Định hướng phát triển năng lực phẩm chất người học

Ngày nay dạy học phát triển năng lực hay dạy học theo định hướng phát triển năng lực không còn là một khái niệm xa lạ đối với hầu hết giáo viên. Tuy nhiên không nhiều giáo viên có thể hiểu được một cách chính xác về khái niệm, đặc điểm của dạy học phát triển năng lực. Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ, thảo luận nhằm xác định lại khái niệm dạy học phát triển năng lực là gì? Vai trò của nó mang lại cho hệ thống giáo dục và cho học sinh của chúng ta là gì? Hãy cùng cẩm nang dạy học tìm hiểu và thảo luận để làm rõ khái niệm và đặc điểm của nó nhé.

1. Khái niệm dạy học phát triển năng lực

1.1. Khái niệm dạy học

Có khá nhiều quan điểm về dạy học. Tại đây Cẩm nang dạy học xin được đưa ra 2 quan điểm như sau:

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu giáo dục: “Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân loại hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con người”.

Quan niệm này lí giải đầy đủ cách mà nền giáo dục đang cố gắng đào tạo những con người thích ứng với những nhu cầu hiện tại của xã hội. Tuy nhiên quan niệm này làm cho nền giáo dục luôn đi sau sự phát triển của xã hội. Bởi vì nó chỉ có nhiệm vụ tái hiện lại các giá trị tinh thần xã hội đã được vật chất hóa bằng cách nào đó để trở lại thành giá trị tinh thần bên trong người học.

Một số quan điểm khác dựa trên sự phát triển, nhất là phát triển về khoa học và công nghệ cho rằng “Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các vấn đề thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học một cách sáng tạo và hiệu quả”.

Bản thân tôi [là một người dạy học] lại cảm thấy thích quan điểm này hơn bởi nó cho chúng ta thấy: ngoài nhiệm vụ tại hiện lại các giá trị mà nhân loại và cộng đồng đạt được nó còn có nhiệm vụ giúp người người học phát triển năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống một các sáng tạo và hiệu quả. Từ quan điểm nay cho chúng ta thấy dạy học luôn gắn liền với thực tiễn và đi cùng sự phát triển của xã hội.

Từ 2 quan điểm trên chúng ta có thể thấy rằng để đưa ra một khái niệm tổng quát và chính xác nhất về dạy học không phải là một việc đơn giản. Vậy chúng ta có thể hiểu khát quát như sau: “Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước hình thành các năng lực cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong cuộc sống của mỗi người học một cách sáng tạo và hiệu quả“

1.2. Các khái niệm năng lực

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân, thể hiện mức độ thông thạo – tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó”.

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.

Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy 

Như vậy các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nơi đóng vai trò quan trọng. Năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có.

1.3. Dạy học phát triển năng lực

Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn [hay một quá trình] dạy học.

2. Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực

Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là xác định và đo lường được “năng lực” đầu ra của học sinh. Dựa trên mức độ làm chủ kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh trong quá trình học tập.

Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của dạy học theo định hướng phát triển năng lực [Dựa trên “Tiêu chí đánh giá SGK theo định hướng phát triển năng lực”]

  • Đặc điểm về mục tiêu: Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể đo lượng và đánh giá được. Dạy học để biết cách làm việc và giải quyết vấn đề.
  • Đặc điểm về nội dung dạy học: Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được các mục tiêu năng lực đầu ra. Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Nội dung chương trình dạy học có tính mở tạo điều kiện để người dạy và người học dễ cập nhật tri thức mới.
  • Đặc điểm về phương pháp tổ chức:
    • Người dạy chủ yếu đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ người học chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề.
    • Đẩy mạnh tổ chức dưới dạng các hoạt động, người học chủ động tham gia các hoạt động nhằm tìm tòi khám phá, tiếp nhận tri thức mới.
    • Giáo án được thiết kế có sự phân hóa theo trình độ và năng lực của người học
    • Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, quan điểm và tham gia phản biện.
  • Đặc điểm về không gian dạy học: Không gian dạy học có tính linh hoạt, tạo không khí cởi mở, thân thiện trong lớp học. Lớp học có thể tron phòng hoặc ở ngoài trời, trong công viên, bảo tàng… nhằm dễ dàng tổ chức các hoạt động nhóm
  • Đặc điểm về đánh giá: Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học. Chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài ra 1 đặc điểm quan trọng trong đánh gia đó là: người học được tham gia vào quá trình đánh giá, nâng cao năng lực phản biện, một phẩm chất quan trọng của con người thời kỳ hiện đại.
  • Đặc điểm về sản phẩm giáo dục:
    • Tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn.
    • Phát huy khá năng tự tìm tòi, khám phá vừ ứng dụng nên người học không bị phụ thuộc vào học liệu
    • Người học trở thành những con người tự tin năng động và có năng lực.

Trên đây là một số chia sẻ cơ bản về dạy học phát triển năng lực. Dựa trên những hiểu biết cá nhân và kinh nghiệp có được trong quá trình học tập và làm việc cùng các chuyên gia giáo dục hàng đầu. Rất mong sẽ cung cấp cho thầy cô và các bạn một góc nhìn nữa về dạy học phát triển năng lực.

Tham khảo thêm: Phương pháp dạy học theo dự án

Billy Nguyễn

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ:

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Đặt ra mục tiêu “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học gắn với việc định hướng cho sinh viên sự đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực HSTH ngay từ khi sinh viên còn đang học ở trường, giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới giáo dục phổ thông, có hành trang vững vàng để sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi tốt nghiệp, trở thành giáo viên tiểu học giai đoạn mới”, ngày 27/3/2021, tại Hội trường A2, Khoa Tiểu học -Mầm non đã khai mạc Chương trình tập huấn Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học. Chương trình do TS. Lê Thị Thu Hương - Trưởng khoa Giáo dục tiểu học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Chuyên gia Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông RGEP và Chương trình phát triển giáo viên ETEP lên lớp. Chương trình có giảng viên, sinh viên ngành Giáo dục tiểu học các khối lớp K60, K59, K58 đại học, cao đẳng và những người quan tâm tham dự.

Hình ảnh về chương trình tập huấn

Trong chương trình, TS. Lê Thị Thu Hương đã trao đổi về các nội dung cốt lõi của chủ trương, quan điểm đổi mới giáo dục phổ thông; sự thay đổi chương trình và phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá; vấn đề “làm mịn” đối với chương trình lớp 5 chuẩn bị cho việc sử dụng sách giáo khoa mới lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018... Đây là các vấn đề trọng yếu để giảng viên thay đổi phương pháp dạy học đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học và sinh viên thay đổi phương pháp học tập, cập nhật phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, chuẩn bị sẵn sàng cho việc trở thành người giáo viên tiểu học thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới. Với sự trao đổi, cung cấp những vấn đề cốt lõi, sâu sắc, thiết thực, gắn với thực tế dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực hiện nay của TS. Lê Thị Thu Hương và sự quan tâm theo dõi, trao đổi, thảo luận của những người tham dự, chương trình đã thành công tốt đẹp.

TS. Lê Thị Thu Hương, TS. Nguyễn Thi Thu Hà chụp ảnh lưu niệm cùng giảng viên, sinh viên Khoa Tiểu học - Mầm non

TS. Điêu Thị Tú Uyên Lượt xem: 928

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề