Tiêu hóa cơ học diễn ra ở đâu

Quá trình tiêu hóa

Quá trình tiêu hóa bao gồm sáu giai đoạn: ăn vào, nhào trộn, tiêu hóa vật lý, tiêu hóa hóa học, hấp thụ, và thải ra. Các nhóm chất dinh dưỡng như chất đường bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein) và vitamin, muối khoáng sẽ được phân giải ở từng giai đoạn khác nhau của quá trình tiêu hóa, còn chất xơ thì được giữ tương đối nguyên vẹn.

Ăn vào là giai đoạn khi thức ăn được đưa vào miệng và bắt đầu đi vào ống tiêu hóa. Trong khoang miệng, răng và lưỡi sẽ làm nhiệm vụ nhai, xé nhỏ thức ăn và trộn đều thức ăn với nước bọt. Nước bọt có chứa các men hay còn gọi là enzyme, chỉ dùng để phân giải chất đường bột (carbohydrate) và một phần nhỏ ezyme phân giải chất béo (lipid). Động tác nhai cũng giúp xé nhỏ thức ăn để tạo thành những mảnh thức ăn với kích thước phù hợp để nuốt và cũng để các enzyme hoạt động hiệu quả hơn.

Enzyme là một loại protein ở trong các tế bào. Chức năng của enzyme là giúp đẩy nhanh các phản ứng hóa học trong cơ thể. Vai trò của các enzyme trong quá trình tiêu hóa là vô cùng quan trọng. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn đều là các chất phức tạp và có thể mất một thời gian dài để phân hủy và hấp thụ vào cơ thể nếu không có sự tham gia của các enzyme tiêu hóa. Enzyme không chỉ có trong nước bọt mà còn xuất hiện trong dịch tiêu hóa của suốt quá trình tiêu hóa. Thậm chí, mỗi loại enzyme còn có chức năng phân giải những loại hợp chất khác nhau trong thức ăn.  

Sau khi thức ăn được làm nhỏ ở khoang miệng, lưỡi và cơ thực quản sẽ đẩy các mảnh thức ăn vào thực quản. Đây chính là động tác nuốt thức ăn. Thức ăn được đẩy qua toàn bộ hệ tiêu hóa bắt đầu với động tác nuốt và các nhu động vừa đẩy thức ăn đi, vừa trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa. Thậm chí, các nhu động này còn mạnh mẽ đến mức đồ ăn thức uống bạn ăn vào vẫn có thể đi xuống dạ dày, ngay cả khi bạn đang ở tư thế trồng cây chuối!

Quá trình tiêu hóa gồm song song cả tiêu hóa vật lý và hóa học. Tiêu hóa vật lý là quá trình thức ăn không bị biến đổi mà chỉ được xé nhỏ. Có thể bạn sẽ nghĩ tiêu hóa vật lý chỉ dừng ở khoang miệng, nhưng ngay cả khi thức ăn đã vào đến dạ dày thì hoạt động này vẫn diễn ra. Đó chính là sự nhào trộn thức ăn trong dạ dày, nhằm xé nhỏ thức ăn hơn nữa, giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc để dịch dạ dày phân giải thức ăn hiệu quả hơn. Sau đó, thức ăn di chuyển xuống ruột non, tiếp tục được xé nhỏ hơn và nhào trộn.

Quá trình tiêu hóa hóa học cũng bắt đầu từ miệng và kết thúc ở ruột non. Các dịch tiêu hóa phân giải các phân tử thức ăn phức tạp thành những phân tử nhỏ hơn. Dịch tiêu hóa có thể khác nhau về thành phần ở mỗi giai đoạn trong ống tiêu hóa, nhưng thường bao gồm nước, các loại men (enzyme), acid và muối.

Sau khi thức ăn được phân giải, các chất dinh dưỡng dưới dạng phân tử nhỏ sẽ được hấp thụ vào máu. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở ruột non, một ít ở ruột già. Cuối cùng, những phần còn lại của thức ăn không được hấp thụ sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

Tiêu hóa cơ học diễn ra ở đâu

Tiêu hóa thức ăn ở từng cơ quan

Miệng

Miệng là nơi thức ăn được đưa vào ống tiêu hóa. Tại đây, thức ăn được xé nhỏ và trộn đều nhờ sự phối hợp hoạt động của răng và lưỡi. Cũng tại đây, các chất đường bột (carbohydrate) và một phần nhỏ chất béo (lipid) trong thức ăn sẽ bắt đầu được phân giải nhờ các enzyme trong nước bọt. Sau khi đã sẵn sàng, thức ăn sẽ được đẩy vào thực quản và bắt đầu quá trình di chuyển trong ống tiêu hóa.

Dạ dày

Dạ dày là một chiếc “túi” có khả năng co giãn, chứa acid mạnh, hay còn gọi là dịch vị dạ dày. Khi thực quản đưa thức ăn vào, dạ dày sẽ co bóp giúp trộn đều thức ăn với dịch vị. Tại dạ dày, thành phần chất đạm (protein) trong thức ăn bắt đầu được phân giải thành các acid amin. Một lượng nhỏ những chất tan trong dầu, hoặc các loại thuốc uống cũng bắt đầu được hấp thụ từ giai đoạn này. Bên cạnh đó, do dịch vị dạ dày là acid mạnh nên dạ dày cũng có tính kháng khuẩn. Thức ăn sau khi đã được dạ dày tiêu hóa gọi là dưỡng trấp (hay nhũ trấp). Nhũ trấp sau đó được đẩy xuống ruột non, tiếp tục quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất.

Ruột non

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra với tốc độ khá chậm, do phần lớn quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra ở giai đoạn này. Trong ruột non, dưỡng trấp (thức ăn đã được tiêu hóa ở dạ dày) tiếp tục được tiêu hóa hóa học bằng các enzyme tiêu hóa. Các enzyme sẽ phân giải các chất dinh dưỡng như chất đường bột, chất đạm, chất béo và nucleic acid thành dạng cơ bản của các chất đó, giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng. Đồng thời, các vitamin, khoáng chất và nước cũng được hấp thụ vào cơ thể ở giai đoạn này.

Các cơ quan hỗ trợ tiêu hóa

Ngoài các bộ phận chính của ống tiêu hóa, hệ tiêu hóa còn có các cơ quan giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hiệu quả. Đó chính là gan, mật và tụy. Gan tiết ra dịch mật để nhũ hóa chất béo, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và phân giải chất béo hơn. Túi mật chính là nơi chứa và cô đặc dịch mật được gan tiết ra. Và tụy là cơ quan sản sinh ra các enzyme tiêu hóa và muối giúp trung hòa dịch vị dạ dày khi thức ăn được đưa từ dạ dày xuống ruột non.

Ruột già

Cơ quan cuối cùng trong ống tiêu hóa chính là ruột già. Những phần thức ăn không được ruột non tiêu hóa và hấp thụ sẽ được chuyển xuống ruột già. Tuy gần như toàn bộ dưỡng chất đã được hấp thụ tại ruột non, nhưng trong ruột già, nước và các chất điện giải cùng các vitamin còn sót lại sẽ được hấp thụ nốt, cùng các dưỡng chất được sản sinh nhờ hệ vi sinh đường ruột. Sau đó, chất thải cùng với chất xơ chưa được tiêu hóa sẽ được đẩy xuống trực tràng và thải ra ngoài qua hậu môn dưới dạng phân.

Làm thế nào để giữ hệ tiêu hoá luôn khoẻ mạnh?

  • Bổ sung nhiều chất xơ để hỗ hợ quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn
  • Đừng quên thêm chất béo lành mạnh vào chế độ ăn
  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
  • Giữ tinh thần thoải mái.
  • Tập trung khi ăn.
  • Ăn chậm nhai kỹ
  • Tích cực vận động thể chất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm bạn tưởng là nóng nhưng không phải

Hằng ngày, cơ thể chúng ta nạp đủ các loại thức ăn, nào là protein, chất xơ, chất béo đến các vitamin,… Vậy có bao giờ bạn thắc mắc cơ thể chúng ta đã hấp thu các chất dinh dưỡng này như thế nào không? Và liệu những thứ ta nạp vào cơ thể có gây khó khăn gì cho hoạt động của hệ tiêu hóa? Cùng tìm hiểu quá trình tiêu hóa thức ăn ở người cũng như cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa để biết cách ăn uống khoa học và hợp lý hơn nhé!

Sự tiêu hóa thức ăn là quá trình thế nào?

Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các hoạt chất đơn giản để cơ thể hấp thu dễ dàng. Bộ máy tiêu hóa của cơ thể con người được chia làm hai phần:

  • Ống tiêu hóa: Miệng – Thực quản – Dạ dày – Ruột non – Ruột già (Sắp xếp từ trên xuống dưới).
  • Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến tụy và tuyến gan.

Tiêu hóa cơ học diễn ra ở đâu

Từ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra theo quy trình như sau: Tiếp nhận thức ăn – Nghiền nát – Chuyển hóa dinh dưỡng – Đào thải.

Thực phẩm được nạp trong miệng, tiêu hóa rồi chuyển hóa tạo năng lượng sẽ phải trải qua 2 cơ chế là cơ học và hoa học. Trong khi cơ học là các hoạt động riêng của từng bộ phận trong hệ tiêu hóa, thì cơ chế hóa học là quy trình điều tiết các chất ở tuyến tiêu hóa. Điều này giúp hỗ trợ ống tiêu hóa (Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) phân giải thức ăn dễ dàng hơn. Và đây được gọi là quá trình tiêu hóa thức ăn ở người.

Cụ thể, thức ăn sẽ được tiếp nhận từ miệng, sau đó cơ thể sẽ tiết ra nước bọt để nhào trộn, góp phần đưa thức ăn qua ống thực quản và dạ dày dễ dàng. Trong dạ dày, thức ăn sẽ được nghiền nát thành phân tử nhỏ để dễ dàng chuyển hóa chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Những chất cặn bã không có lợi cho cơ thể sẽ được đưa xuống ruột già và đào thải ra ngoài. Nếu chức năng tiêu hóa hoạt động không ổn định sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe, khiến rối loạn tiêu hóa kéo dài và những biến chứng đường ruột khác và gặp phải những chứng bệnh như: trào ngược dạ dày, đau dạ dày, chướng bụng đầy hơi,…

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người

Quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ miệng, nhưng trước đó, khi khứu giác cảm nhận được mùi vị của thức ăn, thậm chí là xảy ra trong suy nghĩ thì tuyến nước bọt được sản xuất. Khi miệng tiếp nhận thức ăn sẽ nghiền xé và kết hợp cùng với nước bọt để nhào trộn tạo thành viên nuốt. Vì hành động nuốt là tự nhiên nên khi ăn chúng ta cần phải nhai kỹ tránh bị nghẹn

Về cơ bản, quá trình tiêu hóa ở miệng gồm 2 hành động là nhai và nuốt. Đây là một trong những quá trình tiêu hóa thức ăn ở người tại khoang miệng. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của dịch tiêu hóa – ở miệng gọi là nước bọt. Trong nước bọt có chứa các chất nhầy, men amylase, men khử khuẩn và số ít men maltase. Men amylase có nhiệm vụ biến tinh bột chín thành đường maltriose, dextrin và maltose. Men maltase  thì có tác dụng biến lactose thành glucose. Quá trình này mang lại kết quả như sau: Lipid và Protid chưa được phân giải, 1 phần tinh bột chín được phân giải thành maltose.

Do thời gian thức ăn lưu lại ở miệng là rất ngắn, sự tiêu hóa là không đáng kể nên chưa có hiện tượng hấp thụ.

Tiêu hóa cơ học diễn ra ở đâu

Trong dạ dày có chứa nhiều men tiêu hóa như Renin (chymosin, presure), men pepsin tiêu hoá protid, chúng có tác dụng biến đổi caseinogen thành casein, kết hợp với canxi tạo thành váng sữa. Loại men này rất có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Ngược lại thì người lớn rất ít xảy ra quá trình biến đổi này.

Tiêu hóa cơ học diễn ra ở đâu
Với men lipase tiêu hóa lipid, loại này thích nghi với môi trường kiềm, nhưng vì trong dạ dày là môi trường toàn, nên khả năng hoạt động của men lipase tiêu hóa lipid là yếu. Nếu có thì chúng chỉ có tác dụng thủy phân lipid của sữa, lòng đỏ trứng để biến đổi thành chất acid béo, glycerol và monoglycerid.

Trong dạ dày còn chứa acid HCL, chúng có tác dụng làm trương protid giúp quá trình phân giải thức ăn dễ dàng hơn. Đây là hợp chất Acid không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở người. Ngoài ra, loại men này cũng góp phần kích thích nhu động dạ dày hoạt động, sát khuẩn, chống thối, cũng như tham gia vào cơ chế đóng mở ở hậu môn.

Dạ dày gồm 2 loại chất nhầy đó là hòa tan và không hòa tan. Sự kết giữa hai loại chất nhầy này cùng bicacbonat tạo thành lớp màng phủ kín hành tá tràng và niêm mạc dạ dày. Từ đó mang tới tác dụng trung hòa acid, che chở, bảo vệ cũng như ngăn chặn sự phá hủy của pepsin và acid lên thành dạ dày.

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày giúp thức ăn được biến đổi thành 1 chất có tên gọi là vị trấp. Trong đó gồm, 10% protid biến thành polypeptid, 1 nửa lipid đã nhu hóa phân giải thành acid béo và monoglycerid. Do trong dạ dày không có men tiêu hóa, nên hầu như glucid vẫn chưa được tiêu hóa. Bởi vậy, quá trình tiêu hóa thức ăn ở người tại dạ dày cũng chỉ là bước đệm cho giai đoạn tiêu hóa ở ruột non.

Quá trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất. Nhờ tác dụng của các dịch tiêu hóa như dịch mật, dịch tụy, dịch ruột, thức ăn sẽ được phân giải tới mức đơn giản nhất để có thể đào thải chất thừa ra cơ thể dễ dàng.

Tiêu hóa cơ học diễn ra ở đâu

Dịch tụy tiêu hóa lipid, protid, glucid, khi thiếu những chất này, cơ thể sẽ phản ứng và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng.

Acid mật là chất duy nhất có tác dụng tiêu hóa. Chất này tồn tại dưới dạng kali và natri, nên thường gọi chung là muối mật.

Muối mật có tác dụng nhũ hóa lipid, tăng khả năng tiếp xúc lipid với men lipase. Điều này giúp cho quá trình tiêu hóa lipid có trong thức ăn dễ dàng hơn.

Ngoài ra, mật còn tạo ra môi trường kiềm ở ruột, từ đó giúp ức chế vi khuẩn lên men, kích thích nhu động ruột hoạt động. Trong ruột có đủ các loại dịch làm tăng quá trình tiêu hóa thức ăn ở người, biến đổi chất dinh dưỡng còn sót lại ở ruột thành và hấp thụ.

Quá trình tiêu hóa ở ruột non mang lại kết quả như sau: Thức ăn biến đổi thành dạng sệt, protid thủy phân hoàn toàn biến đổi thành dlycerol, chất béo và các loại chất khác, Glucid thủy phân phần lớn thành glucose, fuctose và galactose. Tất cả các hoạt chất này đều hấp thụ được. Còn chất xơ, lõi tinh bột,… không tiêu hóa được sẽ chuyển xuống ruột già.

Tóm lại, quá trình tiêu hóa thức ăn ở người là quá trình phức tạp nhưng nó quan trọng. Vì nhớ quá trình này, thức ăn mới được chuyển hóa thành dinh dưỡng, từ đó tạo ra năng lượng nuôi sống cơ thể. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về cơ thể của mình!

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.