Thời trang tng giảm giá 2023

Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 31,3 tỷ USD.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 31,3 tỷ USD (tăng 16,4% so với cùng kỳ), với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 24,3 tỷ USD (tăng 24,6% so với cùng kỳ) và kim ngạch xuất khẩu sợi đạt 3,5 tỷ USD (giảm 5% so với cùng kỳ).

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 12,9 tỷ USD (tăng 22,5% so với cùng kỳ và chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Trong tháng 8 năm 2022, xuất khẩu hàng may mặc đạt 3,7 tỷ USD (tăng 53% so với cùng kỳ). Đây là kết quả theo tháng cao kỷ lục cả về tốc độ tăng trưởng và số liệu tuyệt đối.

Trong quý III/2022, một số công ty (như TNG và TCM) vẫn nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng để giao cho mùa lễ hội. Ngoài ra, trong quý III/2022, lợi nhuận ròng của các công ty dệt may có trụ sở tại miền Nam vẫn được hưởng lợi từ mức nền so sánh thấp giai đoạn tháng 8 – 10/ 2021.

Triển vọng đơn hàng cho quý IV/2022 và 6 tháng đầu năm 2023 không mấy khả quan, do lo ngại lạm phát và lượng hàng tồn kho ở mức cao của khách hàng. Trong nửa đầu tháng 9/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,2 tỷ USD, giảm 48% so với nửa đầu tháng 8/2022, cho thấy sự chậm lại đáng kể trong đơn đặt hàng.

Theo thông tin cập nhật của SSI, số lượng đơn đặt hàng trong quý IV/2022 thấp hơn 25-50% so với quý II/2022 (ước tính tương đương với mức giảm doanh thu 15-20% so với cùng kỳ), do lượng hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu hiện ở mức cao.

Tác động sẽ nghiêm trọng hơn đối với những doanh nghiệp có khách hàng chủ yếu ở Hoa Kỳ và EU. Xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có xu hướng giảm, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều. TCM có doanh thu xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 40% tổng doanh thu.

TCM và các doanh nghiệp như TCM có thể ghi nhận mức giảm doanh thu thấp hơn những doanh nghiệp tập trung hơn vào thị trường Mỹ và EU như MSH và GIL.

GIL chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh thu hàng tháng trong quý III/2022 (doanh thu tháng 6/2022 giảm 60% so với cùng kỳ, doanh thu tháng 7/2022 giảm 83% so với cùng kỳ), do công ty phụ thuộc nhiều vào một khách hàng lớn.

Nhiều công ty đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho quý I/2023, tuy nhiên lượng đơn hàng nhận được vẫn còn rất xa so với công suất hoạt động của những công ty này.

Trong khi đó, hầu hết các khách hàng đang đàm phán để giảm đơn đặt hàng. Ngay cả những đơn hàng CMT, đơn hàng mà khách hàng chỉ phải trả chi phí nhân công, hiện cũng đang bị ép giá.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, các nhà sản xuất sợi đã chứng kiến giá bán bình quân trong tháng 8 giảm 8% so với cùng kỳ. Giá sợi bông và sợi polyester giảm gần đây đã tác động đến chi phí vải. Các công ty dự báo chi phí vải sẽ bắt đầu giảm trong quý IV/2022 khi nhu cầu vẫn chưa được phục hồi.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp dệt may chịu tác động bởi việc giảm tỷ giá USD/VND: Mặc dù hầu hết các công ty dệt may đều ghi nhận doanh thu bằng USD, nhưng nhiều chi phí cũng được tính bằng USD như chi phí nguyên vật liệu, chi phí logistics và chi phí lãi vay.

Do đó, trong quý II/2022, nhiều công ty đã ghi nhận khoản lỗ tỷ giá (đã thực hiện và chưa thực hiện) tăng đáng kể dẫn đến khoản lỗ hoạt động tài chính khi tỷ giá USD/VND giảm 2,0% trong quý.

Khi triển vọng bán hàng trở nên ảm đạm, tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm 2022, SSI nhấn mạnh điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có chi phí bằng USD cao (như STK, TCM, TNG).

SSI dự báo các đơn đặt hàng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về lạm phát và suy thoái cho đến nửa đầu năm 2023. Các đơn đặt hàng được kỳ vọng sẽ cải thiện vào cuối quý II hoặc quý II/2023 nếu lạm phát giảm bớt.

Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tốt hơn sẽ tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận gộp, nhưng giá bán bình quân đang chịu áp lực giảm giá từ các nhà bán lẻ. Do 6 tháng đầu năm 2022 là giai đoạn ghi nhận kết quả kinh doanh tương đối cao ở hầu hết các nhà sản xuất hàng dệt may trong nước, chúng tôi dự báo các doanh nghiệp này sẽ ghi nhận doanh thu giảm và lỗ ròng trong 6 tháng đầu năm 2023.

SSI khuyến nghị nhà đầu tư giảm tỷ trọng đối với ngành Dệt may.

(Xây dựng) - Là doanh nghiệp Việt đầu tiên xây dựng Trung tâm thiết kế thời trang, Cty CP Đầu tư và Thương mại TNG đang từng bước tạo ra những sản phẩm “Made in TNG” nhằm biến giấc mơ làm ra những sản phẩm thời trang của người Việt, thay vì chỉ gia công đơn thuần lâu nay.

Thời trang tng giảm giá 2023

Trung tâm thiết kế thời trang hiện đại

Hơn 4 tháng kể từ ngày khởi công, công trình Trung tâm thiết kế thời trang TNG được đặt tại số 434/1 đường Bắc Kạn, P.Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng trước sự ngỡ ngàng của giới chuyên môn.

Công trình Trung tâm thiết kế thời trang TNG có tổng diện tích trên 7.000m2, gồm 2 hạng mục chính là Trung tâm thiết kế thời trang và Trung tâm thương mại TNG, với tổng số vốn đầu tư khoảng 340 tỷ đồng. Công trình sẽ là nơi thiết kế, trình diễn các mẫu thời trang mang thương hiệu TNG cũng như đáp ứng nhu cầu thương mại, văn phòng làm việc và phát triển thương hiệu thời trang TNG.

Ở giai đoạn I - Trung tâm thiết kế thời trang, quy mô 7 tầng, diện tích mặt sàn 2.000m2 với mức đầu tư dự kiến khoảng 150 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cty TNHH Tư vấn kiến trúc Thái Nguyên thiết kế, đơn vị thi công là Cty Vinaconex 2.

Tại công trình này, Cty CP Đầu tư và Thương mại TNG đã mạnh dạn áp dụng công nghệ bê tông dự ứng lực kéo sau và thi công sàn bóng - trở thành công trình xây dựng đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sử dụng công nghệ tiên tiến, tiêu chuẩn Mỹ và Anh trong xây dựng công trình.

Ở khía cạnh thiết kế - với tham vọng đưa Trung tâm thiết kế thời trang TNG trở thành điểm nhấn kiến trúc tại TP Thái Nguyên, Cty CP Đầu tư và Thương mại TNG cũng rất “chịu chơi” khi đứng ra tổ chức thi tuyển kiến trúc để lựa chọn phương án đầu tư hữu hiệu nhất.

Sau khi xem xét, đánh giá, Hội đồng thi tuyển kiến trúc toà nhà TNG Fashion Center đã lựa chọn được phương án đề xuất của Cty TNHH Tư vấn kiến trúc Thái Nguyên với hình ảnh viên ngọc SAPHIA cùng với đặc trưng của nó tạo hình tượng cho công trình.

Thời trang tng giảm giá 2023

Với một vẻ dứt khoát và đầy lạc quan, ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch hội đồng quản trị Cty CP Đầu tư và Thương mại TNG đã không do dự khi khẳng định: “Mục tiêu của chúng tôi là nhất (lớn nhất) Việt Nam”.

Khi thương hiệu TNG vẫn còn lạ lẫm với nhiều người tiêu dùng trong nước, tuyên bố trên của ông Thời có thể gây nghi hoặc cho nhiều người. Tuy nhiên, nếu nhìn vào những gì Cty CP Đầu tư và Thương mại TNG đã gây dựng được hiện nay, tuyên bố trên không phải là không có cơ sở.

Phát triển thương hiệu TNG

Được thành lập từ năm 1979 trên cơ sở hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia Đông Âu, khi đó TNG chỉ là một xí nghiệp may nhỏ có tên là Xí nghiệp may Việt - Đức, chuyên may đồ bảo hộ và xuất sang các nước Đông Âu. Năm 1993 ông Thời đã được điều động về làm giám đốc xí nghiệp. Nhưng theo lời ông Thời, giai đoạn đó dù hoạt động của xí nghiệp “có khởi sắc đôi chút, nhưng hiệu quả nó cứ đi đâu hết”.

Sự khởi sắc mới chỉ thực sự diễn ra sau khi xí nghiệp chính thức được cổ phần hóa hoàn toàn và chuyển thành Cty TNG, với 75% số cổ phần do ông Thời nắm giữ. Sau cổ phần hóa, mọi quyết định được đưa ra nhanh hơn, cùng thời điểm Cty cũng ký được những hợp đồng gia công cho các thương hiệu nước ngoài để xuất khẩu vào các thị trường EU và Mỹ. Khi việc kinh doanh thuận lợi và hợp đồng nhiều hơn, thì nhu cầu đầu tư mở rộng cũng xuất hiện. Nhưng một vấn đề gặp phải là vốn không đủ để đầu tư vào thời điểm đó. TNG đã có một quyết định đột phá, đó là niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội vào năm 2007 để huy động vốn đầu tư mới.

Từ vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn có 10 tỷ đồng vào năm 2003, đến nay TNG đã có vốn chủ sở hữu là hơn 262 tỷ đồng, 11 nhà máy may, hai nhà máy phụ trợ và tổng tài sản đạt hơn 1.000 tỷ đồng. Các nhà máy của Cty dường như đã có mặt ở tất cả các huyện và TP của tỉnh Thái Nguyên. Với quy mô đó, TNG đã được xếp hạng “TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” và “TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất ngành dệt may Việt Nam”. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong những năm qua của Cty luôn đạt trên mức 25%.

“Khi cổ phần hóa hoàn toàn, tôi có lợi thế ra quyết định nhanh hơn, từ có quyền tự quyết cho các kế hoạch kinh doanh của mình, không như những Cty may vẫn bị Nhà nước chi phối như Việt Tiến hay May 10” - ông Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư và Thương mại TNG tâm sự.

Giấc mơ “Made in TNG”

Không muốn dừng lại ở việc thực hiện hợp đồng gia công cho các thương hiệu thời trang, Cty CP Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên đang từng bước tạo ra những sản phẩm “Made in TNG” nhằm biến giấc mơ làm ra những sản phẩm thời trang của người Việt.

Thời trang tng giảm giá 2023

Đối với thị trường trong nước, thương hiệu thời trang TNG vẫn còn ít được biết đến, nhưng Cty CP Đầu tư và Thương mại TNG đã thành công khi phủ sóng hệ thống đại lý và cửa hàng TNG khắp các tỉnh phía bắc, kéo dài từ Lạng Sơn cho tới Quảng Bình. Tại Hà Nội, một loạt hệ thống cửa hàng của TNG đã mở ra ở những vị trí thuận tiện cho việc thu hút người tiêu dùng nhất như tại Time City, Royal City hay trung tâm thương mại Savico Long Biên.

Thay vì ký hợp đồng nhượng quyền thương mại với các hãng nổi tiếng trên thế giới như một số doanh nghiệp khác đã từng làm, TNG tự thiết kế và xây dựng một thương hiệu riêng của mình.

Để đảm bảo sản phẩm mang thương hiệu TNG phù hợp với thị hiếu giới trẻ và cả người tiêu dùng ở lứa tuổi trung niên, Cty đã thuê nhà thiết kế Minh Hạnh làm tư vấn mẫu thời trang, và ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam - tư vấn về phát triển mạng lưới bán hàng và quảng bá sản phẩm.

Ông Thời cho rằng mình đang đi theo một lối hoàn toàn khác, bền vững, tiến từng bước đi chậm mà chắc.

Bước chậm mà chắc không chỉ là việc hoạch định một lối đi trong kinh doanh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư và Thương mại TNG còn tạo ra một thế hệ tiếp nối ngay trong gia đình với em trai ông Thời và đang đặc biệt là người con trai cả Nguyễn Đức Mạnh với 5 năm được đào tạo tại Mỹ cùng bằng ấy năm tu nghiệp tại Trung Quốc.

Cty Thời trang TNG do Nguyễn Đức Mạnh đảm nhận điều hành đã có đối tác nước ngoài đặt vấn đề đầu tư, mua lượng lớn cổ phần. Tuy nhiên, theo người cầm lái Cty CP Đầu tư và Thương mại TNG, đây là chiến lược đầu tư dài hơi của doanh nghiệp, giờ Cty mẹ nuôi “con”, nhưng đến một thời điểm “con” sẽ nuôi lại mẹ, do đó TNG sẽ chủ động làm, chưa cần đến vốn ngoại.

Ngoài chú trọng thị trường nội địa, TNG đang từng bước tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới. TNG đã thành lập chi nhánh tại Mỹ để từng bước thiết lập cơ sở nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hàng Made in Vietnam, thương hiệu TNG vào những thị trường tiềm năng. Hiện ông Thời và cộng sự đang lên kế hoạch đàm phán để đưa các sản phẩm do chính TNG may và thiết kế vào hệ thống Wall-mart, tiến tới là các trung tâm thời trang, nơi hiện nay TNG vẫn đang làm gia công cho các tên tuổi lớn trên thế giới như Mango, Zara…

Dệt may Việt Nam lâu nay vẫn mang nặng dấu ấn gia công với biên lợi nhuận thấp, bởi vậy những doanh nghiệp có chiến lược đầu tư cho ngành thời trang táo bạo, tiến tới xuất khẩu hàng do mình làm ra như TNG được kỳ vọng sẽ tạo ra những sản phẩm tiên phong trong lĩnh vực tiềm năng nhưng cạnh tranh đầy  khốc liệt này, ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam nói.