Thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài mua nhà

Dân sự

Cập nhật ngày: 01/02/2016

Câu hỏi: Sau khi Luật Nhà ở 2014 chính thức có hiệu lực từ 01/7/2015 đã mở ra một hành lang pháp lý rõ ràng, thông thoáng hơn cho đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi muốn mua nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề khi triển khai thực hiện, như: thủ tục xác nhận nguồn gốc của người Việt Nam ở nước ngoài; quy định về đối tượng, điều kiện được sở hữu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế,v.v.. Một trong số đó là vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài bán nhà thuộc sở hữu của họ. Đây cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm và gửi đến cho chúng tôi trong thời gian vừa qua.

Trả lời:

Mục đích chuyển tiền ra nước ngoài phải hợp pháp Theo quy định của Ngân hàng nhà nước [NHNN], tiền chuyển ra nước ngoài phải có mục đích hợp pháp và tuân thủ những quy định hiện hành của pháp luật. Theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định về việc chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài thì những mục đích hợp pháp bao gồm: “a] Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; b] Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài; c] Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài; d] Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài; đ] Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài; e] Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài; g] Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.” Khoản 4 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP cũng quy định các tổ chức tín dụng “có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.” Dù Luật nhà ở hiện hành cùng các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về việc chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà như thế nào, nhưng căn cứ vào các quy định chung của NHNN, khi muốn chuyển tiền ra ngước ngoài, ngoài mục đích chuyển tiền phải hợp pháp thì còn phải căn cứ vào tình hình thực tế, tính hợp lý của từng giao dịch cụ thể. Chuyển tiền ra nước ngoài cần xin giấy phép của cơ quan có thẩm quyền Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN, cá nhân khi xuất cảnh mang theo lượng tiền mặt trên 5.000 USD hoặc trên 15.000.000 VNĐ hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương phải khai báo hải quan. Khi mang lượng tiền mặt vượt mức quy định trên ra nước ngoài, cá nhân phải xuất trình được Giấy xác nhận mang tiền mặt ra nước ngoài hoặc Văn bản chấp thuận cho mang tiền mặt ra nước ngoài do NHNN Việt Nam cấp. Tùy vào mục đích sử dụng tiền mà việc xin phép được thực hiện tại các tổ chức khác nhau. Đối với những mục đích nêu tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP thì sẽ do tổ chức tín dụng được phép cấp; các trường hợp khác sẽ do NHNN Việt Nam xem xét, chấp thuận bằng văn bản cho cá nhân có nhu cầu mang tiền mặt ra nước ngoài căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp [Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN].



Thủ tục thực hiện Đối với các trường hợp phải xin giấy phép tại tổ chức tín dụng, thì theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN thì các tổ chức tín dụng được phép quy định cụ thể các loại giấy tờ cần thiết chứng minh cho mục đích, số lượng tiền mặt mang ra nước ngoài cũng như quy trình xem xét, kiểm tra chứng từ. Từ thời điểm nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ mà tổ chức tín dụng vẫn không cấp giấy phép thì phải có văn bản trả lời cụ thể. Đối với các trường hợp phải xin văn bản xác nhận do NHNN Việt Nam cấp thì thực hiện theo hướng dẫn của NHNN đối với từng trường hợp cụ thể. Tóm lại, việc chuyển tiền ra nước ngoài do bán nhà hay vì các lý do khác chỉ được thực hiện trên cơ sở có mục đích sử dụng số tiền đó một cách chính đáng. Hồ sơ của người có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài phải phù hợp với mục đích sử dụng tiền, đáp ứng tính hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền. Về giấy tờ cụ thể thì người có nhu cầu chuyển tiền nên tới chi nhánh NHNN cấp tỉnh hoặc các ngân hàng được phép để được hỗ trợ tốt nhất.

Trường hợp vẫn còn thắc mắc, mời quý bạn đọc đến trực tiếp văn phòng chúng tôi, Công ty Luật Trần Gia, địa chỉ: Lô E1, khu Bồ Hỏa, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội hoặc gọi điện đến tổng đài 1900.6287 để được tư vấn trực tiếp các thủ tục, vấn đề liên quan đến việc chuyển tiền ra nước ngoài.

Trân trọng!

Ban biên tập – Luật Trần Gia

   

Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh [HoREA] cho biết, Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản trả lời về việc đơn vị này góp ý việc mua nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài. HoREA đã gửi hai công văn [Công văn số 47/CV-HoREA và 53/CV-HoREA] kiến nghị Ngân hàng Nhà nước [NHNN] hướng dẫn chuyển khoản tiền mua nhà ở, vay để mua nhà ở và chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Theo hướng dẫn của NHNN, việc tổ chức và cá nhân nước ngoài chuyển khoản tiền mua nhà từ ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam và thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà tuân thủ theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Thông tư của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức “Mua, thuê mua, nhận, tặng, cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư đầu tư xây dựng nhà ở” quy định tại các điều khoản của Luật Nhà ở thì tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Việc chuyển tiền mua nhà ở từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà được thực hiện theo các thủ tục quy định tại Thông tư 16/2014/TT-NHNN ngày 1/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước và Nghị định 70/2014/NĐ-CP.

Về việc vay vốn để mua nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 21/12/2001.

Việc cho vay mua nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo Quyết định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan.

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về chuyển tiền từ Việt Nam sang nước ngoài và quy trình chuyển khoản ra nước ngoài theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về tài sản khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Hiện nay, nhu cầu cư trú, sinh sống, làm việc của người Việt Nam tại nước ngoài ngày càng tăng cao, như vậy, chuyển tiền ra nước ngoài ngày càng tăng cao. Nhà nước Việt Nam cho phép cá nhân, tổ chức được phép gửi tiền sang bên nước ngoài nhưng việc gửi tiền phải có mục đích và nằm trong những trường hợp được cho phép chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài theo quy định tai Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối như sau:

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

– Đối với đối tượng là tổ chức thì được phép thực hiện hành vi chuyển tiền từ Việt Nam sang nước ngoài để nhằm một số mục đích để phụ vụ cho việc tài trợ hoặc viện trợ cá nhân hoặc tổ chức ở nước ngoài hoặc được phép sử dụng vào các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Đối với đối tượng là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam [tức là công dân Viêt Nam] hiện đang cư trú ở nước ngoài thì được chuyển tiền từ Việt Nam sang Nước ngoài để sử dụng vào một số mục đích sau:

+ Tham gia một khóa học, chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục nước ngoài.

+ Khám bệnh hoặc chữa bệnh hoặc điều trị nội trú hoặc điều trị ngoài trú ở các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài;

+ Đi theo các dạng như sau: công tác hoặc du lịch hoặc thăm hoặc viếng thăm ở nước ngoài;

+ Người Việt Nam thự hiện nghĩa vụ về tài chính như các khoản về phí, lệ phí cho cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài;

Xem thêm: Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có lấy lại được không?

+ Người Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc trợ cấp cho thân nhân như: cha, mẹ, con, vợ đang cư trú tại nước ngoài;

+ Người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài hoặc người nước ngoài được hưởng khoản tiền từ việc nhận thừa kế

+ Người Việt Nam sang nước ngoài định cư;

+ Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.

Như vây, cá nhân hoặc tổ chức muốn chuyển tiền một chiều từ Việt Nam sang nước ngoài thì bắt buộc phải thuộc các trường hợp quy định ở trên. Tổ chức tín dụng như các công ty tài chính hoặc ngân hàng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam  được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền. Hiện nay các tổ chức tín dụng được thành lập hợp pháp  và có hỗ trợ chuyển tiền ra nước ngoài rất nhiều nên cá nhân hoặc tổ chức chuyển tiền dễ dàng hơn, an toàn và tương đối nhanh chóng. Khách hàng cá nhân có nhu cầu chuyển tiền cho người thân ở nước ngoài dễ dàng thực hiện thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế của ngân hàng, vì an toàn và tương đối nhanh chóng.

Hiện nay, có các phương thức hỗ trợ việc chuyển tiền quốc tế được sử dụng hợp pháp ở tại Việt Nam như sau:

+ Chuyển tiền qua mã SWIFT Code của ngân hàng. Đước hiểu là Mã SWIFT code là dãy số của mỗi ngân hàng, đã được chuẩn hóa dữ liệu. Người gửi sẽ tới các tổ chức tin dụng yêu cầu chuyển tiền cho người thụ hưởng đang là các đối tượng nêu trên đang cư trú tại nước ngoài.

+ Qua dịch vụ như: Western Union, MoneyGram: Dịch vụ chuyển tiền này đang được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, đặc biệt được sử  dụng đối với các đối tượng người đi du nhập trên khắp đất nước.

+ Chuyển tiền ra nước ngoài qua thẻ visa,

+ Gửi tiền qua dịch vụ Money Gram…

Quy trình chuyển khoản ra nước ngoài được thực hiện thế nào?

Bước một: Cá nhân hoặc tổ chức chuyển tiền ra nước ngoài cần tới chi nhánh hoặc trụ sở chính của tổ chức tín dụng để  điền đầy đủ, chính xác các thông tin vào “Phiếu chuyển tiền” theo mẫu quy định của ngân hàng . Bạn cần mang teo một số giấy tờ cần thiết như sau:

+ Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu một bản sao được công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật. Lưu ý: giấy tờ được công chứng phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục chuyển tiền. Đối với các giấy tờ công chứng hoặc chứng thực chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian 6 tháng tính từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực:

+ Xuất trình một số giấy tờ liên quan tới mực đích chuyển tiền như: Về tham gia du học thì có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy báo nhận nhập học hoặc giấy báo học phí và một số giấy tờ liên quan khác về việc du học.

+ Xuất trình một số giấy tờ về khám chữa bệnh như giấy nhập viện, thông báo chi phí, Giấy tiếp nhận khám chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh;

+ Xuất trình giấy chứng minh nghĩa vụ cấp dưỡng và người được hưởng trọ cấp ở nước ngoài như :Bản án hoặc quyết định ly hôn hoặc Giấy tờ chứng minh người hưởng đang ở nước ngoài…

Tổ chức tín dụng có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do cá nhân hoặc tổ chức nhu cầu chuyển đang cư trú, người không cư trú xuất trình để xem xét có được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền hay không.

Bước hai: Khi đã điền đầy đủ các thông tin về “Phiếu chuyển tiền”, nộp các giấy tờ nêu trên và nộp số tiền chuyển, phí dịch vụ chuyển tiền cho nhân viên ngân hàng thì nhân viên có nghĩa vụ cấp nhật dữ liệu vào hệ thống của ngân hàng và trả lại giấy biên nhân cho khách hàng.

Bước ba: người thụ hưởng đang cư trú tại nước ngoài có thể cầm theo giấy tờ tùy thân của mình như chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu tới các Ngân hàng để nhận khoản tiền được chuyển từ việt Nam sang nước ngoài. Trường hợp bạn chuyển theo mã SWIFT Code thì ngân hàng sẽ cấp cho người chuyển tiền một dãy số gồm 10 chữ số. người chuyển sẽ chuyển thông tin lại cho người thụ hưởng các thông tin cần thiết về mã SWIFT code.

Ngoài quy định về đối tượng chuyển, người thụ hưởng và mục đích chuyển tiền thì Cơ quan nhà nước quy định về hạn mức chuyển tiền nước ngoài quy định như sau:

Đối với hạn mức/ số tiền tối đa được chuyển tiền ra nước ngoài cho cá nhân sẽ phụ thuộc vào các mục đích khi làm thủ tục chuyển tiền và quy định riêng của từng ngân hàng như sau:

+ Đối với cá nhân chuyển tiền ra nước ngoài nhằm mục đích học tập của cá nhân đang ở nước ngoài thì mức tiền dựa trên tổng số tiền trong thông báo học phí mà cá nhân phải nộp cho nhà trường và tổng số tiền để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cũng như sinh hoạt hàng ngày/ hàng tháng dựa trên: thông báo sinh hoạt, trường hợp không có thông báo sinh hoạt phí cá nhân trong nước có thể thủ tục chuyển với hạn mức  tối đa không quá hai mươi năm nghìn USD/người/năm.

+ Đối với trường hợp cá nhân đi chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh ở bên nước ngoài thì hạn mức chuyển tiền sẽ dựa trên tổng số tiền trên hóa đơn/ thông báo của các cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp được nước sở tại công nhận và tổng số tiền để chi trả khoản chi phí sinh hoạt khi ở tại nước ngoài theo hóa đơn hoặc thông báo sinh hoạt, nếu không có chứng từ chứng minh thì cá nhân trong nước có thể chuyển với hạn mức không quá hai mươi năm nghìn USD/người/năm.

+ Đối với cá nhân đi sang nước ngoài theo phương thức công tác hoặc du lịch hoặc tham viếng thì có thể mua ngoại tệ và mang theo bên mình khoảng bảy nghìn USD/người/lần, trong quá trình tham gia du lịch hoặc thăm viếng nước ngoài thì những thân nhân của người trên có thể chuyển khoản tiền với hạn mức không quá hai mươi năm nghìn USD/Người/năm để trợ cấp.

+ Đối với cá nhân là công dân Việt Nam mà phải nghĩa vụ trợ cấp thân nhân đang định cư ở nước ngoài như: Ông, bà nội/ngoại; Bố, mẹ, con đẻ/nuôi; Vợ, chồng; Anh/chị/em ruột thì không hạn mức số tiền chuyển nhượng, còn các đối tượng khác thì hạn mức chuyển tiền tối đa không quá hai mươi năm nghìn USD/người/năm, được hưởng thừa kế thì chuyển trên số tiền người đó được hưởng thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, chuyển sang bên phía nước ngoài định cư thì số tiền được gửi tổng số tài sản mà cá nhân đang có được coi hợp pháp.

1. Hồ sơ và thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài

Theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh ngoại hối thì “Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp”. Cũng theo Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP thì công dân Việt Nam được phép mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để phục vụ cho mục đích học tập.

Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.

Hiện nay, cá nhân khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam vẫn chỉ được phép mang theo người lượng ngoại tệ tiền mặt [bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, séc du lịch] ở mức 7.000 USD; trường hợp vượt quá mức quy định trên thì phải khai báo hải quan cửa khẩu và xin giấy phép của Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối [gọi tắt là Ngân hàng].

Xem thêm: Quy định về hạn mức chuyển tiền cho thân nhân ở nước ngoài?

Giấy phép của Ngân hàng là giấy xác nhận việc mang ngoại tệ vượt quá số lượng quy định ra nước ngoài của cá nhân. Theo quy định trước đây, chỉ Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp phép đối với trường hợp này. Tuy nhiên, hiện nay thẩm quyền cấp giấy phép mang ngoại tệ đã được mở rộng đến các Ngân hàng thương mại được phép hoạt động ngoại hối, cụ thể theo hướng dẫn thì: “Đối với trường hợp công dân Việt Nam có nhu cầu mang ngoại tệ cho các mục đích … với số lượng vượt mức phải khai báo Hải quan cửa khẩu, Ngân hàng được phép xác nhận việc mang ngoại tệ ra nước ngoài trên cơ sở giấy đề nghị của người có nhu cầu ghi rõ số tiền, mục đích sử dụng để làm căn cứ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh”.

Thủ tục xin cấp phép tại các Ngân hàng hiện vẫn được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật. Theo đó, người có nhu cầu mang ngoại tệ xuất cảnh quá số lượng không phải khai báo [7.000 USD] cần đến Ngân hàng làm thủ tục xin cấp giấy phép xác nhận việc mang tiền mặt quá số lượng quy định ra nước ngoài chi trả cho việc học tập. Thủ tục xin cấp Giấy phép mang ngoại tệ được chia ra mấy trường hợp sau đây:

1. Người đi học tập tự mình mang ngoại tệ:

Trong trường hợp này cần cung cấp các giấy tờ sau để làm thủ tục xin giấy phép:

– Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ;

– Giấy thông báo chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo [sau đây gọi là cơ sở đào tạo] nước ngoài gửi cho người đi học. Trường hợp thông báo không gửi đích danh cho người đi học, công dân Việt Nam phải gửi kèm Thư chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài;

– Bản sao hộ chiếu.

Mức học phí được chuyển, mang ra nước ngoài căn cứ vào mức chi phí theo giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài. Trường hợp cơ sở đào tạo không thông báo về tiền ăn ở, tiền sinh hoạt và các chi phí khác thì ngoài số tiền học phí đã được thông báo, công dân Việt Nam được chuyển, mang thêm cho mỗi năm học tối đa không quá 5.000 USD/người.

Xem thêm: Quy định về việc chuyển và nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam

2. Công dân Việt Nam có nhu cầu chuyển, mang ngoại tệ cho thân nhân đang học tập ở nước ngoài:

Trong trường hợp này, ngoài các giấy tờ quy định nói trên, phải nộp thêm các giấy tờ sau:

a. Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân;

b. Bản sao giấy chứng minh nhân dân [đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ] hoặc bản sao hộ chiếu [đối với trường hợp xin mang ngoại tệ].

3. Người được công dân Việt Nam uỷ quyền mang ngoại tệ cho thân nhân đang học tập ở nước ngoài:

Trong trường hợp này, ngoài Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ và Giấy thông báo chi phí của cơ sở đào tạo nước ngoài gửi cho người đi học, người nhận ủy quyền còn phải nộp thêm các giấy tờ sau:

a. Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân của người uỷ quyền;

b. Giấy uỷ quyền;

Xem thêm: Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200 mới nhất năm 2022

c. Bản sao hộ chiếu của người được uỷ quyền.

4. Công dân Việt Nam uỷ quyền cho doanh nghiệp có chức năng tư vấn, dịch vụ du học liên hệ với Ngân hàng để xin chuyển ngoại tệ.

Hồ sơ xin chuyển ngoại tệ trong trường hợp này gồm có:

– Văn bản của doanh nghiệp xin chuyển ngoại tệ. Văn bản phải bao gồm những nội dung sau: Danh sách người đi học; Số lượng ngoại tệ xin chuyển cho từng người đi học; Nơi chuyển ngoại tệ đến của từng người đi học.

– Giấy thông báo của cơ sở đào tạo nước ngoài về chi phí của từng người đi học. Trường hợp thông báo không ghi rõ chi phí của từng người đi học, doanh nghiệp phải gửi kèm Thư chấp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập ở nước ngoài;

– Bản sao hộ chiếu [đối với trường hợp chưa đi học];

– Hợp đồng uỷ quyền giữa Công dân Việt Nam và doanh nghiệp về việc Công dân Việt Nam uỷ quyền cho doanh nghiệp làm các thủ tục chuyển ngoại tệ.

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [đối với các trường hợp xin phép lần đầu].

Xem thêm: Bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng phải làm thế nào?

Sau khi nhận được đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, Ngân hàng sẽ xem xét, cấp Giấy phép mang ngoại tệ ra nước ngoài theo đề nghị của người có nhu cầu mang ngoại tệ.

2. Thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư doanh nghiệp

Theo Thông tư số 16/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp phải mở một tài khoản vốn đầu tư một tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp phải thực hiện thông qua tài khoản này trong đó có việc góp vốn đầu tư.

Doanh nghiệp phải đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước. Hồ sơ gồm:

Đơn đăng ký giao dịch ngoại hi liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài [theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 12/2016/TT-NHNN].

Bản sao được cp từ sổ sốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

–  Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt [có xác nhận của nhà đầu tư về tính chính xác của bản sao và bản dịch] văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

– Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ.

Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với trường hợp đã chuyn vốn đầu tư ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Xem thêm: Cách thức chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, chuyển lợi nhuận về nước

Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đi với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của mình mở tại ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư trên cơ sở quy định tại giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Quy định về việc chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam

Tóm tắt câu hỏi:

Em có người bạn gốc ở nước ngoài gởi cho em hộp quà trong đó có tiền đô qua đường chuyển phát nhanh. Cục Hải quan đòi phạt 80 triệu mới nhận được số tiền đó trong thời gian 2 ngày nếu không xung vào công quỹ Việt Nam. Cho em hỏi có đúng không? Nhưng sau em tìm mãi công ty đó mà không thấy trên mạng xã hội em nghi ngờ lừa đảo. Em rất hoang mang mong luật sư tư vấn gấp cho em. Em đã chuyển khoản hết 20 triệu rồi. Trong ngày nay 30/8/2017 phải chuyển số còn lại. Mong tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Điều 6 Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định về việc chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam như sau:

“1. Người cư trú là tổ chức có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép.

2. Người cư trú là cá nhân có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được gửi vào tài khoản ngoại tệ hoặc rút tiền mặt để sử dụng cho các mục đích quy định tại Điều 13 Nghị định này.”

Xem thêm: Công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, chuyển tiền dư

Theo đó, hình thức chuyển tiền ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam phải thực hiện qua hình thức gửi tiền vào tài khoản ngoại tệ được đăng ký tại các tổ chức tín dụng. Đồng thời, Điều 12 Luật Bưu chính 2010 quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính gồm:

“1. Vật phẩm, hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông.

2. Vật phẩm, hàng hoá từ Việt Nam gửi đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu.

3. Vật phẩm, hàng hoá từ các nước gửi về Việt Nam mà pháp luật Việt Nam quy định cấm nhập khẩu.

4. Vật phẩm, hàng hoá bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Luật sư tư vấn vận chuyển ngoại tệ qua đường bưu chính về Việt Nam:1900.6568

Như vậy, tiền ngoại tệ không được gửi, vận chuyển thông qua đường bưu chính. Tuy nhiên, không có quy định cụ thể nào coi tiền ngoại tệ là vật phẩm, hàng hóa cấm lưu thông, cấp xuất khẩu hay nhập khẩu… do đó sẽ không có căn cứ để xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Xem thêm: Thủ tục nhận tiền do người thân từ nước ngoài gửi về

Thủ tục ra quyết định xử phạt hành chính theo quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

– Lập biên bản vi phạm tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

– Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính trong 7 ngày từ thời điểm lập biên bản vi phạm;

– Người có hành vi vi phạm thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm nhận được quyết định xử phát.

Theo đó, Cục hải quan gọi điện thông báo hành vi vi phạm và hình thức xử phạt là không đúng theo quy định về trình tự, thủ tục xử phạt hành chính. 

Hiện nay trên thực thế có rất nhiều hành vi lừa đảo tinh vi như nhắn tin trúng thưởng hay gọi điện trúng thưởng,… và yêu cầu chuyển vào tài khoản 1 số tiền nhất định để nhận quà tặng,… thì đây là những hành vi lừa đảo, không có căn cứ cụ thể. Do đó, nếu bạn nghi ngờ đây là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản thì bạn nên làm đơn tường trình gửi tới cơ quan công an cấp huyện nơi bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết.

Video liên quan

Chủ Đề