Thời thế tạo anh hùng Triết học

Anh hùng rõ mặt anh hùng
Biết người giữa chốn bụi hồng mới cao

Người tài bao giờ cũng có ích cho nước nhà, chỉ khác ở chỗ biết dùng hoặc không biết dùng mà thôi. Nhưng tài phải đi với đức, nếu không có đức, tài này sẽ hại người.

Luận tướng mượn sử  Hán Sở Tranh Hùng – thời chống bạo Tần  ***Trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, người Bách Việt sống rải rác trong các vùng Hoa Bắc, điển hình là nước Sở [ban đầu, gồm Hồ Bắc ngày nay], nước Tề [Sơn Đông], nước Tấn [Sơn Tây-Hà Bắc], v.v..Nguồn: Bách Việt

***1 quan niệm: Trong thời nhà Đường, nhiều nhóm người Việt [thuộc Bách Việt] đã hoàn toàn nhập vào với văn hóa Hán và trở thành một phần của nước Trung Hoa 1,4 tỉ dân hiện nay. Riêng nhóm Việt ở Phú Thọ – Mê Linh tuy cũng bị 1.000 năm cai trị của các triều đại Trung Hoa nhưng vì một lý do nào đó vẫn giữ được ý thức dân tộc và đến thời Ngô Quyền thì giành được độc lập, giữ được nền độc lập đó cho đến tận nay*** Nguồn: Người Việt là ai? Người Việt từ đâu mà có? Tổ tiên của người Trung Quốc đến từ Ai Cập cổ đại – đồ đồng thời Ân-Thương gần như hoàn toàn trùng khớp với đồ đồng thời Ai Cập cổ?

Đường sá dẫu hiểm trở đến đâu cũng không cản được chí hướng con người. Có 13 khoản "Chiêu hiền quán". Cuối cùng Thiên thời Địa Lợi Nhân Hòa Tri kỷ tri Bỉ bách chiến bách thắng, biết người biết ta 100 trận 100 thắng.

"Chiêu hiền quán" hai bên lại có treo hai tấm yết thị rất lớn, viết như sau : 1] Am hiểu lược thao, tinh thông binh pháp sẽ được chọn làm chức Nguyên nhung 2] Dũng cảm hơn người đủ sức phá thành chém tướng, sẽ chọn làm Tiên phong 3] Tài hay khinh khiển, võ nghệ siêu quần, sẽ được chọn vào chức Tán kỵ 4] Thông hiểu thiên văn, thạo việc phong vũ, sẽ chọn làm chức Tân hoạch. 5] Tinh tường địa đạo, thấu triết địa dư sẽ được chọn làm chức Hướng đạo. 6] Mực thước công bằng, tánh tình ngay thẳng, sẽ chọn làm chức Kỹ lục . 7] Cư biến tài tình, động việc khéo lo, sẽ chọn làm chức Nghị quân. 8] Nói năng hoạt bát, ứng đối nhanh lẹ, sẽ chọn trào chức Thuyết khách 9] Tính toán tinh tường, một mảy không lộn, sẽ chọn làm chức Thượng thư . 10] Sách vở xem rộng, hỏi đâu biết đấy, sẽ chọn làm chức Bác sĩ. 11] Chuyên tập sách thuốc, mạch lục tinh thông, sẽ chọn vào chức Quốc thủ. 12] Giỏi nghề len lỏi, thạo việc rình mò, sẽ chọn làm Thám tử.

13] Chưởng quản tiền lương, tiêu pha có độ, sẽ chọn làm chức Quân xướng.

Thêm khoản thứ 14 theo Hàn Tín:

14] "văn võ song toàn, thông hiểu vũ trụ, ra tướng vũ, vào tướng văn, trăm trận trăm thắng, lấy thiên hạ như trở bàn tay, đũ sức làm Phá Sở Nguyên Nhung"


Làm tướng chỉ học thuộc lòng binh pháp mà không biết sử dụng thích đáng binh pháp . Như vậy dẫu có học
thuộc hết Tôn, Ngô nhớ kỹ thao lược cũng vô ích ! Làm tướng giỏi phải biết học và biết dùng.

Nước nhà an nguy, quân cơ lợi hại đều do người làm tướng cả, vậy hiền sĩ cho biết đạo làm tướng phải thế nào ?
Đạo làm tướng trước nhất phải có ,"5 tài" và tránh "10 lỗi".

5 Tài : Trí, nhân, tín dũng, trung.

Trí thì biết cẩn thận,

Nhân thì biết thương người,

Tín thì không sai hẹn,

Dũng thì không ai dám phạm,

Trung thì không ở hai lòng.

10 điều lỗi [CẦN PHẢI TRÁNH]

1] Cậy vào cái dũng khinh thân mình,

2] Gặp việc gấp thì nóng nảy, thiếu cẩn thận,

3] Gặp lợi thì ham,

4] Vì lòng nhân không dám giết người ,

5] Ỷ lại vào sức mình không biết lo xa,

6] Tin mà không phòng,

7] Không chịu thu thập ý kiến mọi người,

8] Tám là việc đáng làm gấp mà do dự, thiếu quả quyết

9] Thiên vị, thiếu công bằng,

10] Lười biếng, chỉ muốn sai người.

Nếu có đủ "5 tài" và tránh được "10 lỗi" ấy, tất là tướng giỏi.

Tướng bấy giờ thế nào?
– Có dũng lại vô mưu, kẻ có mưu lại thiếu dũng, đó là chưa nói đến những cá tánh bất lợi như : tự đắc, tự mãn, khoe khoang, kiêu ngạo. Có những cá tánh ấy không thành lương tướng được.

Làm tướng [phải khác hẳn thời bấy giờ] thế nào?
-Tất cả đều theo như binh pháp, lấy văn mà dùng, lấy vũ mà định, động thì phát, tĩnh thì giữ. Lúc binh chưa ra thì tĩnh trông như núi Thái Sơn, lúc binh đã ra thì cuồn cuộn như nước sông Hoàng Hà, biến hóa như trời đất, hiệu lệnh như lôi đình. Mất có thể làm còn, yếu có thể làm mạnh; nguy có thể làm an được, cơ biến không biết đâu mà lường, quyết thắng từ ngoài nghìn dặm, binh uy không để một kẻ nào dòm ngó nổi, muôn vạn quân, trăm nghìn tướng không chỗ nào sai lầm. Lấy nhân mà dùng, lấy lễ mà dạy, lấy dũng mà khiến, lấy tín mà thờ.

 

Thời thế tạo anh hùng

Từ xưa có câu: Thời thế tạo anh hùng.

Thưởng thức thật tỉ mỉ câu danh ngôn ngàn xưa này, mới biết có ba mùi vị chứa đựng trong đó.

Thời thế là hình thế khách quan của một thời kì chỉ định mà người anh hùng được trở thành anh hùng.

Cựu tổng thống Mĩ Nixson sau khi bị thất bại phải rút khỏi vũ đài chính trị, đã ít xuất đầu lộ diện để viết nhiều sách về những danh nhân đương thời. Những quyển sách này đều là luận thuyết từ cách nhìn của một nhà chính trị. Ông đã từng nói một cách cảm khái rằng: muốn trở thành một nhân vật vĩ đại, cần phải có một sự kiện lịch sử vĩ đại. Stalin, Churchill, Mao Trạch Đông và Đờ Gôn sở dĩ trở thành nhân vật cả thế giới nhìn vào, không phải ở chỗ họ so với các danh nhân trước họ tài giỏi hơn bao nhiêu, mà ở chỗ họ có may mắn hơn những người kia là họ đã nắm quyền vào thờì đại loạn lạc của đại chiến thế giới.

Thực ra, nếu như thật sự không có cuộc chiến tranh đó thì uy tín của Stalin cũng chỉ có thể giới hạn trong lục địa Âu - Á từ Matxcơva đến Vlađimia Vôsttôc này, không thể có sự sùng bái của các lãnh tụ các quốc gia Tây Âu như Titô, Xêauxêscu và Enve Hôtgia đối với ông ta. Tương tự Chirchill cũng không thể giành được quá nhiều phiếu trong cuộc tranh cử, còn Đờ Gôn cũng chỉ có thể là một quân nhân đạt tiêu chuẩn mà thôi.

Mao Trạch Đông vào những năm cuối đời khi nhớ lại cuộc đời chính trị một đời của mình nói: Đời tôi chỉ làm có hai việc: một là đánh đuổi bọn Nhật lùn, việc khác là đã phát động cuộc đại cách mạng văn hóa. Ông đã nói rất khách quan. Nếu như người đời sau viết lịch sử hiện đại của Trung Quốc, nhất định không thể không viết hai sự kiện này. Không phải vì đây là Mao Trạch Đông nói, mà là vì đây là hai việc lớn trong lịch sử cách mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong hai việc lớn này, Mao Trạch Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Việc thứ nhất, đã xác định vị trí và công lao của Mao Trạch Đông trong đảng cộng sản Trung Quốc và trong lòng nhân dân Trung Quốc. Đồng thời cũng xác định bản năng và uy tín của ông làm lãnh tụ chính trị cả thiên hạ nhìn vào. Việc thứ hai, đem lại cho Mao Trạch Đông hậu quả lại không hoàn toàn nhất trí với nguyện vọng của ông. Nhiều người đều chỉ trích sai lầm ông mắc phải đối với cuộc cách mạng này.

Ca ngợi đối với Mao Trạch Đông cũng được, phê bình đối với Ông cũng được. Tóm lại là đều không thể để cho người ta quên đi hai việc lớn đó. Bởi vì đó là hai thời đại. "Sự kiện lớn" mà Nixson nói đến cũng chính là việc lớn như thế. Sự kiện lớn như thế thường thường có thể đánh dấu một thời đại lịch sử.

Bất cứ việc gì cũng đều do người làm cả. Khi một sự việc, một khi bắt tay làm sẽ có thể hình thành một "thế" lớn mạnh. Đây chính là "thời thế". Mà người nằm trong "thời thế" và có thể điều khiển thời thế sẽ là anh hùng mà chúng ta nói đến.

Vì thế xa rời thời thế mà nói anh hùng, sẽ giống như ngồi ở ngoài bãi đá bóng xem đá bóng, không ai có thể thật sự nói rõ ràng quả bóng này đá vào câu môn như thế nào.

Nhiều người đều thích đưa ra sự suy đoán và kết luận chủ quan đối với những người và sự việc của quá khứ. Lí luận mà dựa vào để phân tích có lẽ không mảy may có chỗ thiếu sót đáng tiếc, song họ lại thiếu sự tìm hiểu khách quan đối với thời thế mà người trong cuộc từng sống.

Lại còn một loại người sản sinh một loại kết luận chủ quan khác, tự cho rằng bất cứ thời thế nào đều là anh hùng tạo ra, đây chính là điều mà chúng ta thật đáng ngẫm nghĩ.

Khi thời thế đến, liệu có bao nhiêu người có thể tiếp nhận và đứng lên đón nhận thách thức? Đây e là lại một kết luận không xác đáng. Lúc này, dùng câu nói cổ xưa của Trung Quốc để thuyết minh là xác đáng nhất: người thức thời là tuấn kiệt

Cho nên Nixson chỉ ra rằng: làm một lãnh tụ kiệt xuất, trước tiên ông ta cần phải có đủ sức quan sát phi thường. Ông ta chỉ có nhìn rõ xu thế phát triển của sự việc, ông ta mới có thể đón đầu để đi lên.

Việc này cũng giống như nhảy sóng, ông ta trước tiên cần phải biết thế đầu của ngọn sóng, sau đó mới đón nhảy lên, đứng ở trên đầu ngọn sóng, mà không bị đầu sóng dập xuống đáy nước.

Cơ hội mà thời thế cho mỗi người đương thời đều là công bằng, mấu chốt là ở chỗ có ai đó có thể nắm lấy nó.

Nói chung, những nhân vật kiệt xuất đều có một đặc trưng như sau: Họ luôn luôn tự cho là mình có thể làm tốt hơn người khác. Họ luôn khát vọng thành công, mà loại khát vọng này không phải là lấy việc giành được vật chất đế thóa mãn. Khát vọng của họ vượt xa so vơi khát vọng của một nông dân đối với việc thu hoạch được nhiều hơn vài cân lương thực, của một người buôn bán kiếm chất nhiều hơn được máy đồng xu đồng còn sâu xa hơn nhiều. Cho nên họ từ trước đến nay không thể bỏ qua một cơ hội.

Từ ý nghĩa này để xét, không phải là thời thế đã chọn họ, mà là họ đã chọn thời thế

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Thiên thời
  • Tác giả: Bạch Huyết
  • Dịch giả: Nguyên An
  • Nhà xuất bản Hà Nội 2008
  • Nguồn: tusachcuaban.com

Video liên quan

Chủ Đề