Sữa chua la món an bổ dưỡng theo Y em như thế nào

6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu ăn dặm. Đây cũng là lúc mẹ có thể giới thiệu cho con món sữa chua thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ đã biết cách dùng sữa chua cho bé 6 tháng sao cho đạt hiệu quả cao nhất?

Nhiều mẹ mới tập cho con ăn dặm không dám thử nhiều loại thực phẩm khác nhau vì sợ sẽ làm con bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, khi mẹ bắt đầu bổ sung sữa chua cho bé 6 tháng, những lo lắng vô căn cứ này sẽ được dẹp bỏ khá triệt để.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ nên cho trẻ ăn dặm bằng món sữa chua khi trẻ được 6 tháng tuổi. Bởi sữa chua được xem là thực phẩm an toàn và tốt nhất cho trẻ, chúng cung cấp một lượng lớn protein, canxi, vitamin A, B, khoáng chất và các lợi khuẩn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho hệ thống tiêu hóa và toàn bộ cơ thể của của trẻ nhỏ.

Sữa chua được xem là thực phẩm an toàn bởi sữa chua được làm từ sữa được lên men tự nhiên bởi các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, đường lactoza trong sữa được chuyển thành a-xít lactic.

Axit này làm đông thành phần sữa đạm trong sữa làm sữa chua đặc, sánh, rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Nếu mẹ cho bé ăn sữa chua đúng cách, con cũng sẽ tiêu hóa tốt các loại thức ăn khác nhờ sự giúp đỡ của a-xít lactic và các lợi khuẩn.

Trong lần đầu tiên ăn sữa chua, mẹ chỉ nên thử cho bé ăn 1 muỗng. Loại sữa chua tốt nhất cho trẻ ăn dặm là sữa chua không đường

Lượng sữa chua thích hợp cho bé 6 tháng tuổi

Lứa tuổi lý tưởng cho trẻ ăn sữa chua là khi trẻ bắt đầu ăn dặm, khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý về lượng sữa chua cho bé 6 tháng.

Quan điểm ăn càng nhiều càng tốt là sai, vì lượng sữa chua thích hợp cho trẻ ăn được tính theo tuổi của bé. Nếu muốn biết cho trẻ 6 tháng ăn sữa chua như thế nào cho đủ thì tham khảo liều lượng sau:

  • 6-10 tháng: 50g/ngày
  • 1-2 tuổi: 80g/ngày
  • Trên 2 tuổi: 100g/ngày

Để biết làm sao cho bé 6 tháng ăn sữa chua đúng cách, mẹ hãy tham khảo những thông tin sau:

1. Sữa chua cho bé 6 tháng nên dùng loại nào?

Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi có thể ăn sữa chua được lên men từ sữa bò, nhưng với những bé bị dị ứng sữa bò, mẹ cũng có thể làm sữa chua từ sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức dành riêng cho bé dị ứng.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tự làm hoặc tìm mua loại sữa chua làm từ sữa đậu nành lên men.

2. Nên cho bé ăn sữa chua vào lúc nào trong ngày?

Cho trẻ 6 tháng ăn sữa chua như thế nào? Mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua sau bữa ăn là tốt nhất vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua [probiotics] phát triển ở điều kiện nồng độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5.

Khi trẻ đói, nồng độ pH trong dạ dày bằng 2, còn sau khi ăn, nồng độ pH có thể lên 3-5, vì lúc này da dày co bóp mạnh, chính điều này là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn có lợi hoạt động.

Một số lưu ý khác mà mẹ cần nhớ khi cho con ăn sữa chua, đó là mẹ nên cho trẻ súc miệng ngay sau khi ăn vì các vi khuẩn có trong sữa chua có thể làm hại men răng của trẻ.

Không cho trẻ dùng sữa chua chung với thuốc vì trong thuốc có thể có chất kháng sinh hoặc amin lưu huỳnh có thể tiêu diệt vi khuẩn trong sữa chua. Mẹ không nên cho trẻ ăn sữa chua quá lạnh hay đun nóng sữa chua vì làm như vậy sẽ mất đi lượng dinh dưỡng đáng kể.

Cách làm sữa chua cho bé 6 tháng tại nhà cho bé

Dưới đây là cách làm sữa chua tại nhà, mẹ cùng nghiên cứu để chăm sóc bé yêu nhé:

Nguyên liệu:

  • 3 thìa sữa chua không đường
  • Sữa công thức bé dùng hàng ngày hoặc sữa mẹ

Cách làm sữa chua cho bé 6 tháng:

  • Pha sữa công thức 300-350ml theo đúng tỉ lệ pha sữa cho bé uống. Đánh tan 3 thìa sữa chua không đường cho vào sữa công thức và khuấy đều.
  • Sau đó múc sữa vào các hũ thủy tinh đã rửa sạch và đậy nắp lại.
  • Tiếp theo đó là giai đoạn ủ sữa chua. Nếu không có máy làm sữa chua thì mẹ có thể ủ sữa chua bằng thùng xốp hoặc bằng nồi cơm điện, nồi ủ…
  • Đặt các hộp sữa chua vào thùng xốp giữ nhiệt sau đó cho nước nóng khoảng 70 độ C vào sao cho nước ngập 1/2 đến 2/3 hũ sữa chua rồi đậy kín nắp thùng xốp lại để khoảng 4-8h tùy theo mẹ muốn sữa sẽ chua nhiều hay ít.
  • Sau đó lấy các hũ sữa chua ra lau ráo nước và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Với công thức trên, mẹ đã có thể yên tâm tạo ra món sữa chua cho bé 6 tháng vừa thơm ngon, vừa vệ sinh rồi đấy. Sữa chua có thể để trong ngăn mát tủ lạnh 1 tuần. Mẹ có thể điều chỉnh công thức theo tỷ lệ thích hợp để bé ăn hết trước khi sữa trở nên quá chua.

Mẹ cho bé 6 tháng ăn sữa chua cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không cho bé ăn sữa chua khi đói, tuyệt đối không dùng sữa chua nóng bằng cách cho nước nóng vào sữa chua.
  • Nên ăn sữa chua sau bữa ăn để đảm bảo giúp tiêu hóa, hấp thu thức ăn tốt nhất.
  • Không dùng chung sữa chua với bất kỳ loại thuốc nào.
  • Đối với giai đoạn bé từ 6 – 10 tháng tuổi chỉ cho ăn khoảng 50g sữa chua trên ngày không ăn quá nhiều như vậy dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Sữa chua thực sự rất tốt cho sức khỏe của bé yêu đặc biệt là ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Vì vậy trên đây là cách giúp bạn chọn được cho bé loại sữa chua an toàn, hiệu quả nhất bạn nhất định không được bỏ qua nhé!

Vinh An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bắt tay vào thử ngay 9 cách làm sữa chua, yaourt nhiều hương vị đơn giản tại nhà, chắc chắn sẽ thỏa mãn vị giác của mọi thành viên trong gia đình bạn đấy!

Không cần bị động khi phải ra ngoài mua về, bạn vẫn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn tuyệt vời này với 9 cách làm sữa chua tại nhà kết hợp nhiều hương vị khác nhau. Còn chần chừ gì nữa mà không vào bếp áp dụng cách làm yaourt ngay thôi!

Hãy đọc thêm: Bạn nên ăn sữa chua vào lúc nào để da sáng dáng đẹp?

1. Cách làm sữa chua trắng tại nhà

Sữa chua trắng được làm hoàn toàn từ sữa đặc, sữa tươi hoặc có thể kết hợp cả 2 hai, thêm đường hoặc không đường tùy theo ý thích, với độ béo ngọt được điều chỉnh theo tỷ lệ sữa đặc và sữa tươi. Dưới đây là hướng dẫn 4 cách làm sữa chua trắng chuẩn vị thơm ngon cho cả nhà nhâm nhi.

1.1. Cách làm sữa chua ngon từ sữa đặc

Cách làm sữa chua từ sữa đặc thơm ngon cho cả gia đình Nguyên liệu làm sữa chua trắng bao gồm:
  • Hũ đựng và nồi ủ.
  • 1 lon sữa đặc có đường.
  • Nước sôi, nước đun sôi để nguội.
  • 1 hũ yaourt làm men cái [bạn có thể chọn sữa chua đóng hộp hoặc loại tự làm ở nhà đều được].
  • Thau hoặc ca lớn [ca nhựa loại lớn, dung tích khoảng 2 lít trở lên để có thể đổ sữa vào hũ đựng dễ dàng hơn].
Thực hiện:
  • Đổ sữa đặc ra thau lớn. Bạn có thể dùng ca nhựa. Dùng lon đựng sữa đặc vừa rồi đong thêm 1 lon nước sôi và 2 lon nước đun sôi để nguội vào thau sữa đặc.
  • Khuấy đều cho sữa đặc tan hoàn toàn rồi cho sữa chua men cái vào [nếu bạn cho sữa chua men cái vào quá sớm, gặp nước sôi sẽ làm hỏng men].
  • Cho hỗn hợp sữa vào hũ đựng và đậy nắp lại rồi đem đi ủ.
Lưu ý khi ủ sữa chua sữa đặc:
  • Không ủ bằng nước quá nóng. Trong lúc làm sữa chua, nếu dùng nước quá nóng sẽ làm hỏng men, nên bạn có thể nấu một ấm nước lớn, dùng một phần để pha sữa. Sau khi bạn pha chế xong hỗn hợp sữa, nước đã đun sôi sẽ hạ xuống nhiệt độ thích hợp để ủ sữa chua.
  • Canh thời gian ủ. Lượng men càng nhiều, sữa sẽ càng chua và đông đặc. Nên thông thường, sau khi ủ khoảng 6 tiếng sữa đã bắt đồng đông lại và có vị chua dịu nhẹ. Nếu bạn muốn ăn yaourt ngọt, dẻo và mềm thì có thể ngừng ủ sau 6 tiếng.
  • Đậy kín đồ ủ sữa chua. Bạn hãy đậy kín nồi ủ để có thể duy trì nhiệt độ đủ để lên men sữa chua. Nếu muốn dùng nồi cơm để ủ thì không cần cắm điện. Khi cần duy trì nhiệt độ, bạn đặt một lớp lót để sữa chua không tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi và bật chế độ hâm của nồi cơm trong 3–4 phút. Ngoài ra, khi làm sữa chua tại nhà, có thể bạn sẽ không có những dụng cụ tiện lợi như máy làm sữa chua hoặc nồi ủ chuyên dụng. Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể áp dụng cách làm sữa chua ngon bằng một cái thau lớn. Bạn cho sữa chua vào thau, ngâm thau vào chậu nước nóng rồi dùng khăn dày bọc quanh miệng thau để giữ độ ấm. Sau đó, bạn ủ sữa chua trong khoảng 8 tiếng hoặc đến khi nào sữa đạt độ chua vừa ý.

Sau khi ủ, bạn có thể bảo quản sữa chua ở ngăn mát tủ lạnh trong 2 tuần và dùng dần. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng, bạn nên dùng hết trong vòng 1 tuần sau khi thành phẩm. Bạn cũng có thể chừa lại 1 hũ để làm men cái cho mẻ sữa chua tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm: Đau dạ dày có nên ăn sữa chua?

1.2. Công thức làm sữa chua ngon từ sữa tươi

Cách làm sữa chua từ sữa tươi Nguyên liệu làm sữa chua dẻo từ sữa tươi:
  • Đường
  • 1 lít sữa tươi [loại chưa thanh trùng]
  • 2 hũ sữa chua có đường làm men cái
  • Nồi lớn, đồ dùng để đựng và ủ sữa chua
Cách làm sữa chua từ sữa tươi:
  • Cho sữa tươi vào nồi. Đun nóng sữa, khuấy đều nhẹ tay theo một chiều để sữa không bị vón cục và cháy dính ở đáy nồi. Bạn thêm đường vào tùy theo độ ngọt mong muốn, khuấy đều để đường tan hết nhé.
  • Đun cho đến khi sữa nóng đạt khoảng 70–80­­oC [có sữa sủi bọt quanh mép nồi là được] thì tắt bếp. Bạn tránh để sữa sôi nếu không sữa sẽ bị mất chất.
  • Để sữa nguội, cho sữa chua men cái vào khuấy đều rồi múc vào hũ đựng.
  • Cách ủ cũng tương tự như cách làm sữa chua từ sữa đặc nhé. Sau đó, bạn để sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh 2–4 tiếng là có thể dùng được.

1.3. Cách làm sữa chua dẻo, ngon từ cả sữa tươi và sữa đặc

Cách làm sữa chua từ sữa đặc và sữa tươi Nguyên liệu làm sữa chua tại nhà:
  • 1 lít sữa tươi
  • 1 hũ sữa chua men cái
  • Dụng cụ nấu, đựng và ủ sữa chua
  • 1/2 lon sữa đặc [hoặc dùng nhiều hơn tùy theo độ ngọt mong muốn của bạn]
Cách làm sữa chua từ sữa đặc và sữa tươi:
  • Bạn cho sữa đặc và sữa tươi vào nồi, bắc lên bếp và khuấy đều, nhẹ tay theo 1 chiều. Đến khi sữa đạt 70–80­­oC thì tắt bếp.
  • Sau khi hỗn hợp nguội bớt, cho sữa chua cái vào khuấy đều rồi múc vào hũ đem đi ủ.
  • Bạn có thể dùng 1 hũ yaourt đang ủ để ăn thử và chọn lựa thời gian ủ phù hợp với khẩu vị của mình.

1.4. Cách làm yaourt không đường tại nhà

Cách làm sữa chua không đường Nguyên liệu làm yaourt không đường
  • 1 lít sữa tươi không đường
  • 1 hũ sữa chua men cái không đường
  • Dụng cụ nấu, đựng và ủ sữa chua
Cách làm sữa chua không đường:
  • Bạn cho sữa tươi không đường vào nồi, đun nóng lên và khuấy đều, nhẹ tay theo 1 chiều. Đến khi sữa đạt khoảng 40oC thì tắt bếp. Bạn có thể dùng tay kiểm tra, thấy sữa ấm vừa phải là được.
  • Cho sữa chua cái vào khuấy đều rồi múc vào hũ đem đi ủ khoảng 6-8 tiếng
  • Bạn có thể dùng 1 hũ yaourt đang ủ ăn thử, nếu thấy đạt được vị chua như ý rồi thì bảo quản sữa chua không đường trong ngăn mát tủ lạnh nhé.
  • Ăn sữa chua không chỉ giúp giảm cân, đẹp da từ bên trong mà bạn có thể tự làm mặt nạ sữa chua để dưỡng da nữa đấy! Sử dụng sữa chua không đường sẽ không lo làm da bị bắt nắng.

2. Cách làm yaourt nhiều vị ngon mà đơn giản

Sữa chua nhiều vị là sự kết hợp mới lạ, hấp dẫn giữa sữa chua và những thành phần có nguồn gốc thiên nhiên như nha đam, nếp cẩm, trà xanh, trái cây…

Việc biến hóa thành nhiều món ngon với sữa chua giúp cho hương vị thêm phần đặc sắc và kích thích vị giác của cả gia đình.

2.1. Cách làm sữa chua dẻo tại nhà

Nguyên liệu cần dùng:
  • Sữa đặc và sữa tươi, sữa chua cái.
  • Dụng cụ làm, đựng và ủ sữa chua.
  • Bột gelatin.
Thực hiện:
  • Cách làm sữa chua dẻo tại nhà không có quá nhiều khác biệt so với cách làm sữa chua bằng sữa đặc và sữa tươi. Tuy nhiên, sau khi đã khuấy đều hỗn hợp sữa cùng sữa chua cái, bạn cho thêm gelatin [đã được ngâm trong nước 5 phút để nở] vào sữa rồi múc vào 1 hộp lớn và tiến hành ủ như bình thường.
  • Sau khi ủ sữa chua dẻo, bạn mang để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng rồi cắt thành khối vuông vừa phải để ăn cùng trái cây.

2.2 Cách làm sữa chua tại nhà: Sữa chua nha đam

Cách làm sữa chua nha đam

Sữa chua nha đam với vị thanh mát từ những miếng nha đam giòn dai mọng nước, là một trong những món ăn giải nhiệt được rất nhiều người yêu thích.

Cách làm sữa chua tại nhà:
  • Nha đam gọt vỏ, rửa dưới nước lạnh để giảm bớt lượng nhựa, sau đó ngâm vào thau nước có pha ít muối và 15ml nước cốt chanh trong vòng 5 phút.
  • Bạn xắt hạt lựu phần thịt trong của nha đam và rửa lại thêm 5–6 lần nữa rồi để ráo.
  • Kế tiếp, bạn nấu nước sôi, cho nha đam vào luộc nhanh 45 giây đến 1 phút. Sau đó vớt nha đam ra ngâm vào 200ml nước đá lạnh có pha 2 thìa súp đường trong khoảng 1 tiếng rồi vớt ra để ráo.
  • Bạn tiến hành pha chế hỗn hợp sữa rồi cho nha đam vào và tiến hành ủ như bình thường là đã có những hũ sữa chua nha đam thanh mát rồi.

2.3. Cách làm yaourt nếp cẩm

Cách làm sữa chua nếp cẩm Nguyên liệu cần dùng:
  • 3 lá dứa
  • 1 lít nước lạnh
  • 200g nếp cẩm
  • 100g đường trắng
  • 1/2 thìa cà phê muối
  • 100ml nước cốt dừa
  • Sữa chua [bạn có thể chọn làm sữa chua trắng theo bất cứ công thức nào phía trên].
Thực hiện:
  • Gạo nếp cẩm đem vo sạch và ngâm trong khoảng 3–4 tiếng để nếp nở.
  • Nếp cẩm sau khi ngâm xong, vo lại 1 lượt nữa để sạch hơn rồi cho vào nồi. Thêm vào nước và một ít muối rồi đun nhỏ lửa đến khi thấy nếp chín và sánh lại. Trong khi đun, bạn cho lá dứa vào đun cùng, thỉnh thoảng bạn nhớ khuấy đều tay nhé. [Lưu ý: Nếp vừa chín mềm là được, bạn không nên đun quá lâu để tránh bị lại nếp].
  • Khi nếp bắt đầu chín thì bạn cho đường vào, đảo đều và đun thêm 5 phút cho ngấm đều đường. Tắt bếp và để nếp thật nguội.
  • Múc chè nếp cẩm ra cốc, cho yaourt và nước cốt dừa vào là có thể dùng được sữa chua nếp cẩm rồi.

2.4. Công thức làm sữa chua từ trà xanh

Cách làm sữa chua trà xanh

Trà xanh [matcha] với nhiều lợi ích sức khỏe đang trở thành hương vị mới rất được ưa chuộng. Bạn cũng có thể thử áp dụng công thức làm sữa chua trà xanh ngay tại nhà đấy.

Cách làm sữa chua ngon từ trà xanh cũng tương tự như cách làm sữa chua trắng tại nhà đã được Hello Bacsi hướng dẫn phía trên. Bạn chỉ cần pha loãng 1g bột trà xanh với nước. Sau khi pha xong hỗn hợp sữa, bạn cho trà xanh đã hòa tan vào rồi mới đem đi ủ sữa chua nhé.

2.5. Cách làm sữa chua hoa quả tại nhà

Cách làm sữa chua hoa quả

Bạn có thể làm sữa chua tại nhà với các loại trái cây ưa thích như: xoài, chuối, mít, dâu…

Cách làm sữa chua trái cây cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần xay nhuyễn trái cây và lọc xác rồi cho vào hỗn hộp sữa khuấy đều. Tiếp theo, bạn xắt hạt lựu các loại trái cây rồi cho vào hỗn hợp sữa luôn nếu thích sữa chua có thêm những miếng trái cây giòn sật nhé. Sau đó múc vào hũ và đem ủ là được.

Một số loại quả mọng không chịu được nhiệt độ cao. Vì thế, bạn nên cho toàn bộ sữa chua vào một chiếc bình lớn để ủ. Sau khi ủ xong, bạn cho số trái cây xắt hạt lựu vào rồi chia sữa vào các hũ nhỏ, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Qua bài viết này Hello Bacsi đã đem đến cho các bạn 9 cách làm sữa chua tại nhà thơm ngon, bổ dưỡng. Yaourt có rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, hương vị ngọt mát và thích hợp cho tất cả thành viên trong gia đình. Bạn có thể áp dụng ngay 9 cách làm sữa chua ngon ngay tại nhà mà Hello Bacsi đã giới thiệu để có thể khỏe đẹp từ trong ra ngoài với một hũ sữa chua mỗi ngày nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề