Thông điệp của Chuyện người con gái Nam Xương

A, MB - giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ: Nguyễn Dữ là học trò của Tuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỷ XVI, là thời kỳ mà triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh gây nội chiến kéo dài. Ông là người học rộng tài cao nhưng bất mãn với thời cuộc mà bỏ về quê sống ẩn dật như bao trí thức đương thời khác để viết sách và nuôi mẹ già - giới thiệu văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương": Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 17 trong 20 truyện của tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ. Văn bản đã thể hiện hoàn cảnh tội nghiệp, số phận bất hạnh của nhân vật Vũ Nương cùng những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. - Nhận xét về số phận của nhân vật Vũ Nương, nhà phê bình Đồng Thị Sáo cho rằng "hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù dung sớm nở, tối tàn". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. B, TB 1, Hạnh phúc ngắn ngủi Đầu tiên, người đọc có thể thấy được hạnh phúc tưởng chừng hạnh phúc nhưng vô cùng ngắn ngủi của nhân vật. Vũ Nương là người con gái nết na nhưng có xuất thân nghèo khó, nhưng lại được sống tương đối sung túc với người chồng Trương Sinh là con nhà hào phú. - Cuộc sống của nàng với chồng vẫn tương đối êm đềm trôi qua khi Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi chồng đi lính rồi, nàng vẫn một mình chăm sóc cho gia đình, chăm sóc cho mẹ chồng và tự mình sinh con rồi nuôi con khôn lớn. - Khi có con, nàng được hưởng hạnh phúc làm mẹ, được chăm sóc và nuôi dạy con khôn lớn. Và rồi, khi Trương Sinh trở về từ nơi chiến trận một cách bình an, dẫu tưởng cuộc sống gia đình sẽ được đoàn tụ, yên bình nhưng hạnh phúc của nàng có lẽ đến đây là chấm dứt trước khi biến cố ập đến. - Kết thúc tác phẩm, dù được minh ona trong tán cờ võng lọng rực rỡ nhưng đó chỉ là ảo ảnh, là hạnh phúc an ủi cuối cùng cho số phận bạc mệnh của nàng. Hạnh phúc của nàng không tìm được ở nơi trần thế mà chỉ có ra đi vĩnh viễn rồi mới được yên thân. Trên thực tế, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, còn nàng thì mãi mãi chẳng thể trở về nhân gian này. 2, Số phận bất hạnh - Đồng thời, ở nhân vật Vũ Nương, người đọc cũng thấy được số phận bất hạnh thay vì được hưởng hạnh phúc. - Nàng được nương tựa gia đình hào phú nhà chồng nhưng lại phải sống cùng người chồng đa nghi, hay ghen và ít học. Chẳng những thế, nàng còn phải chịu cảnh cô đơn lẻ bóng khi chồng đi lính. - Dù được hưởng hạnh phúc làm mẹ, nhưng đè nặng lên vai nàng là nỗi vất vả nhọc nhằn khi vừa làm cha, vừa làm mẹ để dành hết tình yêu thương cho con. - Và khi chồng về là toàn bộ biến cố sóng gió ập đến với nàng. Nàng bị chồng nghi cho là thất tiết, không chung thủy, bị mang nỗi oan mà chỉ có ông trời và dòng nước mới hiểu và giải oan được cho nàng mà thôi - Nàng gieo mình xuống sông tự vẫn, tự kết thúc nhân duyên của mình ở nhân gian. Hạnh phúc của nàng mãi mãi chẳng thể tìm được ở nhân gian vì những lễ giáo phong kiến đè nặng lên vai người phụ nữ, vì người chồng đa nghi và vì nỗi oan khuất của nàng. C, KB Tóm lại, ở nhân vật Vũ Nương, người đọc thấy được số phận bất hạnh của nàng cùng với chuỗi ngày hạnh phúc mong manh, ngắn ngủi vô cùng. Thay vì được hưởng hạnh phúc, nàng liên tiếp phải chịu đựng những vất vả, nhọc nhằn và oan khuất thấu trời. BÀI LÀM Nguyễn Dữ là học trò của Tuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỷ XVI, là thời kỳ mà triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh gây nội chiến kéo dài. Ông là người học rộng tài cao nhưng bất mãn với thời cuộc mà bỏ về quê sống ẩn dật như bao trí thức đương thời khác để viết sách và nuôi mẹ già. Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 17 trong 20 truyện của tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ. Văn bản đã thể hiện hoàn cảnh tội nghiệp, số phận bất hạnh của nhân vật Vũ Nương cùng những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. Nhận xét về số phận của nhân vật Vũ Nương, nhà phê bình Đồng Thị Sáo cho rằng "hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù dung sớm nở, tối tàn". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Đầu tiên, người đọc có thể thấy được hạnh phúc tưởng chừng hạnh phúc nhưng vô cùng ngắn ngủi của nhân vật. Vũ Nương là người con gái nết na nhưng có xuất thân nghèo khó, nhưng lại được sống tương đối sung túc với người chồng Trương Sinh là con nhà hào phú. Cuộc sống của nàng với chồng vẫn tương đối êm đềm trôi qua khi Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi chồng đi lính rồi, nàng vẫn một mình chăm sóc cho gia đình, chăm sóc cho mẹ chồng và tự mình sinh con rồi nuôi con khôn lớn. Khi có con, nàng được hưởng hạnh phúc làm mẹ, được chăm sóc và nuôi dạy con khôn lớn. Và rồi, khi Trương Sinh trở về từ nơi chiến trận một cách bình an, dẫu tưởng cuộc sống gia đình sẽ được đoàn tụ, yên bình nhưng hạnh phúc của nàng có lẽ đến đây là chấm dứt trước khi biến cố ập đến. Kết thúc tác phẩm, dù được minh ona trong tán cờ võng lọng rực rỡ nhưng đó chỉ là ảo ảnh, là hạnh phúc an ủi cuối cùng cho số phận bạc mệnh của nàng. Hạnh phúc của nàng không tìm được ở nơi trần thế mà chỉ có ra đi vĩnh viễn rồi mới được yên thân. Trên thực tế, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, còn nàng thì mãi mãi chẳng thể trở về nhân gian này. Đồng thời, ở nhân vật Vũ Nương, người đọc cũng thấy được số phận bất hạnh thay vì được hưởng hạnh phúc. Nàng được nương tựa gia đình hào phú nhà chồng nhưng lại phải sống cùng người chồng đa nghi, hay ghen và ít học. Chẳng những thế, nàng còn phải chịu cảnh cô đơn lẻ bóng khi chồng đi lính. Dù được hưởng hạnh phúc làm mẹ, nhưng đè nặng lên vai nàng là nỗi vất vả nhọc nhằn khi vừa làm cha, vừa làm mẹ để dành hết tình yêu thương cho con. Và khi chồng về là toàn bộ biến cố sóng gió ập đến với nàng. Nàng bị chồng nghi cho là thất tiết, không chung thủy, bị mang nỗi oan mà chỉ có ông trời và dòng nước mới hiểu và giải oan được cho nàng mà thôi. Nàng gieo mình xuống sông tự vẫn, tự kết thúc nhân duyên của mình ở nhân gian. Hạnh phúc của nàng mãi mãi chẳng thể tìm được ở nhân gian vì những lễ giáo phong kiến đè nặng lên vai người phụ nữ, vì người chồng đa nghi và vì nỗi oan khuất của nàng. Tóm lại, ở nhân vật Vũ Nương, người đọc thấy được số phận bất hạnh của nàng cùng với chuỗi ngày hạnh phúc mong manh, ngắn ngủi vô cùng. Thay vì được hưởng hạnh phúc, nàng liên tiếp phải chịu đựng những vất vả, nhọc nhằn và oan khuất thấu trời.