Tổ chức phi chính thức là gì

Kinh tế phi chính thức [informal economy] bao gồm các hoạt động kinh tế không có đăng ký về mặt pháp lý, không có số liệu thống kê và không được kiểm soát bởi nhà nước.

Kinh tế phi chính thức thường xuất hiện nhiều tại các quốc gia đang phát triển. Ở Việt Nam, khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực tạo ra nhiều việc làm thứ hai, sau khu vực nông nghiệp [khoảng gần 11 triệu việc làm năm 2007 và lên tới hơn 12 triệu việc làm năm 2017].

2. Đặc điểm của nền kinh tế phi chính thức

Kinh tế phi chính thức tuy có tạo ra giá trị kinh tế, nhưng không được tính vào GDP [tổng sản phẩm nội địa] hoặc GNP [tổng sản phẩm quốc dân] của quốc gia. Vì vậy không phản ánh đúng tình hình của nền kinh tế dẫn tới không có chính sách hỗ trợ hợp lý cho khu vực này.

Các đơn vị trong kinh tế phi chính thức thường hoạt động với quy mô tổ chức nhỏ. Quan hệ lao động chủ yếu dựa trên lao động thời vụ, quan hệ họ hàng hoặc quan hệ cá nhân hơn là những quan hệ qua hợp đồng với những quy định chính thức.

Người lao động trong khu vực này có công việc bấp bênh, thiếu ổn định. Họ không có hỗ trợ xã hội từ nhà nước [bảo hiểm xã hội, mức lương tối thiểu, số giờ làm].

Cá nhân hoặc hộ kinh doanh không được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước, ví dụ như hỗ trợ về nguồn vốn, quyền thế chấp tài sản, bảo vệ quyền lợi và tính pháp nhân trong các giao dịch. Họ cũng không có tiếng nói hay ảnh hưởng khi nhà nước xây dựng các chính sách điều chỉnh nền kinh tế.

3. Liệu bạn có đang tham gia vào nền kinh tế phi chính thức?

Theo báo cáo của tổng cục thống kê, trong năm 2017, 77% đơn vị của nền kinh tế phi chính thức Việt Nam hoạt động trong các dịch vụ xe ôm, hàng rong, bán lẻ hàng hóa ở chợ cóc.

Với sự phát triển của công nghệ, nền kinh tế phi chính thức thời nay đã có nhiều thay đổi và xuất hiện các ngành nghề mới tương ứng như cho thuê Airbnb, YouTuber, livestream bán hàng Online, xe ôm công nghệ,...

4. Vì sao nền kinh tế phi chính thức tồn tại

Đảm bảo tạo ra việc làm cho lực lượng lao động, trong đó có lao động không có chuyên môn hay bị ảnh hưởng việc làm vì nền kinh tế yếu kém.

Giảm bớt gánh nặng chi phí, thuế và thủ tục pháp lý cho nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh, như kê khai, xin giấy phép kinh doanh, giấy phép môi trường,...

5. Thế giới đang làm gì để hỗ trợ nền kinh tế phi chính thức

Ở Thái Lan, tổ chức HomeNet Thailand làm việc với chính phủ để quy hoạch những người lao động tại nhà sang khu vực tái định cư ven trung tâm thành phố. Chính phủ cũng xây dựng hệ thống giao thông cần thiết cho khu vực này để người lao động có thể vào trung tâm bất cứ lúc nào.

Ở Ấn Độ, chính phủ và tổ chức của người bán hàng rong cùng hợp tác để xây dựng kiot lớn, tập hợp những người bán hàng rong về một khu vực. Điều này giúp họ có nơi bán hàng cố định mà không bị quấy rối hay tịch thu.

Chính phủ Colombia ban hành sắc lệnh để công nhận và trả tiền cho những người làm nghề thu gom rác, khuyến khích họ thu gom rác, di chuyển và phân loại rác thải để tái chế. Điều này giúp làm sạch đường phố, người lao động có thu nhập ổn định và tăng số lượng rác tái chế.

Còn ở Việt Nam: Từng có nhiều tranh cãi về việc đảm bảo quyền lợi cho tài xế xe ôm công nghệ và giao hàng công nghệ, đặc biệt là sau sự việc tài xế Grab bị thiệt mạng trong quá trình chở khách. Hiện nay, một số doanh nghiệp áp dụng công nghệ như Foody, đã tiến hành ký hợp đồng chính thức với người lao động làm công việc tài xế xe ôm và giao hàng.

6. Thuật ngữ liên quan

Kinh tế chưa quan sát được [Non-observed economy] bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế không thu thập được dữ liệu cơ bản để thống kê vào hệ thống sổ sách quốc gia.

Ngoài hoạt động kinh tế phi chính thức, khu vực kinh tế chưa quan sát được bao gồm:

  • Hoạt động sản xuất ngầm [Underground production]: là hoạt động hợp pháp nhưng bị che giấu có chủ ý đối với các cơ quan pháp quyền.
  • Sản xuất bất hợp pháp [Illegal production]: tạo ra hàng hóa và dịch vụ bị cấm hoặc bất hợp pháp khi thực hiện không có giấy phép. Hoạt động tự sản tự tiêu [Economic activity undertaken by households for their own final use]: hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ bởi hộ gia đình sản xuất ra chúng.

Các tổ chức phi chính phủ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ tổ chức phi chính phủ là gì? Và vai trò tổ chức phi chính phủ.

Tìm hiểu về tổ chức phi chính phủ là gì? Và vai trò tổ chức phi chính phủ [Ảnh minh họa]

1. Tổ chức phi chính phủ là gì?

1.1 Khái niệm

Theo Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ [Non - governmental organization, viết tắt NGO] là thuật ngữ được dùng để chỉ tổ chức, hiệp hội, các ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật nó không thuộc trong khu vực nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận.

1.2 Phân loại tổ chức phi chính phủ

Tổ chức phi chính phủ có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là những loại tổ chức phi chính phủ dựa trên định hướng hoạt động như sau:

  • Theo phạm vi hoạt động, có 03 loại tổ chức phi chính phủ sau:
    • Tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ [GONGO]: Là tổ chức phi chính phủ do chính phủ lập ra hoặc hoàn toàn phụ thuộc ngân sách vào chính phủ.
    • Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia [NNGO]: Là tổ chức phi chính phủ có các thành viên đều mang cùng một quốc tịch.
    • Tổ chức phi chính phủ quốc tế [INGO]: Là tổ chức phi chính phủ hoạt động trên phạm vi quốc tế và không được thành lập dựa trên thỏa thuận liên chính phủ.
  • Theo tính chất hoạt động, có 02 loại tổ chức phi chính phủ sau:
    • Tổ chức phi chính phủ hoạt động với mục tiêu trợ giúp nhóm người yếu thế.
    • Tổ chức phi chính phủ với mục tiêu tôn giáo.
    • Tổ chức phi chính phủ với mục tiêu hỗ trợ nghề nghiệp.
  • Theo cơ sở pháp lý tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 58/2022/NĐ-CP: Tổ chức phi chính phủ hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận và các mục đích khác.

1.3 Các hình thức viện trợ của tổ chức phi chính phủ

Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ được thể hiện dưới 03 hình thức:

  • Viện trợ thông qua các dự án, chương trình.
  • Viện trợ thông qua phi dự án [Bằng tiền hoặc hiện vật].
  • Viện trợ khẩn cấp dành cho các trường hợp có thiên tai, các tai họa khác.
    Tổ chức phi chính phủ là các tổ chức hoạt động vì lợi ích cộng đồng, xã hội [Ảnh minh họa]

2. Vai trò của tổ chức phi chính phủ hiện nay

Các tổ chức phi chính phủ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đó là:

  • Các tổ chức phi chính phủ tạo cầu nối để đẩy mạnh trao đổi thông tin liên lạc từ người dân đến chính phủ và giữa các quốc gia: NGOs đẩy mạnh truyền thông để thông báo cho chính phủ biết về những suy nghĩ, mong muốn của người dân và thông báo cho nhân dân biết những kế hoạch và hoạch định của chính phủ. Đồng thời, NGOs còn góp phần giúp phát triển ngoại giao, thu hút vốn đầu tư cho quốc gia cần hỗ trợ.
  • Các tổ chức phi chính phủ thúc đẩy sự phát triển của xã hội: Các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện cho công dân có thể đưa ra những sáng kiến và sức lực của mình để phát triển các giá trị xã hội. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực như: Môi trường, xóa đói giảm nghèo,... NGOs đã trao quyền cho các công dân để họ tạo ra thay đổi cho chính quê hương của mình.
  • Các tổ chức phi chính phủ thay người dân nghèo nói lên tiếng nói của mình về các chính sách, chương trình của chính phủ: Việc này có thể được thực hiện thông qua các dự án, các diễn đàn cộng đồng hay các cuộc vận động thí điểm.
    Các tổ chức phi chính phủ luôn có những dự án ưu tiên hỗ trợ trẻ em [Ảnh minh họa]

3. Đặc điểm của tổ chức phi chính phủ là gì?

Tổ chức phi chính phủ có các đặc điểm nổi bật sau:

  • Tổ chức phi chính phủ có mạng lưới kết nối xuyên quốc gia. Đây là đặc điểm nổi bật nhất, tạo nên những cầu nối đầy giá trị góp phần thúc đẩy, lan tỏa các dự án, chương trình.
  • Tổ chức phi chính phủ hoạt động hầu như không vì mục đích thương mại và vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội trong nhiều lĩnh vực như: Môi trường, giáo dục, y tế, văn hóa,....
  • Tổ chức phi chính phủ thường có cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp và có sự giúp sức bởi các tình nguyện viên trong nhiều dự án khác nhau về xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người khuyết tật, bảo vệ môi trường, động vật,...

​4. Các hoạt động của tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam

Việt Nam hiện đã có hơn 600 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động thường xuyên và cung cấp một nguồn viện trợ ổn định cho nước ta. Họ đã có các hoạt động nổi bật như sau:

  • Lĩnh vực chính trị đối ngoại: Các tổ chức liên hệ là sợi dây liên kết quan trọng giữa Việt Nam và nước ngoài.Tận dụng lợi thế này, nhà nước đã tạo dư luận quốc tế để họ ủng hộ chúng ta trong việc triển khai các đường lối đối ngoại và góp phần vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
  • Lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế: Một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền lợi và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
  • Lĩnh vực phát triển xã hội: Cho đến năm 2023, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam đã tài trợ hàng chục triệu đô để góp phần giúp các địa phương tại Việt Nam khắc phục các yếu kém về xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, các vấn đề xã hội,....
    Một số tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam [Ảnh minh họa]

5. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức phi chính nước ngoài ở Việt Nam

Căn cứ vào Nghị định 58/2022/NĐ-CP, các quyền và nghĩa vụ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được quy định như sau:

  • Theo Điều 20 Nghị định 58/2022/NĐ-CP, các tổ chức phi chính phủ có các quyền là:
    • Quyền được hưởng các quyền lợi, ưu đãi về thuế, nhập khẩu hàng hóa và giấy phép lao động theo quy định pháp luật của Việt Nam.
    • Tổ chức phi chính phủ có quyền mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tại ngân hàng thương mại hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam nhằm phục vụ cho mục đích triển khai các chương trình, dự án hoặc phi dự án hỗ trợ phát triển và viện trợ nhân đạo theo quy định pháp luật Việt Nam.
    • Quyền được tiếp nhận ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam qua tài khoản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    • Quyền được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài nhằm phục vụ cho các hoạt động hỗ trợ phát triển và viện trợ nhân đạo theo quy định pháp luật Việt Nam.
    • Quyền được khen thưởng về thành tích khi thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    • Quyền tự chấm dứt hoạt động trong trường hợp không có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam.
  • Theo Điều 21 Nghị định 58/2022/NĐ-CP, các tổ chức phi chính phủ có các nghĩa vụ là:
    • Các tổ chức phi chính phủ phải đăng ký và hoạt động, tuân thủ theo các quy định pháp luật Việt Nam. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức phi chính phủ nước ngoài sẽ bị xử lý theo những quy định của pháp luật Việt Nam.
    • Phối hợp với các cơ quan đối tác tại Việt Nam triển khai các hoạt động theo địa bàn và lĩnh vực đăng ký đã được quy định tại Giấy đăng ký.
    • Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được Giấy đăng ký, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cần thông báo về việc mở, sử dụng hoặc thay đổi tài khoản giao dịch ở Việt Nam.
    • Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được Giấy đăng ký được cấp, gia hạn, sửa đổi hay bổ sung, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cần thông báo về kế hoạch triển khai các hoạt động cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại nơi tổ chức phi chính phủ nước ngoài có hoạt động hay có dự kiến hoạt động.
    • Tổ chức chính phủ nước ngoài phải lập báo cáo hoạt động định kỳ hàng năm và đột xuất theo đúng yêu cầu và gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tới Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ có chức năng quản lý nhà nước hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo ngành nghề, lĩnh vực và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
      • Báo cáo tập theo Mẫu số 05 được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo của Nghị định 58/2022/NĐ-CP.
      • Thời hạn gửi báo cáo của tổ chức chính phủ nước ngoài chậm nhất là vào ngày 18 của tháng cuối kỳ báo cáo.
      • Số liệu báo cáo sẽ được tính từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo cho đến ngày 14/12 trong kỳ báo cáo.
    • Cập nhật các thông tin của tổ chức phi chính phủ nước ngoài lên cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm có phát sinh thay đổi.
      Việt Nam đưa ra các điều luật mới tạo điều kiện cho NGOs nước ngoài [Ảnh minh họa]

6. Kết luận

Trên đây là tổ chức phi chính phủ là gì? Và vai trò tổ chức phi chính phủ. Mong rằng, bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích về các tổ chức phi chính phủ và quy định của pháp luật về tổ chức này.

Chủ Đề