Tôi đã học tập như thế nào Ngữ văn 8

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Sách giải văn 8 bài tôi đi học [Cực Ngắn], giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 8, sách giải ngữ văn lớp 8 bài tôi đi học sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 8 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 8, giải bài tập sgk văn 8 đạt được điểm tốt:

Chia làm 4 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “… rộn rã”: Những hình ảnh gợi cho nhân vật “tôi” nhớ về kỉ niệm ngày tựu trường.

Phần 2: tiếp theo “….trên ngọn núi”: Cảm nhận của “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường.

Phần 3: Từ “Trước sân trường ….” đến “…chút nào hết.”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.

Phần 4: Đoạn còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.

Hằng năm, cứ vào cuối thu, lòng tôi lại nao nức nhớ về kỉ niệm ngày tựu trường. Tôi không thể quên buổi sáng hôm ấy, tiết trời đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi dẫn tôi đi trên con đường làng quen thuộc, nhưng lần này tôi cảm thấy lạ, bởi: Hôm nay tôi đi học. Dọc đường, nhìn các cậu bạn cùng tuổi cầm sách vở bút thước gọn gàng mà tôi thèm muốn được như thế. Trong bộ quần áo mới tôi thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn. Trước sân trường dày đặc người, trường Mỹ Lý của tôi xinh xắn, oai nghiêm. Những cậu học trò mới như tôi bỡ ngỡ, rụt rè và cả lo sợ, bất giác chúng tôi còn òa khóc . Được sự khuyến khích, an ủi của ông Đốc và sự động viên, cổ vũ của mẹ, chúng tôi đã vào lớp. Bước vào lớp, tôi bỗng cảm thấy mọi thứ thật thân quen, từ bàn ghế đến người bạn chưa từng gặp. Tôi vòng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: Tôi đi học!

– Những điều gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên:

    + Tiết trời cuối thu: Lá ngoài đường rụng nhiều, những đám mây bàng bạc…

    + Hình ảnh “mấy em nhỏ rụt rè núp dưới bóng mẹ lần đầu tiên đến trường”

– Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự thời gian,không gian và trình tự tâm lí:

    + Trình tự thời gian: Từ hiện tại nhớ về quá khứ

    + Trình tự không gian: Trên đường đến trường, trước và trên sân trường, trong lớp học

    + Trình tự tâm lí: Khi cậu bé đi cùng mẹ trên con đường làng, khi đứng trước sân trường, khi nghe tiếng trống vào lớp, lúc thấy các anh chị lớp cũ và các bạn mới như mình, lúc chờ ông Đốc gọi tên, lúc giờ học bắt đầu

Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ cuả nhân vật “tôi” :

– Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường:

    + Con đường, cảnh vật xung quanh vốn rất quen thuộc, nhưng hôm nay cậu cảm thấy lạ, nhận thấy cảnh vật thay đổi vì trong lòng đang có sự thay đổi.

    + Cảm thấy “trang trọng và đứng đắn” trong bộ cánh mới

    + Hai quyển vở nhỏ bỗng nặng và cậu muốn cầm chúng thật chặt, cầm cả bút thước

    + Bỗng thấy ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm khác thường

    + Cảm thấy mình nhỏ bé, lo sợ vẩn vơ

→ Khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp.

    + Chờ gọi tên mà cảm thấy như “tim ngừng đập”, khi nghe gọi đến tên mình thì “giật mình và lúng túng”

    + Cảm thấy “nặng nề” khi sắp phải bước vào lớp

    + Nức nở òa khóc khi thấy các bạn khóc lúc sắp bước vào lớp học

    + Có cảm giác như bước vào thế giới khác“Chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này”

→ Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:

    + Cảm thấy mới mẻ và thích thú, xốn xang: mọi thứ như vừa lạ vừa quen từ bàn ghế, lớp học đến bạn bè “Tôi nhìn bàn ghế,,,chút nào”

    + Hình ảnh cácnh chim gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ rong chơi và tiếng phấn thầy gạch trên bảng đã đánh dấu sự sng trang trong cuộc đời và tâm tưởng của “tôi”

Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của những người lớn

→ Phụ huynh: Chu đáo. ân cần, dịu dàng hết mực, luôn quan tâm động viên những đứa con của mình, họ cũng hồi hộp, lo lắng cùng các con.

→ Ông Đốc: Hiền hậu, kiên nhẫn, yêu thương lũ trẻ

→ Thầy giáo: Người thầy vui tính, quan tâm yêu thương học sinh

→ Những thái độ cử chỉ của người lớn đã cho ta thấy được tấm lòng yêu thương, sự quan tâm và trách nhiệm của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai.

Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh:

– “Tôi quên thế nào được…bầu trời quang đãng”

Ý nghĩa: Đây là hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm trong sáng, đẹp đẽ của tác giả về ngày tựu trường.

– “Ý nghĩ ấy…trên ngọn núi”

Ý nghĩa: Thể hiện ý nghĩ ấy chỉ thoáng qua, không làm cậu bận tâ, hay lo lắng, đồng thời cũng cho ta thấy được tâm hồn thơ mộng của câu.

– “Cũng như tôi…ngập ngừng e sợ”

Ý nghĩa: Thể hiện tâm trạng của những cậu học trò mới, háo hức muốn bước vào trường học-một thế giới mới nhưng còn lo lắng, rụt rè

– “Nói các cậu…tưởng tượng”

Ý nghĩa: Tiếng trống có tác động mãnh liệt đến các cậu học sinh mới, như thôi thúc, giục giã những tâm hồn non nớt muốn bước vào thế giới rộng lớn nhưng còn rụt rè, e sợ.

Nhận xét về đăch sắc nghệ thuật của truyện:

→ Đặc sắc nghệ thuật:

    + Bố cục theo dòng hồi tường,

    + Sự đan xen các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

    + Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế, đặc sắc.

→ Sức cuốn hút của tác phẩm:

    + Tình huốn truyện theo dòng hồi tưởng

    + Hình ảnh tươi đẹp, trong sáng, nhẹ nhàng

    + Tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn và những tâm lí của các em học sinh

    + Sự gợi nhớ chop người đọc: Những hình ảnh trong bài, diễn biến tâm lí của các em dường như đều có bóng dáng của mỗi chúng ta trong ngày đầu tiên tựu trường.

Trong truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh, dòng cảm chúng của nhân vật “tôi” đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng sâu sắc. Những cảm xúc ấy thật trong sáng, thiêng liêng. Đó là sự bồi hồi, bỡ ngỡ khi sắp bước vào một thế giới đầy mới lạ. Ai chẳng một lần lo sợ đến òa khóc như cậu trong ngày đầu tiên đến trường. Rời xa vòng tay gia đình, như chú chim non đang bắt đầu tập bay. Những cảm xúc ấy thật tự nhiên, thật đáng quý trong cuộc đời mỗi con người.

Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong ngày khai trường đầu tiên:

       Gợi ý: Học sinh có thể kể lại ấn tượng về ngày khia trường đầu tiên của mình theo trình tự thời gian, trình tự không gian hoặc kết hợp 2 trình tự. Học sinh cần kể được những kỉ niệm đáng nhớ trong ngày khai giảng đầu tiên, cần phải trình bày được tâm trạng, cảm xúc của mình gắn với từng hình ảnh, kỉ niệm.

Mở bài: Giới thiệu khái quát về ấn tượng của ngày đầu tiên đi học.

Thân bài:

– Kể về sự chuẩn bị và tâm trạng trước ngày đầu tiên đến trường

    + Sự chuẩn bị của bản thân [ sách vở, quần áo, cặp…].

    + Sự chăm chút, chu đáo của mẹ, của gia đình

    + Tâm trạng trước đêm đi học đầu tiên: háo hức, hồi hộp, trằn trọc…

– Kể về khung cảnh, cảm xúc của bản thân trên đường đến trường

       + Thời tiết, cảnh các bạn học sinh khác trên đường đến trường như mình như nào?…

       + Cảm xúc của bản thân trước khung cảnh khác thường ấy

– Kể về những kỉ niệm khi bước vào ngôi trường, lớp học

       + Kỉ niệm về ấn tượng với ngôi trường, bạn bè, thầy cô, lớp học những tình huống em gặp trong ngày đầu tiên đi học ấy

       + Tập trung kể chi tiết một kỉ niệm nào đó để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.

Kết bài: Khái quát lại những ấn tượng sâu sắc nhất về ngày đầu tiên tới trường. Cảm xúc của em mỗi khi nhớ về ngày đó như thế nào?

Bộ đề Đọc hiểu văn bản học kì 1 lớp 8 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 8 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Bộ đề Đọc hiểu văn bản học kì 1 lớp 8 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 bao gồm 11 đề đọc hiểu văn bản chọn lọc có đáp án với các câu hỏi giúp các em ôn luyện phần ngữ pháp Tiếng Việt của mình được hiệu quả.

Đề đọc hiểu Ngữ văn 8 chọn lọc

  • Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 1
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 2
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 3
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 4
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 5
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 6
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 7
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 8
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 9
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 10
  • Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 11

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 8.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 1

Đọc đoạn câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn
Ai ngờ từ đó bặt tin nhau.

...Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em mãi là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

[Núi Đôi - Vũ Cao - Thơ tình thế kỉ XX]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh.

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ đặc sắc nhất trong 4 dòng thơ cuối và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 5 dòng đến 7 dòng nêu suy nghĩ của anh/chị về vai trò, lí tưởng của tuổi trẻ sau khi đọc đoạn thơ trên.

Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 1

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh: ngõ chùa cháy đỏ những thân cau, lỗi hẹn, bặt tin.

Câu 3:

Biện pháp tu từ đặc sắc nhất trong 4 dòng thơ cuối: so sánh [anh - sao sáng dẫn đường, em - hoa trên núi].

Tác dụng: ca ngợi vẻ đẹp của con người trong thời chiến đồng thời nhấn mạnh niềm tự hào về vẻ đẹp lí tưởng của phẩm chất cách mạng.

Câu 4:

- Gợi ý đoạn văn:

Vai trò, lí tưởng của tuổi trẻ: tuổi trẻ là măng non tương lai của đất nước, đất nước có phát triển phồn thịnh hay không là do sự cống hiến của những người trẻ sau này. Chính vì thế, mỗi người trẻ cần sống có ước mơ, lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp và cố gắng trau dồi, hoàn thiện bản thân nhất có thể.

Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Lỗi lầm và sự biết ơn

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

[theo Hạt giống tâm hồng]

Câu 1: Người bạn trong câu chuyện trên đã viết và khắc lên đâu?

Câu 2: Nêu nội dung chính của câu chuyện.

Câu 3: Em rút ra được điều gì qua câu chuyện trên?

Câu 4: Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện [Bằng một đoạn văn].

Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 2

Câu 1:

Người bạn trong câu chuyện trên đã viết lên cát và khắc lên đá.

Câu 2:

Nội dung chính của câu chuyện: hãy cố gắng lãng quên những lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình để sống tốt hơn. Tuy nhiên phải biết khắc ghi công ơn của người khác với mình.

Câu 3:

Bài học rút ra: đôi lúc trong cuộc sống, người xung quanh sẽ là cho chúng ta muộn phiền nhưng không nên để tâm và sống tốt, duy trì những mối quan hệ cần thiết, hãy bao dung.

Câu 4:

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

Bài học rút ra: hãy bao dung trước lỗi lầm của người khác và ghi nhớ ơn nghĩa của người khác với mình.

Trong cuộc sống con người sẽ có nhiều biến cố xảy ra, hãy sẵn sàng đối đầu; sống chan hòa với mọi người, sẵn sàng bao dung với những lỗi lầm của người khác.

Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 3

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”…

…Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”

[Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015].

Câu 1: Theo tác giả bài viết, “Lòng nhân ái có được” là do những yếu tố nào?

Câu 2: Tại sao tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”?

Câu 3: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em?

Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 3

Câu 1:

Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”.

Câu 2:

Lòng nhân ái rất cần trong đời sống vì đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người.

Câu 3:

Học sinh lựa chọn thông điệp phù hợp với bản thân mình và lí giải lí do vì sao lựa chọn thông điệp đó một cách hợp lí nhất.

Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 4

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

Câu 1 [0,5đ]: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 [0,5đ]: Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Câu 3 [1đ]: Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 [2đ]: Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 4

Câu 1 [0,5đ]:

Đoạn trích trên trích từ văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh.

Câu 2 [0,5đ]:

Bối cảnh trong đoạn trích là ngày khai trường đầu tiên khi tác giả vào lớp 1.

Câu 3 [1đ]:

Biện pháp nghệ thuật: so sánh [những người học trò mới - con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ].

Tác dụng: giúp người đọc dễ dành hình dung ra sự rụt rè của các em học sinh mới đồng thời làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và sinh động hơn.

Câu 4 [2đ]:

- Gợi ý những cảm xúc ngày đầu tiên đi học:

Hồi hội, lo lắng, háo hức không biết trường lớp mới và các thầy cô sẽ như thế nào.

Ngại ngùng, rụt rè, e sợ khi đến trường và rời xa bàn tay bố mẹ.

Bỡ ngỡ khi ngồi trong lớp học và tập viết những chữ cái đầu tiên.

Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 5

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Câu 1 [1đ]: Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả như thế nào?

Câu 2 [1đ]: Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nên tác dụng.

Câu 3 [2đ]: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp lao động của những con người Việt Nam.

Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 5

Câu 1 [1đ]:

Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả: dân trai tráng hăng hái phăng mái chèo, cả con thuyền hăng như con tuấn mã, cánh buồm giương to như linh hồn của làng chài rướn thân hòa mình cùng thiên nhiên.

Câu 2 [1đ]:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh [Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã; Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng], nhân hóa [Rướn thân trắng, góp].

Tác dụng: làm cho bức tranh ra khơi thêm sinh động hơn, sự vật như có hồn hơn.

Câu 3 [2đ]:

- Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau:

Nét đẹp lao động của con người Việt Nam được biểu hiện như thế nào? [cần cù, chăm chỉ, vượt khó…].

Thành quả họ đã nhận lại là gì?

Em học được bài học gì từ những nét đẹp đó.

Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 6

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Cuối thu

Cuối thu, trời biếc, lúa vàng bông,
Cỏ nhạt màu xanh, lá úa hồng,
Hôm tối chân trời sương tím phủ
Gió đưa hương lúa bốc thơm lừng.

[Đoàn Văn Cừ]

Câu 1 [0,5đ]: Kể tên những màu sắc trong đoạn thơ trên.

Câu 2 [0,5đ]: Đoạn thơ gợi cho em nghĩ đến mùa thu ở đâu?

Câu 3 [1đ]: Đoạn thơ đã để lại cho em ấn tượng gì về mùa thu?

Câu 4 [2đ]: Viết đoạn văn ngắn miêu tả mùa thu trên quê hương em.

Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 6

Câu 1 [0,5đ]:

Những màu sắc trong đoạn thơ trên: biếc, vàng, xanh, hồng, tím.

Câu 2 [0,5đ]:

Đoạn thơ gợi cho em nghĩ đến mùa thu trên đồng quê với mùa lúa chín.

Câu 3 [1đ]:

Ấn tượng về màu thu qua đoạn văn: đó là mùa thu nhiều màu sắc ở một miền quê, vô cùng thanh bình, mộng mơ làm say đắm lòng người…

Câu 4 [2đ]:

Vì mỗi miền quê có những đặc trưng khá nhau vào mùa thu nên học sinh tự lựa chọn những điểm nổi bật nhất để miêu tả mùa thu trên quê hương mình.

Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 7

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.”

Câu 1 [0,5đ]: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 [0,5đ]: Kể tên những tính từ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3 [1đ]: Nêu nội dung chính của đoan trích.

Câu 4 [1,5đ]: Đoạn trích để lại cho em những suy nghĩ gì? [Trình bày thành đoạn văn ngắn].

Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 7

Câu 1 [0,5đ]:

Đoạn trích trên thuộc văn bản Lão Hạc của tác giả Nam Cao.

Câu 2 [0,5đ]:

Những tính từ được sử dụng trong đoạn trích: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn, đáng thương, lo lắng, buồn đau, ích kỉ.

Câu 3 [1đ]:

Nôi dung chính của đoạn trích: hãy cố gắng thấu hiểu những người xung quanh để nhận ra những giá trị tốt đẹp ẩn sau họ mà đã bị những lo toan bộn bề của cuộc sống che lấp mất.

Câu 4 [1,5đ]:

- Những suy nghĩ sau đoạn trích:

Cuộc sống ai cũng sẽ có những bộn bề và nỗi lo riêng khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những người xung quanh.

Mỗi người đều có vẻ đẹp riêng ẩn sâu trong con người của họ, hãy cố gắng mở rộng tấm lòng để thấu hiểu, chúng ta sẽ nhận ra những điều đó và từ đó cảm thông với họ hơn.

Không nên đánh giá người khác qua vẻ ngoài hoặc qua một vài hành động của họ.

Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 8

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.

Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. […]

Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

[Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường]

Câu 1 [1đ]: Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu?

Câu 2 [1đ]: Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng.

Câu 3 [2đ]: Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì?

Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 8

Câu 1 [1đ]:

Thói quen tốt là: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,…

Thói quen xấu là: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự,…

Câu 2 [1đ]:

Biện pháp tu từ: liệt kê [liệt kê những thói quen tốt và thói quen xấu].

Tác dụng: làm cho người đọc dễ dàng hình dung ra và hiểu biết hơn về khái niệm của thói quen tốt và thói quen xấu.

Câu 3 [2đ]:

Học sinh tự nêu ra những hành động giúp bản thân rèn luyện được thói quen tốt.

- Gợi ý:

Về học tập: mỗi ngày dành ra một thời gian nhất định để học hành nghiêm túc, tìm hiểu về những kiến thức và không xâm phạm đến thời gian đó; bài nào không hiểu hỏi thầy cô,…

Về cuộc sống: dậy sớm, tập thể dục 30 phút mỗi sáng, khi tức giận nên im lặng rồi tìm cách giải quyết, hạn chế sử dụng mạng xã hội,…

Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 9

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.”

Câu 1 [0,5đ]: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 [1,5đ]: Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?

Câu 3 [2đ]: Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử.

Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 9

Câu 1 [0,5đ]:

Đoạn văn trên trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng.

Câu 2 [1đ]:

Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả: không còm cõi xơ xác quá như lời người cô nói. Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

Câu 3 [1,5đ]:

Cảm nghĩ về tình mẫu tử: học sinh tự nêu những cảm nhận của mình bằng đoạn văn ngắn.

Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 10

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước dịu hiền của sông Hương. Những mái chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ.”

[Dẫn theo Tiếng Việt thực hành]

Câu 1 [0,5đ]: Những sự vật nào của Huế được nhắc đến trong đoạn trích trên?

Câu 2 [1,5đ]: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 3 [2đ]: Cảm nhận của em về Huế qua đoạn trích trên.

Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 10

Câu 1 [0,5đ]: Những sự vật được nhắc đến trong đoạn trích: sông Hương, núi Ngự Bình, chiếc thuyền, mái chèo, cây thanh trà, phượng vĩ.

Câu 2 [1,5đ]:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh [sông Hương - dải lụa xanh, núi Ngự Bình - cái yên ngựa].

Tác dụng: Làm cho hình ảnh sông Hương và núi Ngự Bình thêm sinh động giúp bạ đọc dễ dàng hình dung ra cảnh vật này hơn.

Câu 3 [2đ]:

- Cảm nhận của em về Huế:

Là một thành phố trong xanh, xinh đẹp, thơ mộng trữ tình làm xao xuyến bao trái tim con người.

Gợi mở một cuộc sống thanh bình, yên ả, nên thơ.

Nhắc nhở bản thân có ý thức bảo vệ, giữ gìn những vẻ đẹp thuần túy này của nước nhà.

Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 11

“Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”

Câu 1 [0,5đ]: Đoạn trích trên được trích từ đâu? Tác giả là ai?

Câu 2 [1,5đ]: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 3 [2đ]: Đoạn trích đã để lại cho em những suy nghĩ gì?

Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 số 11

Câu 1 [0,5đ]: Đoạn trích được trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng.

Câu 2 [1,5đ]:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh [cổ tục được so sánh với hòn đá, cục thủy tinh].

Tác dụng: làm cho cái vô hình trở thành một vật thể có hình hài cố định đồng thời thể hiện sự căm ghét, oán hờn của tác giả với những cổ tục đó; dù nó có là những thứ gai góc khó nuốt như hòn đá, cục thủy tinh cũng cố nuốt nó để bảo vệ người mẹ tội nghiệp của mình.

Câu 3 [2đ]:

- Đoạn trích để lại cho em suy nghĩ:

Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp, một người con luôn yêu thương và tin tưởng mẹ mình tuyệt đối, sẵn sàng đứng ra bảo vệ mẹ của mình trước những cổ tục lạc hậu của xã hội dù bản thân mình có bị chà đạp.

Những cổ tục lạc hậu của xã hội đã trực tiếp đẩy con người đến những khó khăn, bờ vực của cuộc sống khiến họ vào bước đường cùng, đáng bị xóa bỏ và cải cách để tiến bộ hơn.

---------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Mở bài - Kết bài Ngữ văn 8
  • Tóm tắt tác phẩm môn Ngữ Văn lớp 8
  • Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Bộ đề Đọc hiểu văn bản học kì 1 lớp 8 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 8, Trắc nghiệm Tiếng Anh 8, Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Video liên quan

Chủ Đề