Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

Việc dùng nước muối sinh lý không đúng cách, có thể gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Các bậc phụ huynh cần loại bỏ ngay thói quen không tốt sau đây.

Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không
Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

nước muối sinh lý

Nước muối (natri clorid) được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9g muối tinh khiết, được gọi là nước muối sinh lý và dùng được cho mọi lứa tuổi.

Theo các chuyên gia, nước muối sinh lý không thể dùng chung. Hiện có 3 loại nước sinh lý là: nước muối để nhỏ mắt; dùng để, nhỏ mũi, súc miệng và rửa vết thương và loại thứ 3 là dịch truyền.

Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mắt: Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt hàng ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu.

Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

nước muối sinh lý nhỏ mắt mũi cho trẻ

Nước muối sinh lý nhỏ mắt là loại riêng, được đóng chai nhỏ mua ở nhà thuốc. Chúng ta có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt để nhỏ mũi nhưng không thể sử dụng chai nước muối nhỏ mũi, xúc miệng, rửa vết thương để nhỏ mắt.

Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

nước muối sinh lý súc họng nhiều có sao không

Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mũi: Nhỏ trực tiếp hoặc dưới dạng khí dung có tác dụng làm sạch mũi – họng. Nước muối sinh lý dùng để rửa mũi được pha chế dạng 100ml, 500ml.

Loại nước muối đóng chai 0,5 lít – 1 lít là để súc miệng, rửa làm sạch vết thương, tuyệt đối không dùng cho mắt.

Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

nước muối sinh lý tiêm truyền

Riêng đối với dung dịch NaCl 0,9% là thuốc tiêm truyền (gọi tắt là dịch truyền) thì đây là dung dịch tốt nhất trong sử dụng vì phải đạt các tiêu chuẩn của thuốc dùng qua đường tĩnh mạch, đặc biệt là độ vô trùng tuyệt đối để tránh bị lây nhiễm bệnh.

Nước muối sinh lý là sản phẩm nhiều người mua để sử dụng nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng. Nhiều mẹ Việt có thói quen rửa mắt, mũi thường xuyên cho con bằng nước muối sinh lý với mục đích phòng các bệnh về mắt, hô hấp ở trẻ. Nhưng nếu quá lạm dụng có thể vô tình gây hại đến sức khỏe của con.

Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

dùng nước muối sinh lý cho trẻ

Nhiều mẹ quá cẩn thận, thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý rửa mắt cho trẻ. Vì các mẹ tin rằng, nước muối sinh lý rất lành tính. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Theo các bác sĩ, chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho trẻ sau sinh trong khoảng 1 tháng, sau đó chỉ dùng trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bệnh về mắt. Nếu mắt trẻ bình thường, mẹ thường xuyên nhỏ có thể khiến cho mắt bị khô, viêm giác mạc, ảnh hưởng tới chức năng của mắt của trẻ sau này.

Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

sai lầm khi dùng nước muối sinh lý cho trẻ

Tương tự như rửa mắt, nhiều mẹ lo sợ trẻ bị bệnh về đường hô hấp nên thường xuyên dùng nước muối sinh lý để rửa hốc mũi cho con mà không biết rằng việc làm này của mẹ gây hại nhiều hơn lợi cho trẻ. Các bác sĩ khuyên rằng, mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ trong trường hợp trẻ bị bệnh như ho, sổ mũi… Còn bình thường, nếu mẹ thường xuyên nhỏ mũi cho con sẽ khiến mũi con bị rát, kích ứng mũi, chảy nước mũi, ảnh hưởng tới niêm mạc mũi, khô mũi rất khó chịu.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, giàu kinh nghiệm; Khám tận tình – Hạn chế kháng sinh; Hệ thống trang thiết bị y học tân tiến, luôn cập nhật phương pháp khám chữa bệnh tiên tiến mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.

Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

5/24/2016 5:20:14 AM

Khó thở, bệnh gì?

Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

5/24/2016 4:31:31 AM

Thuốc trị tăng huyết áp gây tăng đường huyết?

Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

5/4/2016 6:20:45 AM

đang uống kháng sinh có chích ngừa được không?

Gửi câu hỏi

Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

5/24/2016 5:20:14 AM

Khó thở, bệnh gì?

Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

5/24/2016 4:31:31 AM

Thuốc trị tăng huyết áp gây tăng đường huyết?

Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

5/4/2016 6:20:45 AM

đang uống kháng sinh có chích ngừa được không?

Gửi câu hỏi

Đó là các thuốc có chứa các chất như tetrahydrozoline, oxymetazoline hay naphazoline… Thực chất của các thuốc này như thế nào? Cả 3 chất tetrahydrozoline, oxymetazoline hay naphazoline… đều có tác dụng co mạch, làm giảm xung huyết mắt, mũi.

Naphazolin:

Thuốc này có ở nhiều dạng dung dịch nhỏ mũi, thuốc xịt mũi và dung dịch nhỏ mắt. Là một thuốc giống thần kinh giao cảm, có tác dụng làm co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài, giảm sưng và xung huyết khi nhỏ thuốc vào niêm mạc. Naphazolin dùng trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm mạo hoặc dị ứng. Naphazolin cũng có thể giảm sưng, dễ quan sát niêm mạc mũi và họng trước khi phẫu thuật hoặc thuật chẩn đoán, làm thông lỗ vòi nhĩ bị tắc ở người bệnh viêm tai. Dùng nhỏ vào kết mạc mắt để giảm xung huyết, ngứa và kích ứng.

Oxymetazolin hydroclorid:

Quảng cáo

Oxymetazolin có cấu trúc và tác dụng dược lý tương tự naphazolin và xylometazolin, tác dụng lên các thụ thể alpha - adrenergic ở các tiểu động mạch của niêm mạc mũi làm co mạch, dẫn đến giảm lưu lượng máu và giảm xung huyết mũi. Thêm vào đó, thuốc làm thông lỗ vòi nhĩ đang bị tắc. Mũi được thông khí trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, có thể lại bị giãn mạch lại và xung huyết ở mức độ nào đó. Do vậy, tránh dùng thuốc dài ngày (nhiều nhất là 1 tuần). Dùng oxymetazolin nhỏ mắt, xung huyết kết mạc giảm đi, nhưng nếu lạm dụng thuốc có thể xung huyết “bật lại”.

Thuốc được chỉ định dùng làm giảm tạm thời xung huyết mũi do cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang, sốt cỏ khô hoặc dị ứng đường hô hấp trên; Giảm xung huyết ở xoang; Giảm tạm thời đỏ mắt do kích ứng nhẹ, như kích ứng vì dị ứng phấn hoa, lạnh, bụi, khói, gió, bơi lội hoặc đeo kính áp tròng.

Thuốc nhỏ mũi có nhỏ mắt được không

Dùng thuốc nhỏ mắt, mũi có tác dụng co mạch cho trẻ dưới 5 tuổi cần có ý kiến bác sĩ. Ảnh: Sức khỏe Đời sống.

Quảng cáo

Tetrahydrozoline:

Là một dung dịch nhỏ mắt làm giảm xung huyết để làm giảm các triệu chứng phù kết mạc và xung huyết thứ phát đối với các trường hợp dị ứng và kích thích nhẹ ở mắt. Tác dụng có lợi của thuốc còn bao gồm việc cải thiện sưng tấy, kích thích, ngứa đau và chảy nước mắt quá mức.

Những quan ngại với trẻ nhỏ

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, các thuốc có tác dụng gây co mạch trên còn có những tác dụng phụ không mong muốn. Những phản ứng phụ nghiêm trọng ít xảy ra khi dùng tại chỗ ở liều điều trị. Một số phản ứng phụ của naphazolin, xảy ra thoáng qua như kích ứng niêm mạc nơi tiếp xúc, phản ứng xung huyết trở lại nếu dùng lâu ngày.

Có thể xảy ra một số phản ứng toàn thân (gây ngộ độc) khi dùng liều tại chỗ quá cao hoặc uống nhầm gây ức chế hệ thần kinh trung ương như hạ thân nhiệt, tim đập chậm, ra mồ hôi, buồn ngủ, co giật, hôn mê đặc biệt ở trẻ em… cần phải điều trị hỗ trợ tích cực.

Về mặt giải phẫu mũi họng lại thông nhau, đường dẫn nước mắt lại đổ vào ngách mũi dưới nên khi tra nhỏ thuốc mắt, mũi thuốc hay rơi xuống họng khiến cho người bệnh có động tác nuốt, nhất là với trẻ em. Vì những lo ngại trên mà không nên dùng các thuốc nhỏ, mắt mũi có chứa các chất co mạch cho trẻ em dưới 5 tuổi. Trường hợp cần thiết cần sử dụng nồng độ dùng cho trẻ em và với sự giám sát, theo dõi của thầy thuốc.

Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC), từ năm 1997 đến 2009 có hơn 4.500 trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh do nuốt thuốc nhỏ mắt. Cũng trong thời gian này có 1.100 trẻ được đưa đến bệnh viện điều trị do nuốt phải thuốc nhỏ mắt, mũi có chứa tetrahydrozoline, oxymetazoline hay naphazoline. Cơ quan này còn cho biết, nếu trẻ dưới 5 tuổi nuốt các chất này, cho dù chỉ 1 - 2ml (1 muỗng cà phê khoảng 5ml), tác dụng phụ của thuốc sẽ gây hại cho trẻ. Trẻ có thể sẽ bị bất tỉnh, suy tim, suy hô hấp, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, FDA khuyến cáo cha mẹ và các bác sĩ nhi khoa phải lưu ý để ngăn ngừa và chữa trị kịp thời khi trẻ nuốt phải thuốc nhỏ mắt hay thuốc thông mũi có chứa các chất trên.

Theo Sức khỏe Đời sống