Tìm hiệu về hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang là vấn đề được các nhà hoạch định chính sách, nhà quản trị ngân hàng và nhà đầu tư quan tâm. Nguồn: internet

Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

TS. Nguyễn Thanh Phong – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; ThS. Nguyễn Quang Tuân – Trưởng phòng giao dịch - Vietcombank

14:00 29/01/2020

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang là vấn đề được các nhà hoạch định chính sách, nhà quản trị ngân hàng và nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là vấn đề cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại.

Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ tại ngân hàng Agribank tỉnh Trà Vinh

Giải pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng BIDV tỉnh Trà Vinh

Yếu tố tác động đến nhu cầu tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hành vi kết nối mạng trong phát triển sự nghiệp của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Vậy cấu trúc sở hữu, cụ thể là sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và sở hữu thể nhân tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông qua khảo sát dữ liệu của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2002 – 2017, bài viết phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm góp phần làm cơ sở cho việc thực hiện tái cấu trúc ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Cơ sở lý luận

Cho đến nay, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu tìm thấy mối tương quan âm giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả ngân hàng, đặc biệt tại các thị trường mới nổi có các nghiên cứu như Barth cùng cộng sự [2004], La Porta cùng cộng sự [2002], Hasan và Marton [2003], Jemric và Vujcic [2002], Weill [2003], Micco cùng cộng sự [2007], Lin và Zhang [2009], Cornett cùng cộng sự [2010]. Đặc biệt, nghiên cứu Micco cùng cộng sự [2007] đã tìm thấy nhiều kết quả khác nhau ở các nhóm quốc gia khác nhau.

Đối với các quốc gia đang phát triển, các ngân hàng có sở hữu nhà nước có khả năng sinh lợi thấp hơn và chi phí cao hơn so với các ngân hàng tư nhân khác. Cụ thể:

- Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại: Lý thuyết chi phí đại diện, xuất phát từ bất cân xứng thông tin, sở hữu nhà nước cũng làm tăng chi phí đại diện, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Lập luận này cho rằng các chi phí đại diện phát sinh do cổ đông nhà nước được đại diện bởi một vài cá nhân, các cá nhân này chỉ điều hành chứ không sở hữu nên ít nỗ lực trong việc tạo ra hiệu quả kinh doanh. La Porta cùng cộng sự [2002], Jemric và Vujcic [2002], Hasan và Marton [2003], Weill [2003], Barth cùng cộng sự [2004], Micco cùng cộng sự [2007], Lin và Zhang [2009], Cornett cùng cộng sự [2010] và một số nghiên cứu thực nghiệm khác tìm thấy mối tương quan âm giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

- Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại: Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, sở hữu nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu trực tiếp trên mẫu các ngân hàng thương mại sử dụng dữ liệu từ 1996 đến 1998, Mathieson và Schinasi [2000] đã tìm thấy tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng nước ngoài cao hơn các ngân hàng thương mại nội địa hoạt động ở Hungary, Ba Lan và Cộng hòa Séc. Majnoni cùng cộng sự [2003] kết luận, các ngân hàng thương mại nước ngoài có khả năng sinh lợi cao hơn các ngân hàng thương mại nội địa. Xem xét thêm tác động của tăng trưởng kinh tế lên mối tương quan giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, Demirguc-Kunt và Huizinga [1999] cung cấp bằng chứng cho thấy, ở các nước phát triển, các ngân hàng thương mại nước ngoài có khả năng sinh lợi thấp hơn các ngân hàng thương mại nội địa, trong khi điều ngược lại xảy ra ở các nước đang phát triển khi mà các ngân hàng thương mại nước ngoài lại có xu hướng sinh lợi tốt hơn các ngân hàng thương mại nội địa.

- Sở hữu thể nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại: Chủ sở hữu là thể nhân thường chỉ đơn thuần theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Các ngân hàng thương mại có sở hữu thể nhân sẽ quan tâm, lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao hơn và rủi ro thấp hơn các ngân hàng thương mại có sở hữu nhà nước. Bên cạnh đó, cổ đông thể nhân sẽ trực tiếp quản lý, sử dụng dụng đồng vốn của mình, trực tiếp chịu tổn thất rủi ro phát sinh nên họ sẽ thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư cũng như thực hiện giám sát chặt chẽ hơn, sở hữu thể nhân có mối tương quan dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Ngược lại, khi một nhóm cổ đông nắm giữ quyền điều hành hoạt động kinh doanh [nhóm cổ đông nội bộ] có được nhiều thông tin hơn nhóm cổ đông không trực tiếp điều hành [cổ đông bên ngoài] thì sở hữu thể nhân tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh xảy ra. Nhóm cổ đông nội bộ thực hiện những hành vi lợi ích nhóm, không minh bạch thông tin. Như vậy, trong trường hợp này, sở hữu thể nhân sẽ làm gia tăng bất cân đối thông tin, làm tăng chi phí đại diện và cuối cùng là làm giảm hiệu quả họat động kinh doanh.

Với các kết quả nghiên cứu giữa các nhóm quốc gia khác nhau, bài viết góp phần bổ sung thêm thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại [NHTM] Việt Nam.

Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Từ năm 2007 đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ về quy mô, đa dạng về hình thức sở hữu. Trình độ quản lý theo đó cũng được nâng lên để thích ứng môi trường kinh doanh và hoạt động kinh doanh an toàn của hệ thống. Đặc biệt là việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ về cổ phần hóa và tái cấu trúc hệ thống NHTM đã làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam. Sở hữu tư nhân và sở hữu nước ngoài được nâng lên đáng kể, tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các NHTM giảm xuống.

Nghiên cứu dữ liệu của 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2002 – 2017, nhóm tác giả đề xuất nên mô hình nghiên cứu sau:

ROAit = α0 + α1 GOEit + α2 FOEit + α3 IOEit + α4 INFit + α5 GDPit + α6 LOEit + α7 LODit + εit

Mô hình nghiên cứu này được xây dựng dựa trên các nghiên cứu của Mico và cộng sự [2007], Lin và Zhang [2009], Lensink và Naaborg [2007]; đồng thời, bổ sung một số yếu tố cho phù hợp điều kiện của hệ thống NHTM Việt Nam, với các biến được đề cập tại Bảng 1.

Bài viết sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất [OLS] để ước lượng hệ số tương quan các biến theo các mô hình hồi quy dữ liệu gộp [Pooled], mô hình tác động cố định [FEM] và mô hình tác động ngẫu nhiên [REM]; Thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình thích hợp [F-test; Hausman test]; Thực hiện kiểm định phương sai thay đổi [Brush pagan test], kiểm định tự tương quan [Wooldridge test]. Bên cạnh đó, bài viết còn sử dụng phương pháp bình phương tổng quát nhỏ nhất [GLS] để ước lượng hệ số tương quan các biến theo mô hình đã chọn, đồng thời khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan.

Kết quả nghiên cứu

Thống kê mô tả

Kết quả thống kê mô tả mẫu cho thấy, độ lệch chuẩn của mẫu tương đối lớn, nguyên nhân là do các ngân hàng được chọn mẫu có quy mô và các đặc điểm khác nhau, nên giá trị trung bình của sở hữu nhà nước có giá trị lớn nhất là 33%. Điều này cho thấy, đặc điểm kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động của NHTM Việt Nam rất lớn.

Tương quan biến trong mô hình

Phân tích ma trận tương quan biến thấy rằng, các biến độc lập, biến kiểm soát có trị tuyệt đối của hệ số tương quan lớn nhất là 0.509 < 0.8. Theo đó, có thể kết luận rằng, không có sự đa cộng tuyến hoàn hảo và mức độ đa công tuyến không đáng kể giữa các biến đơn với nhau.

Nhân tử phóng đại phương sai

Phân tích bảng tổng hợp nhân tử phóng đại phương sai thấy rằng, giá trị nhân tử phóng đại lớn nhất của biến là 2.08 và giá trị nhân tử phóng đại trúng bình là 1.41, đều nhỏ hơn 10. Kết luận rằng, không bị đa công tuyến giữa một biến với nhóm biến còn lại.

Kết quả phân tích hồi quy

Thực hiện hồi quy theo mô hình Pooled OLS và mô hình FEM, sau đó thực hiện kiểm định F để chọn mô hình phù hợp giữa 2 mô hình Pooled và FEM. Kết quả cho thấy F=0.0000

Chủ Đề