Ai là danh tướng nhà trần có tài bơi lặn

Yết Kiêu [1242-1303; chữ Hán: 歇驕] là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần, ông là gia nô và một trong 5 mãnh tướng dưới trướng Quốc công Tiết Chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông là người có công giúp nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến.

Tượng thờ Yết Kiêu trong Đền thờ Đức Thánh Trần, Quận 1

Đối với các định nghĩa khác, xem Yết Kiêu [định hướng].

Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, quê tại làng Tường, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương [nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương]. Quê mẹ của ông ở làng Đồng Nổi [Lang Động] [nay là làng Song Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương].Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về cuộc đời và những chiến tích của ông. Theo đó, Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi cha bệnh tật. Ông là gia nô trung thành và cận vệ đắc lực của Trần Hưng Đạo

Tương truyền, ông nhà nghèo, hằng ngày ông phải đi mò cua bắt ốc, bắt cá đem bán lấy thức ăn đong gạo nuôi thân. Ông là người dũng cảm lạ thường. Một hôm thấy hai con trâu đang húc nhau trên bãi cát, ông dùng đòn gánh can ngăn, cả hai con trâu chạy biến xuống nước. Lúc ấy ông mới biết đấy không phải là hai con trâu bình thường ? Sờ lại đầu đòn gánh thì thấy còn dính vài cọng lông, ông liền ăn lấy, từ đó mà ông bơi lặn phi thường. Ông lội nước hàng mấy dặm như đi trên mặt đất và thường lặn lội bắt cá, mò trai cả ngày dưới nước vì thế mà ông khỏe mạnh .

Hiện nay vẫn còn đền thờ Yết Kiêu, gọi là đền Quát, thuộc tả ngạn sông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tên của ông được đặt tên cho một phố ở Hà Nội, nơi có trường

Phạm Hữu Thế được Trần Hưng Đạo mời làm gia nô và trở thành danh tướng thủy quân. Tên Yết Kiêu do Trần Hưng Đạo đặt theo tên loài cá kình ngư ở biển thời xưa. Còn theo Đại Việt sử ký toàn thư, Yết Kiêu là tên loài chó săn ngắn mõm, ý chỉ thân phận gia nô thấp hèn của ông.

Năm Đinh Dậu [1237], Thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu [cha Trần Hưng Đạo] phải nhường vợ là Thuận Thiên Công chúa [chị của Lý Chiêu Hoàng] cho em ruột là vua Trần Thái Tông [Trần Cảnh] dù bà này đã có thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng giáng Lý Chiêu Hoàng [đang là Hoàng hậu] xuống làm Công chúa. Phẫn uất, Trần Liễu họp quân làm loạn. Trần Thái Tông chán nản bỏ đi lên Yên Tử. Sau Trần Liễu biết không làm gì được phải đóng giả làm người đánh cá trốn lên thuyền vua Trần Thái Tông xin tha tội. Trần Thủ Độ biết được, cầm gươm đến định giết Trần Liễu nhưng Thái Tông lấy thân mình che cho Trần Liễu. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông đều bị giết. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn [tức Trần Hưng Đạo]. Lúc sắp mất, ông cầm tay Quốc Tuấn, trăn trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải. Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, Trần Quốc Tuấn đem lời cha trăn trối để dò ý hai thuộc tướng thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người thuộc hạ ấy can rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu"...Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người./

Giữ thuyền ở Bến Tân

Yết Kiêu cùng với Dã Tượng là hai gia nô trung thành của Hưng Đạo Vương. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân [trên sông Lục Nam], Dã Tượng đi theo Hưng Đạo Vương. Khi quân Việt thua chạy, thủy quân bị tan cả. Hưng Đạo Vương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói:

- Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền.

Hưng Đạo Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó, vui mừng nói:

- Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi.

Nói xong chèo thuyền đi, kỵ binh Nguyên đuổi theo không kịp. Hưng Đạo Vương rút về Vạn Kiếp, chia quân đón giữ ở Bắc Giang.[1]

Ý Trần Hưng Đạo muốn nói: người tướng tài giỏi, nổi tiếng phần lớn cũng là nhờ những người chung quanh mình ra sức làm việc, phò tá, nếu chỉ có một cá nhân mình thì không sao có thể làm nên sự nghiệp lớn.

Yết Kiêu được lập đền thờ ở: xã Yết Kiêu, Gia Lộc, tỉnh Hải Dương và đền Phủ Võng bên sông Vân ở thành phố Ninh Bình. Tại quê mẹ của ông, làng Lôi Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà cũng có thờ ông - Thành hoàng của làng.

Ở Ninh Bình, Yết Kiêu được thờ cùng Trần Hưng Đạo và các vua nhà Trần trong khu di tích hành cung Vũ Lâm. Ông cũng được thờ tại di tích phủ Võng bên sông Vân.

  1. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, Quyển V, trang 51.

  • Đền thờ Yết Kiêu Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine
  • Đền Quát Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine
Năm thuộc hạ tài giỏi và trung thành của Trần Hưng Đạo

Yết Kiêu | Dã Tượng | Cao Mang | Đại Hành | Nguyễn Địa Lô

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Yết_Kiêu&oldid=68500589”

Yết Kiêu đã đi vào tâm thức người dân nước Việt là nhân vật đặc biệt và có công lao to lớn phụ giúp triều Trần chống giặc ngoại xâm. Trong nhiều trang sách sử ghi rằng: “Vào thế kỷ 13, Đại Việt bị đế quốc Nguyên Mông xâm lược, cả dân tộc chìm trong cơn binh loạn, quân Nguyên tràn vào nước ta theo hai đường thủy-bộ. Triều đình nhà Trần cầu hiền tài trong thiên hạ ra giúp nước, chàng thanh niên Phạm Hữu Thế đã tòng quân”. Từ chàng trai của vùng sông nước nghèo khó, với biệt tài của mình, Yết Kiêu đã trở thành vị tướng lừng danh của triều Trần, là cánh tay đắc lực không thể thiếu của Trần Hưng Đạo. 

Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về tài bơi lặn của Yết Kiêu, nhưng được biết đến nhiều hơn cả là  câu chuyện ông nuốt lông trâu thần. Theo đó, vào một đêm ông giúp mẹ ra sông gánh nước, thấy hai con trâu trắng đang húc nhau, ông nghĩ nếu không can sẽ có con bị thương hoặc chết, nên đã dùng đòn gánh can ngăn chúng. Khi khỏa đầu đòn gánh xuống múc nước thì thấy nước cạn hết, thấy lạ ông bèn xem lại đòn gánh và thấy lông trâu dính lại, ông cho rằng đây là điềm trời giúp nên nuốt luôn lông trâu thần vào bụng, từ đó ông có thể đi dưới nước như đi trên mặt đất.

Nhiệm vụ của Yết Kiêu là tìm cách đục thuyền của giặc trong đêm. Đục đến đâu, dùng giẻ nút lỗ đến đó rồi dùng dây nối các nút với nhau. Chờ quân giặc ngủ say, Yết Kiêu ra lệnh cho mọi người giật dây nút lỗ khoan thuyền địch, thuyền cứ thế mà chìm dần. Một đêm, Yết Kiêu đục được khoảng 30 thuyền giặc khiến kẻ thù khiếp sợ vì kế sách đó của ông.

Theo nhà nghiên cứu lịch sử, TS Nguyễn Hữu Tâm, ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông đã chứng minh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có vai trò mấu chốt trong việc tạo ra những dũng tướng văn võ song toàn, và Yết Kiêu là một trong số đó.

Sau khi đất nước khải hoàn chiến thắng, vua Trần tổ chức lễ mừng công ban lộc, ban thưởng cho các tướng lĩnh có công diệt giặc. Yết Kiêu được vua phong đệ nhất Đô soái thủy quân, tước Hầu, được hưởng nhiều vinh hoa, phú quý. Nhưng ông không nhận. Ông tâu lên vua xin cho ấp Hạ Bì - nơi ông sinh ra, cho người dân làm nghề chài lưới trên sông ba thước đất hai bên bờ sông để người dân phơi chài lưới, không phải đóng thuế, hào lý địa phương không được ngáng trở. Vua khen ông biết lo cho dân và phê chuẩn. Chính những đóng góp của Yết Kiêu cho dân, cho nước mà người dân nơi đây tôn ông là Thành hoàng làng.

Danh tướng Yết Kiêu đã đi vào lịch sử làm rạng rỡ dân tộc Việt Nam. Ông là tấm gương tiêu biểu cho khí phách anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Sự nghiệp và những chiến công của ông trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông bảo vệ đất nước vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. 

Mời nghe âm thanh tại đây:   

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề