân loại, ông Guterres cảnh báo rằng “sự hỗn loạn kỹ thuật số ngày càng tăng đang mang lại lợi ích cho những thế lực hủy diệt nhất và từ chối cơ hội cho những người bình thường”.

Ông nói về nhu cầu vừa mở rộng quyền truy cập Internet cho gần 3 tỉ người vẫn chưa được tiếp cận, vừa giải quyết các rủi ro như sử dụng sai dữ liệu, thông tin sai lệch và tội phạm mạng.

Người đứng đầu Liên Hợp Quốc kêu gọi các khuôn khổ quy định mạnh mẽ để thay đổi mô hình kinh doanh của các công ty truyền thông xã hội “thu lợi nhuận từ các thuật toán ưu tiên sự nghiện ngập, phẫn nộ và lo lắng với cái giá phải trả là an toàn công cộng”.

Ông đã đề xuất thành lập Hiệp ước Kỹ thuật số Toàn cầu, và Bộ Quy tắc Ứng xử Toàn cầu để chấm dứt dịch bệnh và cuộc chiến về khoa học, đồng thời thúc đẩy tính toàn vẹn trong thông tin công cộng, bao gồm cả trực tuyến.

Hòa bình và an ninh

Khi thế giới đang đối mặt với số lượng các cuộc xung đột bạo lực cao nhất kể từ năm 1945, hòa bình là điều rất cần thiết. Một lần nữa, Tổng Thư ký kêu gọi các quốc gia phải hành động khi đối mặt với những thách thức như tấn công nhân quyền và pháp quyền; chủ nghĩa dân túy, phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa cực đoan đang trỗi dậy; leo thang các cuộc khủng hoảng nhân đạo...

Ông Guterres nhấn mạnh cam kết của Liên Hợp Quốc đối với hòa bình, cam kết không tiếc nỗ lực trong việc vận động hành động quốc tế trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu.

Nhấn mạnh rằng “thế giới này quá nhỏ cho rất nhiều điểm nóng”, ông Guterres kêu gọi một Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thống nhất để giải quyết những thách thức này.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: REUTERS

"COVID-19 sẽ không phải là đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt. Khi đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe này, chúng ta cần chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo. Nhân Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh, chúng ta hãy tập trung, chú ý và đầu tư cho vấn đề này", ông Guterres nói.

Theo ông Guterres, COVID-19 đã phơi bày nhiều lỗ hổng y tế và nhân loại cần chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo.

"COVID-19 đã chứng minh một căn bệnh truyền nhiễm có thể hoành hành khắp thế giới, đẩy hệ thống y tế đến bờ vực sụp đổ và thay đổi cuộc sống hằng ngày nhanh đến thế nào. Nó cũng cho thấy chúng ta chưa rút được bài học sau những tình huống y tế khẩn cấp như SARS, cúm gia cầm, Zika, Ebola và những bệnh khác", Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc [LHQ] cho biết.

Ông Guterres khẳng định COVID-19 là một lời nhắc nhở rằng thế giới đã không chuẩn bị đủ để ngăn các đợt bùng dịch địa phương lan qua biên giới và gây ra đại dịch toàn cầu.

"Các bệnh truyền nhiễm vẫn là một mối đe dọa rõ ràng với mọi quốc gia. Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch kế tiếp trong khi vẫn phản ứng với cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện tại", ông Guterres nói thêm.

Tổng thư ký LHQ cũng kêu gọi đảm bảo quyền tiếp cận vắc xin COVID-19 công bằng cho mọi người.

Trong cuộc họp báo tuần trước, theo tờ Indian Express, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới [WHO] Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng đã cảnh báo các chương trình tiêm tăng cường có thể kéo dài đại dịch và gia tăng sự bất bình đẳng.

Cuối năm 2020, Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết thành lập "Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh" vào ngày 27-12 do chính Việt Nam chủ trì đề xuất, nhằm kêu gọi sự ủng hộ của thế giới với tầm quan trọng của việc phòng ngừa và sẵn sàng hợp tác chống lại dịch bệnh.

Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 5,4 triệu người trên thế giới.

Mỹ giám sát hơn 60 du thuyền có ca mắc COVID-19

ANH THƯ

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. [Ảnh: THX/ TTXVN]

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại rằng tình hình toàn cầu hiện nay đang trở nên hỗn loạn và khó dự đoán hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đồng thời đưa ra các nhiệm vụ ưu tiên, cũng đồng là 5 vấn đề báo động đối với thế giới cần giải quyết trong năm nay.

Phát biểu tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc ngày 21/1, Tổng Thư ký Guterres nêu rõ: "Tôi muốn bắt đầu năm nay bằng cách đưa ra 5 cảnh báo. Đó là cảnh báo về đại dịch COVID-19, tình hình tài chính toàn cầu, hành động vì khí hậu, tình trạng thiếu tôn trọng pháp luật trong không gian mạng và hòa bình cùng an ninh."

Ông nhấn mạnh đây là 5 vấn đề đáng báo động đòi hỏi nỗ lực tập thể của tất cả các nước.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng COVID-19 tiếp tục cướp đi các sinh mạng cũng như những hy vọng và làm đảo lộn các kế hoạch. Trong khi đó, sự bất bình đẳng ngày càng lớn, lạm phát tiếp tục gia tăng.

[Nhìn lại thế giới năm 2021: Liên hợp quốc nỗ lực thúc đẩy đoàn kết]

Cuộc khủng hoảng khí hậu, tình trạng ô nhiễm và mất đa dạng sinh học đang hoành hành.

Thế giới phải đối mặt với những bất ổn chính trị và các cuộc xung đột khốc liệt. Sự nghi kỵ giữa các cường quốc trên thế giới đang lên đến đỉnh điểm.

Cùng với đó là những siêu xa lộ thông tin lan tràn các nội dung hận thù và dối trá, kích động những xung đột tồi tệ nhất của nhân loại.

Nhà lãnh đạo tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu khẳng định tất cả những thách thức này phản ánh sự thất bại của quản trị toàn cầu.

Các khuôn khổ đa phương trong các lĩnh vực, từ y tế toàn cầu đến công nghệ kỹ thuật số, hiện đã lỗi thời và không còn phù hợp với mục đích thực tế. Chúng không giúp bảo vệ nền kinh tế thế giới cũng như hệ thống tài chính và chăm sóc y tế toàn cầu.

Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh hiện là lúc thế giới cần hành động. Ông khẳng định phản ứng của thế giới đối với 5 cảnh báo khẩn cấp nói trên sẽ quyết định tiến trình của con người và thế giới trong nhiều thập kỷ tới.

Thế giới cần đặt chế độ khẩn cấp và giải quyết triệt để 5 vấn đề báo động này bằng cách đối phó hiệu quả với đại dịch COVID-19, cải cách hệ thống tài chính toàn cầu để đảm bảo phục hồi công bằng, giải quyết khủng hoảng khí hậu, đặt con người vào trung tâm của thế giới kỹ thuật số và các công nghệ tiên tiến, đồng thời mang lại hòa bình bền vững.

Tổng Thư ký Guterres cũng bày tỏ quan ngại rằng tình hình toàn cầu hiện nay đang trở nên hỗn loạn và khó dự đoán hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Ông đánh giá: “Chiến tranh Lạnh có một số quy tắc nhất định. Đó là giữa hai khối. Hai khối đó đã được định rõ… Mỗi khối đều có liên minh quân sự riêng. Có những quy tắc rõ ràng và cơ chế rõ ràng nhằm ngăn chặn xung đột. Chiến tranh Lạnh, ở một mức độ nào đó, không bao giờ nóng lên do tồn tại một mức độ nhất định trong khả năng có thể dự đoán được.”

Theo Tổng Thư ký, những gì mà thế giới đang chứng kiến hiện nay hỗn loạn hơn và khả năng dự đoán được tình hình cũng trở nên hữu hạn hơn. Thế giới không có bất cứ công cụ nào để đối phó với khủng hoảng và vì vậy, ông nhấn mạnh, thế giới đang sống trong một tình huống nguy hiểm.

Tổng Thư ký Guterres cũng hối thúc Mỹ và Trung Quốc đối thoại về thương mại và công nghệ để tránh gây ra sự phân cực trên thị trường và nền kinh tế thế giới.

Ông bày tỏ ủng hộ thiết lập một thị trường toàn cầu thống nhất và một nền kinh tế toàn cầu thống nhất.

Ông kêu gọi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tìm điểm chung về thương mại và công nghệ thông qua đối thoại và đàm phán để tránh xảy ra kịch bản phân cực nêu trên./.

Phương Hồ [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề