Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ bạn đến chơi nhà

Câu 3:  Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà


Nội dung: Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa trong cuộc sống con người hôm nay.

 Nghệ thuật:

  • Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
  • Giọng đùa vui hóm hỉnh
  • Sáng tạo tình huống khi bạn đến chơi
  • Cách lập ý bất ngờ 


Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bạn đến chơi nhà

Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà được chúng tôi chia sẽ sau đây, sẽ giúp các em học sinh lớp 7 có thêm kiến thức trong việc học tập.

Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà mang nhiều ý nghĩa

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của tác giả Nguyễn Khuyến sử dụng nghệ thuật gì, nội dung ra sao. Hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bạn đến chơi nhà

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được ra đời trong hoàn cảnh khi tác giả Nguyễn Khuyến cáo quan về quê sống một cuộc sống bình yên. Khi người bạn tri kỷ của ông là Nguyễn Khuê đến chơi nhà nhưng thật trớ trêu thay, nhà của tác giả chẳng có gì để thiết đãi bạn của mình ngoài tình bạn chân thành.

Nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà

Tác giả sử dụng những câu từ đơn giản, gần gũi và mộc mạc cho bài thơ Bạn đến chơi nhà. Thể hiện được tình bạn thân thiết, chân thành đáng giá. Tình bạn của cả hai không dựa trên vật chất mà là sự đồng lòng, thấu hiểu và cảm thông. Bằng việc sử dụng những lời thơ hài hước, dí dỏm càng làm nổi bật một tình bạn đẹp của Nguyễn Khuyến và Nguyên Khuê.

Bài thơ ca ngợi tình bạn trong sáng, giản dị và vô dùng đẹp, tình bạn trong bài thơ như ví von cho con người Việt giản dị và mộc mạc.

Nghệ thuật trong bài thơ Bạn đến chơi nhà

Bài thơ  “Bạn đến chơi nhà” thể hiện sự gần gũi, hóm hỉnh và hài hước của những lời thơ và có các biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

  • Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
  • Bút pháp trào phúng trong bài thơ.
  • Lời thơ hóm hình, giản đơn nhưng gần gũi.
  • Nhịp điệu của bài thơ phối hợp một cách nhịp nhàng tạo ra bài thơ liền mạch, nhẹ nhàng như lời nói chuyện tâm tình gần gũi/
  • Bên cạnh đó, bài thơ còn sử dụng phép đối, nói quá, ngôn ngữ thuần Việt.

=> Bài thơ Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn trong sáng, chân thành và sâu sắc, hiếm có trong cuộc sống,không thân quen bằng vật chất mà bằng tình bạn đẹp thật sự, trong bài thơ cho thấy niềm vui xen lẫn tự hào của tác giả với người bạn tri kỷ.

Trên đây nêu rõ nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà một cách chọn lọc và chi tiết. Các em tham khảo và hoàn thành bài học thật tốt. Chúc các em học giỏi.

Văn Học Lớp 7 -

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3

      “ Nhà em có một giàn giầu,

   Nhà anh có một hàng cau liên phòng

      Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

   Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”

      [ Tương tư – Nguyễn Bính]

Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ ? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

biện pháp tu từ trong bài 'Bạn đến chơi nhà' và tác dụng của phép tu từ đó

cám ơn mn !

Các câu hỏi tương tự

Nội dung, nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà Lớp 7

Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến bài thơ được tác giả sáng tác cho người bạn tri kỉ Dương Khuê. Em hãy nêu nội dung nghệ thuật Bạn đến chơi nhà cũng như hoàn cảnh ra đời của bài thơ này.

Nội dung nghệ thuật Bạn đến chơi nhà

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơBạn đến chơi nhà

Nguyễn Khuyến có quãng thời gian cáo quan về quê sinh sống an nhàn. Khi người bạn của ông đến chơi nhưng thật trớ trêu nhà lại không có gì thiết đãi, ngoài tình bạn chân thành, giản dị của ông với người bạn.

Xem thêm >>> Soạn bài Nội dung, nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà

2. Nội dung bài thơ

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được tác giả Nguyễn Khuyến viết bằng lời thơ mộc mạc, giản dị, gần gũi thể hiện được hồn thơ đẹp và cho ta thấy tình bằng hữu đáng giá. Tình bạn của tác giả dựa trên sự hiểu nhau, chia sẻ, cảm thông và đẹp đẽ, lời lẽ dí dỏm của tác giả cũng nói lên sự tự hào của ông khi có một tình bản đẹp chân thành. Bài thơ đề cao tình bạn đẹp, trong sáng, giản dị hiếm ai có được, tình bạn đó cũng như con người Việt giản dị và mộc mạc.

3. Nghệ thuật trong bài thơ

Bài thơ thể hiện sự giản dị, hóm hỉnh của tác giả và có các biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

– Thể thơThất ngôn bát cú Đường luật.

– Sử dụng bút pháp trào phúng.

– Sự hóm hình, bình dị trong sử dụng ngôn từ của tác giả.

– Âm điệu, nhịp điệu bài thơ đã phối hợp nhịp nhàng tạo ra bài thơ liền mạch, thanh thoát như lời nói chuyện tâm tình nhà thơ với người bạn tri kỷ.

– Trong bài thơ cũng sử dụng phép đối, nói quá, ngôn ngữ thuần Việt.

=> Bài thơ Bạn đến chơi nhà tác giả thể hiện tình bạn trong sáng, sâu sắc, hiếm có, không vụ lợi, trong bài thơ đâu đó có niềm vui của tác giả, sự tự hào của mình khi có một tình bạn vô giá.

Xem thêm:Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà

Loigiaihay.net

Lớp 7 -
  • Nội dung nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngangLớp 7

  • Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước Lớp 7

  • Nêu cảm nghĩ về bài thơ Phò giá về kinh [Tụng giá hoàn kinh sư] lớp 7

  • Kể lại câu chuyện Lượm theo ngôi thứ ba bài văn lớp 7

  • Dàn ý biểu cảm về cây mai và cây bàng bài số 2 Lớp 7

  • Dàn ý, bài văn biểu cảm về cây tre chương trình lớp 7

  • Dàn ý biểu cảm về cây dừa & biểu cảm cây chuối bài văn 2, lớp 7

Biện pháp tu từ trong bài Bạn đến chơi nhà

Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài Bạn đến chơi nhà

 Lời giải:

     - Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà có sử dụng biện pháp tu từ: phép đối, nói quá, điệp ngữ, liệt kê

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về bài thơ Bạn đến chơi nhà nhé!

1. Đôi nét về Nguyễn Khuyến

     - Nguyễn Khuyến [chữ Hán: 阮勸], tên thật là Nguyễn Thắng [阮勝],[note 1] hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ [tục gọi là làng Và], xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1]. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Ông có một người bạn tri kỉ tên là Dương Khuê.

     - Thành tựu văn học: Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

     - Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, ví dụ: Bạn đến chơi nhà hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.

     - Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

2. Nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà

     - Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả

3. Đặc sắc ghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà

     - Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

     - Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

     - Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học

     - Sử dụng các biện pháp tu từ: phép đối, nói quá, điệp ngữ, liệt kê

4. Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà

     - Ca dao dân ca có nhiều câu rất hay nói về tình bạn, một tình cảm thiêng liêng đáng quý. Nguyễn Khuyến - một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài sống hiu quạnh nơi nông thôn đã có những vần thơ với cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Chúng ta hãy lắng nghe những cảm xúc ấy:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

 Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi dây, ta với ta.

     - Bài thơ khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm lòng chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

     - Mở đầu bài thơ là một lời chào, lời chào rất đỗi tự nhiên, hóm hỉnh:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

     - Câu thơ như lời chào thân mật hồ hởi của Nguyễn Khuyến khi có bạn tới thăm. Đã bấy lâu nay là biểu hiện một khoảng thời gian khá dài nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp lại nhau lòng không khỏi vui mừng khôn xiết. Từ lúc từ quan về ở ẩn, suốt ngày chỉ núi láng giềng, chim bầu bạn [Nguyễn Trãi], lấy ai mà tâm sự giãi bày nỗi lòng mình. Những lúc như vậy tác giả luôn muốn có người tâm giao để trò chuyện. Người bạn đó đã đến với ông, có vui mừng nào hơn. Chính vì nỗi vui mừng ấy trong lòng tác giả bật ra lời chào thể hiện niềm vui bất ngờ thú vị:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

     - Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ “mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.

     - Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười bông đùa vui tươi của nhà thơ. Trong rất nhiều bài thơ Nguyễn Khuyến đã từng thể hiện sâu sắc tình cảm với bạn bè, bằng hữu:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải, không tiền không mua

Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

[Khóc Dương Khuê]

     - Với Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua đoạn thơ trên ta thấy rằng tình bạn của họ thật gắn bó bao nhiêu. Chén rượu kia sẽ ngọt ngào nếu hai người cùng đối, ẩm, dạo đàn, bình thơ... Cũng chỉ có hai người. Thiếu một trong hai thì “Giường kia, treo những hững hờ - Đàn kia, gảy củng ngẩn nga tiếng đàn”.

     - Không chỉ tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này mà trong dân gian chúng ta còn xúc động trước tình bằng hữu của Lưu Bình — Dương Lễ. Tình cảm của Nguyễn Khuyến và bạn mình không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh, ở họ sự nối kết là niềm cảm thông chia sẻ cùng nhau.

Bác đến chơi đây, ta với ta

     - Câu thơ bộ lộ rõ nét tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn. Đó là tình cảm thiêng liêng và cao quý, những nghi thức xã giao dần bị bóc còn lại là tình bằng hữu thâm giao. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên nền tảng của tình cảm. Bác đến chơi đây - không có mọi giá trị vật chất chỉ có ta với ta. Đại từ ta được sử dụng rất độc đáo, ta là nhân xưng, và cũng là bác và tôi, là hai chúng ta. Tôi và bác đã quá hiểu nhau rồi. Hoàn cảnh của tôi bác biết, tôi sống thế nào bác hay. Những điều tôi nói ra với bác chẳng qua là bày tỏ nỗi niềm tâm can. Cả hai người không ai đặt vấn đề vật chất, mà ở họ đều có quan điểm coi thường vật chất, đề cao tình cảm. Cũng là ta với ta nhưng trong bài thơ Qua Đèo Ngang thì đó chính là sự đối diện, bắt gặp tâm trạng của tác giả Thanh Quan với chính mình. Còn ta với ta ở đây là nói về hai người họ gắn bó không gì chia cắt được. Tình bạn giữa họ mới cao quý đẹp đẽ làm sao. Ta thấy rằng nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật hóm hỉnh, nhẹ nhàng tinh tế.

     - Bài thơ thể hiện khá thành công nghệ thuật trào phúng, ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là một bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lại rất bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những sản vật đồng quê được đưa vào thơ rất tự nhiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ làm cho bài thơ đặc sắc thân mật như chính tình cảm của họ vậy.

     - Dẫu cho Nguyễn Khuyến đã đi xa, nhưng tình bạn của họ thể hiện trong bài thơ thật cảm động biết bao. Bài thơ đã gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về tình cảm của con người trong cuộc sống, tình bạn bè, đồng chí, anh em...

Video liên quan

Chủ Đề