Thuốc phiện đến có bị cấm không

Cây hoa anh túc là gì? Trồng cây hoa anh túc (cây thuốc phiện) bị phạt như thế nào?

Trồng cây hoa anh túc mang lại giá trị cao nên nhiều người bất chấp quy định của pháp luật vi phạm phá luật vì trồng loại cây này, trồng cây hoa anh túc này có thể bị phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ và trường hợp cụ thể. Vậy để có hiểu biết hơn về vấn đề này, dưới đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc thông tin về nội dung ” Trồng cây hoa anh túc (cây thuốc phiện) bị phạt như thế nào”.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Cây hoa anh túc là gì?

Trong y học hay trên thực tế thì chúng ta thường nghe rất nhiều về cây anh túc hay còn gọi là a phiến, thẩu, trẩu người Tày gọi là cây nàng tiên, là loài thực vật có tên khoa học là Papaver somniferum, thuộc họ Anh túc. Được xem là cây dược liệu quý. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y. Chiết suất của cây này làm gây nghiện nặng. Vì vậy, ngành y học khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp thông thường, phải có sự chỉ định chi tiết và giám sát trực tiếp của bác sỹ. Việc lạm dụng cây anh túc quá mức có thể gây nghiện. Theo pháp luật Việt Nam thì anh túc là loại cây bị cấm không được trồng ở nước ta đã lâu.

Nếu quan sát hoặc đọc trên sách báo ta cũng có thể nhận dạng được loại hoa anh túc đó là một loài hoa rất xinh đẹp và sặc sỡ. Trông chúng nổi bật như những bông hoa tuylip. Nếu nhắc đến hoa Anh Túc thì hẳn rất nhiều người không biết đây là loài cây gì, nhưng nếu nhắc đến cây thuốc phiện thì không còn gì lạ lẫm nữa.

Hoa anh túc có khả năng chữa trị các chứng bệnh thường gặp, như giảm đau, trị đau bụng, đi ngoài, đau dạ dày cực nhanh chóng. Tuy nhiên pháp luật cấm không sử dụng và tiêu thụ loài cây này dưới mọi hình thức. Bởi vì, những chứng bệnh trên đã có rất nhiều loại thuốc phù hợp hơn để điều trị.

Tuy loại hoa này màu sắc và cũng được dùng trong y học theo quy định nhưng ở Việt Nam, cây hoa anh túc rất tốt nhưng có chứa chất thuốc phiện nên cây này là một loại cây bị cấm trồng và sử dụng khi chưa có sự cho phép của các cơ quan chức năng, đơn vị có thẩm quyền.

2. Trồng cây hoa anh túc (cây thuốc phiện) bị phạt như thế nào?

Chắc hẳn bạn vẫn chưa rõ về ây anh túc có nguồn gốc từ đâu đúng không, loại cây này có nguồn từ Hy Lạp, thường được trồng nhiều ở Châu Á và Châu Âu. Đây là loại cây thân thảo, có chiều cao trung bình khoảng từ 1 – 1,6 mét và tuổi thọ kéo dài khoảng 2 năm. Toàn thân có màu lục, thân mềm, rễ dạng phân nhánh, lá cây có hình bầu dục, nhiều tua và mọc xung quanh thân cây.

Theo nghiên cứu thì người ta phát hiện ra trong nhựa cây anh túc có chứa các thành phần như morphin, codein, narcotin, papaverin… Các thành phần có trong loài cây này có thể gây nghiện và nhiều hệ lụy khác nên nhà nước Việt Nam nghiêm cầm gieo trồng anh túc cũng như các cây có chứa chất ma túy dưới mọi hình thức.

Mặc dù thành phần trong cây anh túc có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, nhưng việc sử dụng cây anh túc hoặc chiết xuất của chúng để nghiên cứu và làm thuốc điều trị bệnh được Nhà nước quản lý chặt chẽ bởi những quy định hiện hành. Do vậy, không thể tự ý trồng, khai thác khi không được cho phép từ nhà nước đồng thời không được sử dụng để điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ.

Đầu tiên trồng cây anh túc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội trồng cây có chứa ma túy.

Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy như sau:

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi này. Đồng thời người phạm tội thuộc trường hợp đầu tiên trên đây nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Người sử dụng chất ma túy đá bị bắt bị xử phạt như thế nào?

Pháp luật Việt nam có quy định rất rõ ràng về loại cây này và hành vi trồng cây anh túc này phạm tội nếu như hành vi này là hành động và được biểu hiện nhiều dạng khác nhau như: Làm đất, gieo hạt, ươm cây, chăm bón. Một người có thể thực hiện hết các việc trong quá trình trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy nhưng cũng có thể chỉ thực hiện một hoặc một số việc nhưng đều với mục đích trồng được cây thuốc phiện. Chính vì thế, dù mục đích là trồng loại cây này để chữa bệnh hay làm gì thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi trồng hoa anh túc gây ra những hậu quả như:

– Làm cho chính sách xoá bỏ việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý của Nhà nước không thực hiện được hoặc làm cho tình trạng tái trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý đã được xoá bỏ.

– Những thiệt hại về vật chất cũng có thể xảy ra nhưng là những thiệt hại gián tiếp như gây thiệt hại đến ngân sách dành cho việc xoá bỏ việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

Chính vì vậy, người dân cần nâng cao hiểu biết pháp luật, không trồng loại cây này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và trật tự xã hội.

3.  Một số rủi ro khi sử dụng hạt hoa anh túc cần chú ý:

Chúng ta thường cho rằng hạt anh túc an toàn và tin cây. Tuy nhiên đôi khi bạn vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro không mong muốn khi sử dụng hạt này như:

Sử dụng làm thuốc hỗ trợ giấc ngủ

Theo nghiên cứu thì trong mủ cây thuốc phiện có hợp chất opioid giúp tạo cảm giác ngủ ngon. Do vậy một số người dùng trà hoa anh túc như phương pháp chữa mất ngủ tự nhiên. Bên cạnh đó là khi hạt anh túc nguyên chất. Đa số các sản phẩm bày bán trong siêu thị đều được làm sạch và mất đi tác dụng gây buồn ngủ.

Nếu bạn sử dụng hạt anh túc nguyên sơ chưa qua kiểm định sẽ vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể gây tử vong do chứa morphin ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó nên trong y học người ta không khuyến khích điều trị mất ngủ bằng hạt hoa anh túc

Chứa thành phần của chất gây nghiện cấm

Dựa trên xét nghiệm những người ăn hạt anh túc cho thấy, sau khi sử dụng cơ thể họ đều dương tính với chất ma túy. Thời gian chúng lưu lại trên cơ thể để xét nghiệm lên đến 48 giờ. Do vậy, dù là hạt được bày bán trong siêu thị đã qua làm sạch bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều để tránh dẫn đến gây nghiện nguy hiểm cho sức khỏe

Phản ứng phụ đe dọa đến sức khỏe

Các sản phẩm hạt anh túc trên thị trường hầu như đều có khả năng gây nghiện, giảm đau. Nếu sử dụng quá liều bạn sẽ gia tăng nguy cơ tử vong. Vì vậy khi sử dụng bạn cần có sự can thiệp của các giám sát y tế để đảm bảo an toàn tối đa cho cơ thể. Tương tự với dầu hạt anh túc khi thoa lên da, nếu bạn gặp phải vấn đề kích ứng da, mẩn ngứa… nên ngừng sử dụng ngay.

Hạt anh túc là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là mangan. Những hạt này có thể làm gia tăng chức năng sinh sản và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Mặc dù các nghiên cứu chi tiết về công dụng của hạt anh túc vẫn chưa đưa ra kết luận chính xác nhất nhưng đến nay đây vẫn là một loại hạt có công dụng tốt với sức khỏe.

Tuy nhiên khi sử dụng hạt hoa anh túc, bạn cần chú ý và có sự giám sát y tế để được bảo vệ kịp thời khi xuất hiện tại nạn. Đôi khi các loại bánh trong siêu thị cũng có thể chứa một hàm lượng hạt anh túc nhất định mà bạn không hề hay biết. Bạn hãy cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm nhằm tránh nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu còn chưa yên tâm có thể thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm bắt được cụ thể các chỉ số cơ thể biến đổi.

Chúng ta đều biết ma túy là loại chất gây nghiện bị nghiêm cấm tại Việt Nam và trên thế giới. Vậy lý do vì sao mà cả Việt Nam và thế giới lại ngăn cấm sử dụng, lưu thông loại chất này? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

Luật Phòng, chống ma tuý số 73/2021/QH14 của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 30/3/2021, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với việc tàng trữ, buôn bán, trồng, sản chất, sử dụng, vận chuyển,...chất ma túy như sau:

“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.

2. Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

3. Chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

4. Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, bảo quản chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật; cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần tới quy định của pháp luật.

5. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.

6. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

7. Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.

8. Trả thù hoặc cản trở người thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy, người tham gia phòng, chống ma túy.

9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

10. Hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy; quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.

11. Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.

12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác do luật định liên quan đến ma túy.”

Không chỉ vậy, Chương XX Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định các tội phạm ma túy gồm 13 tội danh:

- Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 247)

- Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)

- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249)

- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)

- Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)

- Tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy (Điều 252)

- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253)

- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 254)

- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255)

- Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256)

- Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257)

- Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258)

- Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259).

2. Tác hại của ma túy

Trong bài viết về một số loại ma túy thường gặp, Luật Hoàng Anh đã đề cập đến morphine. Loại chất này nếu được sử dụng trong y tế, với liều lượng và cách sử dụng phù hợp thì nó là một loại chất giảm đau hữu hiệu. Tuy nhiên vì sao morphine hay các chất ma túy khác lại bị pháp luật nghiêm cấm? Bởi việc sử dụng chúng tràn lan trong công đồng với liều lượng, cách dùng bừa bãi sẽ đem lại tác hại vô cùng khủng khiếp.

2.1. Ma túy gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người

Ma túy gây hại trược tiếp đến hệ thống các cơ quan bên trong cơ thể con người:[1]

Hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp làm tăng tần số thở gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản…

Hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành có thể tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.

Hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quỵ…

Hệ sinh dục: Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục bị suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh.

Người sử dụng ma túy thường xuyên sẽ bị nghiện, nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS và sử dụng ma túy quá liều sẽ dẫn đến tử vong.

Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người… miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện.

2.2. Ma túy gây hại đến gia đình và xã hội

Tệ nạn ma túy là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội như: Băng nhóm, mại dâm, cờ bạc, lừa đảo, trộm cắp, giết người… gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS.

Hàng năm nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện; cho công tác cai nghiện ma tuý; công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Chúng cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế đất nước.

Vì những lý do trên mà ma túy trở thành chất cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc Nhà nước nghiêm cấm các chất ma túy là cách để bảo vệ con người khỏi bệnh tật, tệ nạn cũng như bảo vệ tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Luật Hoàng Anh

[1] https://ttytlaivung.vn/ma-tuy-la-gi-va-tac-hai-cua-no-nhu-the-nao/, truy cập 21/07/2021.