Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nệm nước

Hỏi - 24/08/2012
Chào Bác sĩ! Con em đc 2 tháng 7 ngày rồi,xin hỏi bác sĩ em có thể cho bé ngủ nệm nước vào buổi trưa đc kô ạ?có ảnh hưởng gì đến phổi và sức khỏe của bé kô bác sĩ,tại thường ngày em cho bé nằm trên nệm thấy bé nóng nực,khi ngủ dậy sau lưng bé lúc nào cũng có mồ hôi,có khi ướt cả áo,em sợ bé lạnh nên đắp chăn cho bé,1 lúc sau bé cũng tóng đạp chăn ra ngoài và ngủ rất thoải mái,bé trên 2tháng tuổi thì có cần phải mang bao tay và bao chân để giữ ấm cho bé kô bác sĩ,xin bác sĩ cho em lời khuyên. xin cảm ơn và chúc sức khỏe bác sĩ.

Trả lời
    

Chào bạn,

         

Nệm nước có tác dụng phòng ngừa lở loét do nằm lâu, thường dành cho các bệnh nhân bị bệnh nặng liệt giường. Bề mặt của nệm bằng cao su nên nếu nằm trực tiếp lên sẽ không hút mồ hôi tốt, không thoáng. Bạn có thể lót thêm lên nệm một tấm chiếu hoặc drap vải. Nếu có điều kiện, bạn cho bé nằm trên nệm cao su có lỗ lớn [Nệm Kim Đan, Vạn Thành....] sẽ tốt   hơn.

         

Bé 2 tháng tuổi không cần mang bao tay bao chân nếu ở trong phòng mát mẻ, không gió lạnh. Bạn nên mở bao tay thường xuyên để bé tập xòe bàn tay, tập sờ và cầm nắm. Khi nào trời lạnh hoặc khi phải ra đường mới cần mang bao chân hoặc vớ. Ở miền Nam trời nóng nên rất ít khi phải dùng đến bao tay khi bé 2 tháng tuổi trở lên.

         

Thân mến 


BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

các bà mẹ không dùng những loại gối, đệm có chất sinh hàn, làm mất nhiệt cho trẻ, bởi khi nằm trên các loại đệm, gối như vậy, trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Mặt khấc, chất liệu bọc ngoài của các loại đệm, gối này thường là vải pha nhựa hoặc có nhiều thành phần nylon nên bí. Khi trẻ ra mồ hôi, vải bọc này không thể thấm hút được, mồ hôi đọng lại trên da, gặp bề mặt lạnh của đệm, gối nên làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh, dẫn đến ho, viêm phế quản, viêm phổi. Trẻ nhỏ còn có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc.

Các loại đệm và gối nước thường có cấu trúc khá gồ ghề do phải tạo khoang chứa chất làm mát. Đây chính là một yếu tố gây kém phát triển xương. Đặc biệt, với những cháu có nguy cơ còi xương hoặc bản xương sọ quá mềm, khi bị đè ép sẽ gây nguy cơ phát triển bản xương không đều...

Các loại đệm hay gối nước chỉ phù hợp với những người khoẻ mạnh. Sản phụ và trẻ sơ sinh thường có thể trạng yếu nên dễ bị nhiễm lạnh, mạch máu co lại, trường hợp nặng có thể dẫn đến tai biến, truỵ mạch.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trẻ sơ sinh nằm nệm nước được không? Các mẹ có thể cho con trên 6 tháng tuổi nằm nệm nước nhưng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc để đảm bảo sức khỏe cho con. Nhưng trước khi đai vào chi tiết, các mẹ hãy dành thời gian tìm hiểu xem nệm nước là gì nào!

1. Nệm nước là gì?

Mùa hè nóng bức nên nhiều gia đình có trẻ nhỏ đã lựa chọn mua nệm nước. Tuy nhiên, nhiều mẹ còn lo lắng về độ an toàn và lo sợ nệm nước có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vậy cùng tìm hiểu xem nệm nước [đệm nước] là gì và có thể gây hại cho con hay không nhé!

Nệm nước là loại nệm sử dụng vải có khả năng chống thấm với bên trong lõi chứa nước hay là chất làm mát tùy thuộc vào từng nhà sản xuất.

Đệm nước ngày càng được nhiều mẹ sử dụng để làm mát cho con trong mùa nắng nóng

2. Nệm nước có mấy loại?

Nếu phân chia nệm nước theo cấu tạo thì có nệm nước khoang và nệm nguyên tấm. Nêm nguyên tấm kích thước cồng kềnh và chi phí cao. Nhưng nệm này có thể cho nhiều người nằm với việc phân chia thành nhiều khoang nhỏ khác nhau. Ưu điểm là hạn chế được rò rỉ nước và 1 khoang bị rò cũng không ảnh hưởng đến khoang còn lại.

Phân thành nệm nước có van và nệm nước bơm sẵn khi xét theo cách dự trữ nước. Nệm nước có van được sử dụng nhiều với tính tiện lợi khi di chuyển và không chứa nước. Nhưng người dùng lại phải tự bơm và khó vận chuyển khi bơm đầy.

Còn với nệm nước bơm sẵn có ưu điểm là nước có sẵn và phù hợp với người dùng, hạn chế được xì nước.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tùy theo cấu tạo hay cách dự trữ nước mà phân loại cho phù hợp

3. Trẻ sơ sinh nằm nệm nước được không?

Các mẹ vẫn luôn thắc mắc “trẻ sơ sinh có nằm nệm nước được không”. Theo các chuyên gia, trẻ em sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không được sử dụng nệm nước. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên thì có thể dùng đệm nước nhưng cần sự giám sát của người lớn. Mẹ cũng cần chú ý, không nên để con nằm nệm nước quá lâu.

Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi có thể sử dụng nệm nước

4. Khám phá ưu điểm của nệm nước mà mẹ chưa biết

Nệm nước ngoài tác dụng chính là làm mát còn có thể massage nhờ vào dao động của nước mà không tốn kém về chi phí. Các mẹ chỉ cần thay nước cho nệm thường xuyên là có thể sử dụng tốt.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Hiệu quả như vậy mà giá thành của nệm nước cũng khá mềm chỉ từ 200.000đ trở lên tùy theo xuất xứ, thương hiệu.

Nệm nước có ưu điểm làm mát và massage mà giá cũng khá mềm

5. Một số lưu ý mẹ cần nhớ khi dùng nệm nước cho con

Nệm nước có tác dụng làm mát và giải nhiệt rất tốt nên nhiều mẹ lựa chọn sử dụng cho con thay vì điều hòa. Nhưng khi sử dụng mẹ cần ghi nhớ một số chú ý dưới đây để đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con như:

  • Vỏ đệm nước thường được làm bằng vải pha nhựa hoặc nilong nên rất hạn chế trong việc thấm hút mồ hôi. Vì vậy, mẹ cần phải trải tấm vải mỏng hay ga giường lên đệm để phòng tránh con bị cảm lạnh dẫn tới viêm phổi.
  • Mẹ nên lau mồ hôi cho con sau 1 tiếng/1 lần khi nằm đệm nước để tránh nhiễm lạnh.
  • Khi sử dụng nên trở các mặt của nệm để đảm bảo tuổi thọ được lâu hơn.
  • Nên vệ sinh nệm nước thường xuyên với khăn ẩm sạch. Mẹ không nên giặt nệm nước bằng tay hay máy vì có thể làm rách, bục. Cũng không nên ngâm nệm vào nước hay cho vào tủ lạnh.
  • Tránh để các vật sắc nhọn chạm vào nệm vì có thể làm rách và gel nước chảy ra bên ngoài ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
  • Mẹ nên chọn mua loại nệm chất lượng, có uy tín trên thị trường. Khi mua cũng nên kiểm tra cẩn thận, tránh ham đồ rẻ “tiền mất tật mang” và ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

6. Kết luận

Vậy trẻ sơ sinh nằm nệm nước được không? Để đảm bảo an toàn cho con thì trẻ trên 6 tháng tuổi có thể nằm nệm nước nhé các mẹ. Nhưng khi mẹ cho con nằm cũng cần ghi nhớ một số chú ý về cách sử dụng, bảo quản… để tránh rủi ro cho con.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

LÀM MẸNuôi dạy bé 1 tuổi trở lên

Trời nắng nóng, nhiều người dùng đệm nước, gối nước cho con nhỏ hoặc bản thân, dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi. Loại đệm này còn gây hại cho xương trẻ.Được mách rằng gối và đệm nước mát rất dễ chịu trong những ngày hè nóng nực, chị Doãn Lan Anh ở ngõ 315 Hoa Bằng, Cầu Giấy, Hà Nội, tìm mua ngay một bộ cho con gái. Thế nhưng, mát đâu chưa thấy, con gái chị đã phải đi cấp cứu vì viêm phổi...Bộ đệm và gối mà chị Lan Anh mua đều được may thành từng khoang nhỏ, chứa chất làm mát. Sợ con mình nằm sẽ bị đau người, chị Lan Anh hỏi đi hỏi lại thật kỹ xem loại này có dùng được cho em bé không. Nhân viên bán hàng quả quyết: "Con người ta mới có 2-3 tháng còn nằm được nữa là con chị đã gần 4 tháng tuổi". Trẻ có thể nhiễm lạnh vì đệm nước . Thấy đệm mát lạnh, chị cẩn thận lót một lớp khăn xô lên trên nhưng do bé giãy đạp, khăn bị rơi ra một xó, kết quả là bé ho sù sụ. Sau hai đêm như vậy thì bé bị sốt, phải đưa vào viện cấp cứu. Chị Lan Anh giật mình lo sợ khi bác sĩ kết luận bé bị viêm phổi cấp.Chị Nguyễn Hồng Ánh, Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội, cũng phát sợ đệm nước vì nó quá lạnh. Chị Ánh mới sinh được mấy ngày, thời tiết nắng nóng quá nên rất khổ sở. Chồng chị thương vợ, mua cho một cái đệm nước loại to. “Mới nằm lên thì thấy sướng lắm, mát lạnh, nhưng mà chỉ được một lúc thôi, đau người vô cùng vì cái sóng quá to và dày. Với lại mình mới sinh nên người còn yếu, nằm lạnh quá không chịu được, cứ nổi gai ốc và rét run lên”, chị Ánh chia sẻ.Bác sĩ Trương Ngọc Dương, Bệnh viện 103, khuyến cáo các bà mẹ không dùng những loại gối, đệm có chất sinh hàn, làm mất nhiệt cho trẻ, bởi khi nằm trên các loại đệm, gối như vậy, trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Mặt khấc, chất liệu bọc ngoài của các loại đệm, gối này thường là vải pha nhựa hoặc có nhiều thành phần nylon nên bí. Khi trẻ ra mồ hôi, vải bọc này không thể thấm hút được, mồ hôi đọng lại trên da, gặp bề mặt lạnh của đệm, gối nên làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh, dẫn đến ho, viêm phế quản, viêm phổi. Trẻ nhỏ còn có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc.Các loại đệm và gối nước thường có cấu trúc khá gồ ghề do phải tạo khoang chứa chất làm mát. Đây chính là một yếu tố gây kém phát triển xương. Đặc biệt, với những cháu có nguy cơ còi xương hoặc bản xương sọ quá mềm, khi bị đè ép sẽ gây nguy cơ phát triển bản xương không đều...Các loại đệm hay gối nước chỉ phù hợp với những người khoẻ mạnh. Sản phụ và trẻ sơ sinh thường có thể trạng yếu nên dễ bị nhiễm lạnh, mạch máu co lại, trường hợp nặng có thể dẫn đến tai biến, truỵ mạch.

Video liên quan

Chủ Đề