Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam

Theo dự thảo báo cáo tóm tắt tổng kết công tác năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022, kế hoạch giai đoạn 2022- 2025 vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, trong năm 2021, tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT đạt 136,153 tỷ USD, tăng hơn 11,4 tỷ USD so với năm 2020 (đạt 124,678 tỷ USD). Như vậy, theo ghi nhận trong những năm qua, doanh thu lĩnh vực này đã liên tục tăng trưởng.

Đặc biệt, trong tổng doanh thu lĩnh vực này, mặc dù các doanh nghiệp có vốn FDI vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu (hơn 86%) nhưng doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam năm qua đã tăng mạnh so với những năm trước.

Nếu như năm 2018, doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm hơn 3,68 tỷ USD (trong tổng doanh thu gần 103 tỷ USD, năm 2019, con số này là hơn 11 tỷ USD và năm 2020 là gần 13,4 tỷ USD thì đến năm 2021, tỷ lệ doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng lên 18,779 tỷ USD (chiếm 13,8%).

Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam

Bên cạnh đó, giá trị của Việt Nam tạo ra trong doanh thu của các doanh nghiệp vốn FDI chiếm khoảng 15% (hơn 17,6 tỷ USD). Giá trị Việt Nam trong tổng doanh thu công nghiệp ICT khoảng 33,568 tỷ USD (chiếm 24,65%).

Thống kê, số lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong năm qua cũng tăng so với năm trước, đạt 64.000 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với năm 2020 (đạt 58.000 doanh nghiệp). Năm 2019, Việt Nam mới chỉ có 45.600 doanh nghiệp công nghệ số.

Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam (hơn 90%) là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên tiềm lực đầu tư cho nghiên cứu phát triển các sản phẩm, giải pháp, nền tảng công nghệ số mới còn hạn chế. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đòi hỏi sự điều chỉnh trong khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ số hoạt động và sản xuất kinh doanh…

Dự thảo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong năm 2022 sẽ tập trung xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp công nghệ số. Xây dựng và bảo vệ được không gian tăng trưởng, phát triển kinh tế số dựa trên các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất, cung cấp, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam. Đáng chú ý sẽ kiện toàn tổ chức Vụ công nghệ thông tin thành Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông…

Mục tiêu định hướng đến năm 2025, công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông với tầm nhìn và sứ mệnh mới là dịch chuyển từ gia công, lắp ráp sang Make in Viet Nam, làm sản phẩm tại Việt Nam, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, trong đó tỷ trọng Make in Viet Nam đạt trên 45%.

Phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt số lượng 100 nghìn doanh nghiệp vào năm 2025. Hình thành ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế, doanh thu trên 1 tỷ USD. Đến năm 2025, cả nước có ít nhất 10 địa phương đạt doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin trên 1 tỷ USD.

Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin bằng từ 2 đến 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Giá trị tăng thêm của doanh nghiệp công nghệ số Make in Viet Nam tăng gấp 2 lần.

CNTT đang là ngành rất HOT hiện nay. Rất nhiều các bạn sinh viên đã lựa chọn theo đuổi con đường này. VietnamWorks vừa công bố Báo cáo thị trường ngành CNTT năm 2020. Hãy cùng VTI Education nhìn lại một số thống kế trong báo cáo cùng chúng mình nhé!

1.Nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT vẫn tăng cao

Lấy năm 2010 làm mốc nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT tăng gấp 4 lần sau 1 thập kỉ và có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Trong đó 7 nhóm ngành thuộc lĩnh vực CNTT có nhu cầu tuyển dụng phổ biến lần lượt là: Phát triển phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý dự án sản phẩm, UX UI, QA/QC, khoa học dữ liệu.

2. Mảng phát triển phần mềm vẫn dữ được tính ổn định

Trong những năm gần đây, CNTT càng ngày càng phát triển, thế giới phẳng ngày càng phổ biến. Vì thế mà số lượng kĩ sư làm về Web, Mobile, Ai ngày càng tăng cao. Nhưng ngành phát triển phần mềm vẫn luôn chiếm tới 50% và có ảnh hưởng lớn nhất tới nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT.

3. JavaScipt vẫn chưa bao giờ hết “HOT”

Có rất nhiều kĩ năng về lập trình web như PHP, .NET,... nhưng nhóm kĩ năng về Javascript vẫn tăng trưởng rất mạnh mẽ thể hiện khả năng hợp xu thế và hợp thời ở Việt Nam. Theo sau đó là nhóm kỹ năng lập trình cho iOS tăng trưởng 29.8%; kỹ năng lập trình cho Android tăng đến 26.8%.

4. Mức lương đăng tuyển trung bình cao nhất

Mức lương đăng tuyển trung bình cao nhất có sự thay đổi qua từng năm cho thấy sự thay đổi xu hướng CNTT tại Việt Nam trong thập kỷ qua. Đáng chú ý, giai đoạn 2011 – 2012, đây là thời kỳ của Phát triển ứng dụng trên điện thoại (Mobile App) nên dẫn đến mức lương trung bình cao nhất thuộc về bộ đôi bổ trợ cho nhau là Kỹ sư lập trình nhúng hệ thống (Embedded Developer) với mức lương 3,750 USD và Kỹ sư phần cứng (Hardware Engineer) có mức lương 3,500 USD.

Giai đoạn năm 2013 – 2014 đánh dấu bước trỗi dậy của thời đại “Tập trung vào dữ liệu” (Data driven) khi các doanh nghiệp đều hướng đến việc tận dụng khai thác các lợi thế của dữ liệu lớn, kéo theo mức lương cao nhất thuộc về hai công việc phục vụ cho Khoa học dữ liệu là Kỹ sư khoa học dữ liệu (Data scientist) với mức lương 3,531 USD, và Kỹ sư lập trình ngôn ngữ Python với mức lương 2,900USD.

Nửa thập kỷ sau vào những năm từ 2015 – 2019, tiếp tục là sự phát triển của Khoa học dữ liệu khi công nghệ này ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn với doanh nghiệp. Điều này thể hiện qua việc mức lương đăng tuyển cho vị trí “Phát triển hệ thống quản trị thông minh cho doanh nghiệp” (Bussiness Intelligence – gọi tắt là BI) với mức lương 1,532 USD vào năm 2015. Các xu hướng Công nghệ cao (high-tech) cũng bắt đầu du nhập vào Việt Nam thời điểm này và cũng thể hiện được thông qua mức lương cao được chi trả cho các vị trí như “Kỹ sư lập trình vạn vật kết nối” (IoT Developer) với mức lương 1,800 USD; Kỹ sư lập trình Trí tuệ nhân tạo với mức lương 1,958 USD; Kỹ sư lập trình công nghệ Chuỗi khối (Blockchain Developer) được đề xuất mức lương 2,033 USD; Kỹ sư lập trình Dữ liệu đám mây (Cloud Developer) với mức lương 2,006 USD, Kỹ sư lập trình thị giác máy tính (Computer vision developer) với mức lương 2,382 USD

Xem đầy đủ báo cáo tại đây:

https://drive.google.com/.../1BODK7Ds5OLoG4xWSxrj.../view...

Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành công nghệ thông tin bước vào kỷ nguyên bùng nổ

Trong thời đại công nghiệp 4.0 bùng nổ, Việt Nam đang nổi lên là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực. Đà tăng này được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá đầy mạnh mẽ trong tương lai bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

ICT - Điểm tựa cho nền kinh tế

Công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) đã trở thành một trong những ngành có đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Điều này giúp cho Việt Nam chuyển mình thành một trong những quốc gia dẫn đầu sản xuất công nghệ phần cứng và điện tử - viễn thông với việc xếp thứ 2 về sản xuất điện thoại và thứ 10 về sản xuất điện tử. Cùng với đó, Việt Nam cũng đứng thứ 9 về gia công phần mềm.

Trong năm 2021, tổng doanh thu công nghiệp ICT đạt 136.15 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 9.20% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chủ yếu doanh thu đến từ lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử đạt 121 tỷ USD chiếm gần 90% tổng doanh thu công nghiệp ICT.

Ngoài việc tăng trưởng đầy ấn tượng trong giai đoạn dịch bệnh đang hoành hành thì ngành công nghiệp ICT cũng nổi lên như một trong những “tuyến phòng thủ chính chống lại đại dịch Covid-19” theo lời chia sẻ của Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU - International Telecommunication Union), ông Houlin Zhao.

Tổng doanh thu công nghiệp ICT giai đoạn 2016-2021. Đvt: Tỷ USD

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông dự báo trong giai đoạn còn lại từ năm 2022-2025, ngành ICT sẽ duy trì được mức tăng trưởng kép 2 chữ số và đạt doanh thu từ mức 155 tỷ USD đến 240 tỷ USD.

Tổng doanh thu công nghiệp ICT giai đoạn 2021-2025. Đvt: Tỷ USD

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông

Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ

Chuyển đổi số đang được ứng dụng ngày một rộng rãi trong hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Trong đó nêu rõ định hướng phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới, hợp tác nhưng không phụ thuộc vào các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài.

Mục tiêu đến năm 2025 đạt 100,000 doanh nghiệp công nghệ số; giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng bình quân từ 10%-20%/năm; đóng góp từ 10%-20% tăng trưởng GDP. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, tính đến hết năm 2021, tổng số doanh nghiệp số đạt hơn 64,000 doanh nghiệp, vượt mục tiêu của cả năm 2021 (đạt 60,000 doanh nghiệp số).

Số lượng doanh nghiệp công nghiệp số. Đvt: Doanh nghiệp

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông

Theo công bố của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2021 (GII - Global Innovation Index). Dù đã có nhiều cải thiện so với quá khứ, chúng ta còn phải cải thiện rất nhiều để bắt kịp các nước trong khu vực ASEAN như Singapore, Malaysia...

Trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng, Việt Nam đã có sự thăng tiến mạnh mẽ và vào nhóm 25 nước dẫn đầu thế giới trong báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI - Global Cybersecurity Index) do Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU - International Telecommunication Union) đánh giá.

Đồ thị so sánh năng lực đổi mới sáng tạo và mức độ an toàn thông tin của các quốc gia ASEAN. Đvt: Điểm

Nguồn: ITU, WIPO và World Bank

Chú thích: Độ lớn của các quả bóng trong đồ thị thể hiện GDP của quốc gia

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tập đoàn lớn đều chạy đua xây dựng môi trường làm việc số. Điển hình như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nhận diện, lựa chọn các lĩnh vực trọng tâm để triển khai thực hiện chuyển đổi số, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động và năng lực quản trị... Các lĩnh vực trọng tâm bao gồm: số hóa dữ liệu, số hóa khách hàng, số hóa quy trình nghiệp vụ và ứng dụng khoa học công nghệ.

Dưới góc độ vĩ mô, ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế phân tích, bên cạnh những thách thức do tác động của đại dịch Covid-19, đây cũng là cơ hội để chúng ta tìm những hướng đi mới trong phát triển nền kinh tế. Điểm đáng ghi nhận là Chính phủ đã sớm quan tâm đến thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số, coi đây một trong những giải pháp để chúng ta sẵn sàng “sống chung với dịch”, thực hiện mục tiêu kép. Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là áp dụng công nghệ trong cả phương thức sản xuất lẫn phương thức giao dịch với khách hàng, hiệu quả đi đôi với an toàn.

Những yếu tố trên sẽ góp phần gia tăng triển vọng và tiềm năng của lĩnh vực ICT nói chung và các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin nói riêng. Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành là CTCP FPT (HOSE: FPT), CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (HOSE: CMG), CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử - Viễn thông (HOSE: ELC).

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI