Tiền mất giá gọi là gì

5 / 5 [ 2 votes ]

Hôm nay trên vietnamnet có tựa bài Tiền đồng có còn mất giá?. Rồi từ mấy hôm trước, hôm nào trên chuyên mục thời sự cũng nói về vấn đề này. Nội dung chủ yếu là khen ngợi sự nhanh nhạy của ngân hàng nhà nước trong việc phản ứng với việc phá giá đồng nhân dân tệ. Các bài báo cũng chỉ nhấn mạnh đến lợi íchhạn chế hàng nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu. Có bài báo còn mạnh miệng rằng đây là cơ hội để chúng ta thóat khỏi tình trạng nhập siêu từTQ.

Vậy tóm lại thì dân đen như chúng ta là được hưởng lợi hay là hưởng hại?

Để hiểu sâu vấn đề chúng ta sẽ xây dựng mô hình kinh tế từ đơn giản tới thực tế:

Xét trong một nền kinh tế đóng với một mặt hàng rau muống.

Giả sử Việt Nam không giao thương gì với bên ngoài. Mọi thứ đều tự cung tự cấp. Để thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa trong nước nhà nước phát hành ra tiền đồng. Nếu như để thị trường tự quyết định thì sau một thời gian điều chỉnh, giá các mặt hàng sẽ có xu hướng dao động quanh một mốc nào đó. Ví dụ như một mớ rau giá 1000 đồng.

Vài ngày vừa qua thời tiết khô hạn khiến cho sản lượng rau muống sụt giảm, cung không đủ cầu. Một số người dân sẵn sàng trả giá cao hơn để có rau muống ăn vì vậy một mớ rau muống tăng lên thành 2000 đồng. Giá được quyết định bởi cung cầu.

Khi nhà nước tăng cung tiền thì tình trạng cũng tương tự. Cho dù sản lượng rau muống vẫn giữ nguyên nhưng giá rau muống sẽ tăng lên. Tuy nhiên tốc độ tăng và mức độ tăng giá không thể như với tình huống biến động sản lượng rau muống được.

Xét trong một nền kinh tế mởcó giao thương với TQ

Một mớ rau muống tại chợ Tân Thanh có giá 1000 đ. Cũng mớ rau muống đó tại chợ Bằng Tường có giá là 1nhân dân tệ [CNY]. Như vậy quy đổi ngang sức muathì 1CNY = 1000 đ. Giả sử như tỷ giámà chính phủ hai nước quy định cũng đang ở mức 1 CNY = 1000 VNĐhay 1 VNĐ = 0,001 CNY thì mọi thứ diễn ra bình thường.

Lúc này khi sản lượng rau muống tại Tân Thanh sụt giảm và tăng dần lên mức 2000 đ/mớ thì lái buôn sẽ mang rau muống từ Bằng Tường [vẫn đang có giá là 1CNY] sang bán tại Việt Nam.Ban đầu anh ta sẽ bán được với giá 2000 đ; anh ta thu được 2CNY; lợi nhuận gấp đôi so với việc anh bán ở Bằng Tường [giả sử là chi phí vận chuyển, thuế má không đáng kể]

Tuy nhiên vì có rất nhiều người nghĩ như anh ta nên sẽ có rất nhiều người bê rau muống sang Tân Thanh. Giá rau muống sẽ giảm dần tới mức khoảng 1.200 đ/mớ. Giá rau muống tại Bằng Tường cũng không còn là 1CNYnữa mà cũng tăng lên khoảng 1,2 CNY/mớ.

Đột nhiên vào ngày 11/8 Chính phủ TQ giảm giá CNY so với USD khiến cho CNY cũng bị giảm tương đối với VNĐ. Giả sử mức mới giờ là 1 CNY = 950 đ. Lúc này thì nếu thương lái mang rau muống sang bán ở VNthì anhta sẽ được lợihơn trước. Cụ thể nếu trước đây anh mua trong nước 1 CNY/mớ và sang VN bán được 1000 đ thì nay anh ta vẫn bán được 1000 đ nhưng khi quy đổi ra CNY anh ta được khoảng 1,05 CNY. Lợi nhuận tăng thêm 5%. Anh ta có thể dùng 5% này để giảm giá bán rau muống xuống nhờ vậy rau muống của anh ta sẽ cạnh tranh hơn rau muống của Việt Nam.

Nếu xét lợi ích người tiêu dùng đơn thuần thì rõ ràng là người tiêu dùng sẽ được lợi vì anh ta có thể mua rau muống rẻ hơn trước đây. Kể cả anh ta không sử dụng rau muống TQ [hàng nhập khẩu] mà dùng rau muống VN [hàng trong nước] thì anh ta vẫn được lợi vì hàng trong nước để cạnh tranh được cũng phải giảm giá theo.

Tiến trình giảm giá đồng nhân dân tệ của TQ [cập nhật tới 26/8]

Ngày 11/8/2015 : giảm 1,9% : 1 usd = 6,298 nhân dân tệ

Ngày 12/8/2015: giảm 1,6%

Ngày 13/8/2015 : giảm 1,1 %

Ngày 25/8/2015: Trung Quốc hạ lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm 25 điểm phần trăm, xuống còn 4,6%; giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 50 điểm cơ bản. Đồng thời bơm khoảng 23 tỷ USD vào thị trường tiền tệ nhằm giảm căng thẳng tính thanh khoản trên thị trường

Ngày 26/8, tỷ giá tham chiếu USD/NDT đã được nâng lên 6,4181 NDT, từ mức 6,3987 NDT trong phiên liền trước. Biên độ giao dịch là +-2%.

Ngày 18/9: FED giữ nguyễn lãi suất hiện kể từ 2008 có ở mức 0-0,25% mà không tăng lãi suất như những đồn đoán trước đó khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ chưa đạt 2% và thất nghiệp ở mức thấp 5%.. Thế mới thấy giá đồng tiền ở Mỹ rẻ hơn ở VN rất nhiều. Trong khi DN VNvay ngân hàng với lãi suất 10% thì đối thủ ở Mỹ chẳng mất đồng nào.

Tiến trình giảm giá VNĐ của VN

Ngày 11/8: nới rộng biên độ tỷ giá với USD thêm 1% trở thành 2%.

Ngày 19/8: Tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 1% từ 21.673 lên 21.890. Đồng thờinới rộng biên độtỷ giá với usd thêm 1% trở thành 3%.

Từ 19/8 tới hết ngày 26/8: NHNN Việt nam chưa có điều chỉnh gì. Chạy đua theo TQ hay cố gắng đứng yên? chắc chắn nhiều người đang mất ăn mất ngủ về vụ này.

Nếu xét trên tổng thể nền kinh tế thì khác:

Thương lái TQ mang hàng vào VN bán thu được VNĐ. Anh ta quy đổi VNĐ đó ra USD và mang về TQ -> Chúng ta bị mất USD. Thực tế việc nhập khẩu là do một công ty nào đó ở VN mua hàng từ nước ngoài bằng tiền USD.

Rau muống tại VN buộc phải giảm giá để cạnh tranh khiến cho doanh nghiệp không có lợi nhuậndẫn tới phá sản.

Các doanh nghiệp xuất khẩu khi thấy đô la có xu hướng tăng lên thì sẽ không bán đô cho ngân hàng. Các nhà đầu cơ cũng thu mua đô la. Đồng USD càng khan hiếm thì VNĐ càng bị mất giá trước USD.

Nếu như việc giảm giá tiền đồng tốt như vậy thìsao không phá giá VNĐngay từ đầu?

Thực tế là tỷ giá mà ngân hàng đang ấn định theo USD hiện nay không phản ánh đúng thực tế giá trị thực của đồng tiền. Nhưng việc giảm giá VNĐ có rất nhiều tác động tiêu cực đòi hỏi phải cân đối với lợi ích:

Nợ công nước ngoài sẽ tăng thêm tương ứng với việc giảm giá.

Tác động vào tâm lý của người dân. Người dân sẽ có xu hướng hạn chế chi tiêu hơn khiến cho tổng cầu nền kinh tế suy giảm -> sản xuất suy giảm.

Một số hàng nhập khẩu là thiết yếu không có sản phẩm thay thế trong nước. Ví dụ như biệt dược, máy móc công nghệ cao.

Rất nhiều hàng trong nước sản xuất bằng nguyên liệu ngoại nhập, máy móc ngoại nhập, nhân công người nước ngoài -> chi phí tăng -> giá tăng -> lạm phát.

Chúng ta thấy rằng trong 10 ngày qua thì tỷ giá với USD đã tăng từ 21.840đ/usd lên mức 22.420đ/usd ~ 2,65%

Rất nhiều nước như TQ, VN đều dùng đô la Mỹ để ấn định tỷ giá đồng tiền nước mình.Khi NHNN điều chỉnh tỷ giá USD thì tỷ giá với các đồng tiền các nước khác cũng sẽ biến đổi theo. Ví dụ một đô la Singapore trước đó là 15.824 thì nay thành 16.083. Nhưng người ta ít quan tâm tới tỷ giá với đồng tiền khác vì đô la Mỹ vẫn được coi là đồng tiền giao dịch quốc tế.

Tóm lại khi VNĐ bị giảm giá thì chắc chắn sẽ kéo theo lạm phát. Lạm phát tăng mà thu nhập không tăng thì mức sống bị giảm đi. Thời gian qua báo đài nhấn mạnh tới mặt tích cực cũng là vì muốn lấn át đi mặt tiêu cực của vấn đề.

Lạm phát không chỉ ảnh hưởng tới hàng tiêu dùng nhanh hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới hàng hóa mang giá trị khác như nhà đất, vàng bạc,

Bài viết liên quan

  • Sự quyết tâm
  • Đòn đầu tiên O-Goshi
  • 2.Con người đi trước, công việc theo sau
  • Quản trị kinh doanh [P5: Quy trình ra quyết định]
  • Cảm nhận sách: Bức xúc không làm ta vô can
  • Kinh tế học [P23: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo P1]
  • Tình hình kinh tế 2013 [từ một hội thảo]
  • Liệu có chiến tranh Việt Nam Trung Quốc ?

Comments

comments

Video liên quan

Chủ Đề