Theo em ý thức khi tham gia vào mạng Internet của lứa tuổi học sinh hiện nay như thế nào

Nếu sinh ra sau năm 1995, bạn sẽ không thể nhớ được cuộc sống không có Internet. Kết nối thông qua điện thoại thông minh và mạng xã hội giờ đây đã trở thành một phần trong quá trình trưởng thành của nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Phần lớn các em đều có những trải nghiệm tích cực trên trực tuyến, nhưng rủi ro luôn tồn tại, bao gồm khả năng sử dụng mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần của các em. Nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn đang ở những giai đoạn đầu, nhưng mạng xã hội có tác động rõ rệt đến cuộc sống của nhiều người trẻ.

Được thiết kế để khuyến khích người dùng sử dụng quá mức

Chúng ta đều biết các nền tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú ý của người dùng lâu nhất có thể, đánh vào thiên kiến và lỗ hổng tâm lý trong chúng ta như mong muốn được công nhận hay nỗi sợ bị từ chối. Thụ động sử dụng mạng xã hội quá mức –tức là chỉ lướt các bài đăng - có thể không lành mạnh và có mối liên hệ với cảm giác đố kỵ, thua kém và kém hài lòng với cuộc sống. Các nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thói quen này có thể dẫn đến các triệu chứng ADHD, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ. 

Chúng ta cần có thêm bằng chứng trước khi có thể kết luận về những phát hiện này. Tuy nhiên, với tình trạng bệnh trầm cảm gia tăng trên thế giới và một nửa số bệnh về tâm lý xuất hiện từ tuổi 14, cần tìm hiểu thêm về các vấn đề tiềm ẩn liên quan.

Nhiều chính phủ, nhà xã hội học và nhà tâm lý học cũng bày tỏ sự lo ngại khi trẻ em ngày nay đang dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại và bỏ lỡ những trải nghiệm xã hội quan trọng khác.

Gia tăng cảm giác cô đơn

Cảm xúc được khơi dậy bởi một cái “like” có thể tạm thời làm vơi đi nỗi cô đơn, nhưng không thể thay thế hoàn toàn giao tiếp xã hội. Khi thanh thiếu niên cô đơn trong cuộc sống thực sử dụng mạng xã hội để bù đắp cho điểm yếu về kỹ năng xã hội của mình, họ có thể sẽ cảm thấy càng cô đơn hơn về lâu về dài.

Các mối quan hệ có ý nghĩa mà chúng ta xây dựng thông qua giao tiếp trực tiếp, ngôn từ và phi ngôn từ, chính là nguồn thỏa mãn và hạnh phúc cá nhân có chiều sâu và lâu dài. Một biểu tượng cảm xúc hoặc một bình luận “LOL” có thể đem lại cảm giác kết nối hời hợt, nhưng giao tiếp mặt đối mặt sẽ xây dựng những kết nối có ý nghĩa hơn thông qua ngôn ngữ cơ thể, tiếp xúc thân mật và biểu cảm gương mặt, cùng với đọc cảm xúc thông qua giọng điệu và sắc thái - tất cả những điều này thường biến mất trong thế giới số.

Thanh thiếu niên thường nói chuyện trực tuyến với những người mà các em quen biết ngoài đời thực. Ở mức độ vừa phải, việc sử dụng mạng xã hội theo cách này cho phép thanh thiếu niên giữ liên lạc với bạn bè, bạn học hay người thân và có khả năng cải thiện các mối quan hệ thực của mình. Nhưng điều này có thể trở thành một vấn đề nếu việc nói chuyện trực tuyến choán hết mọi tương tác xã hội, hoặc trong trường hợp lướt mạng thụ động quá mức, nếu thanh thiếu niên đang hấp thụ nhiều thông tin hơn là tương tác với thông tin.

Thay vì thúc đẩy những cuộc trò chuyện có ý nghĩa, tính năng “like” có thể thay thế cho việc trao đổi bình luận. Tính năng này cũng giống như một hệ thống xếp hạng công khai và khiến một bộ phận thanh thiếu niên cảm thấy bị đánh giá và loại trừ, điều vốn đã rất nhạy cảm đối với các em. Tâm lý này được đã thể hiện qua bài đăng này của Ashley, 17 tuổi, đến từ Singapore: "Làm thế nào để chúng ta có thể ngăn bản thân và bạn bè mình lún sâu hơn vào cái hố sâu thẳm của sự hoài nghi và khao khát này?"

Bắt nạt trực tuyến

Những người bạn trên mạng xã hội dễ khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn. Những kẻ bắt nạt có thể phát tán những lời nói và hình ảnh bạo lực, gây tổn thương và hạ nhục trẻ chỉ bằng một lần nhấn phím.

Bạo lực tuy xảy ra trên không gian ảo, nhưng sẽ để lại hậu quả thực. Nghiên cứu cho thấy các nạn nhân của bắt nạt trực tuyến có nguy cơ sử dụng rượu bia, ma túy và trốn học cao hơn các học sinh khác. Các em còn có khả năng bị điểm kém, cảm thấy tự ti về bản thân và gặp các vấn đề về sức khỏe cao hơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bắt nạt trực tuyến còn dẫn đến tự tử.

Lần đầu tiên bạn biết đến và sử dụng Internet là khi nào? Là khi bạn đang ôn thi cấp 3 và mạng Internet là kho cung cấp các đề thi mẫu và các mẹo khi đi thi tú tài? Là khi bạn đang trên ghế giảng đường đại học và Internet là nơi bạn tìm các bài nghiên cứu bổ sung cho luận án của mình hay thỉnh thoảng gửi một nụ hôn BUZZ trên Yahoo Messenger cho người ấy? Là khi bạn đi làm công việc đầu tiên và Internet như một “lão làng biết tuốt” trả lời được tất cả câu hỏi của bạn, giúp bạn sống sót trước những buổi họp đầu tiên trong đời? Đa số chúng ta đều tiếp cận Internet khá muộn đúng không nào? Nhưng trẻ em ngày nay thì khác.

Internet dường như đã trở thành một phần khá quan trọng trong cuộc sống của các trẻ nhỏ ngay từ khi vừa sinh ra. Internet giúp gì cho con bạn? Con bạn nay có thể tiếp cận quyển sách thông tin không giới hạn sớm hơn, tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích hơn, giao lưu được với đa dạng các nền văn hoá và giá trị nhân văn hơn hẳn chúng ta ngày xưa. Bên cạnh các lợi ích đó cũng ẩn giấu nhiều mối nguy hại: Con có thể dễ dàng tiếp xúc với các nội dung xấu hơn như các phim ảnh bạo lực, văn hoá phẩm đồi truỵ, các tệ nạn mạng xã hội… Các mầm mống nguy hại này có thể ảnh hưởng đến tính cách và hành vi của trẻ và để lại nhiều hệ luỵ khôn lường.

Vậy làm thế nào để có thể bảo vệ con, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi, khỏi tác động xấu từ mạng Internet khi trẻ chưa có đủ nhận thức để tự bảo vệ chính mình? Hãy cùng Prudential tìm hiểu các biện pháp để ngăn ngừa các mối nguy hại trên mạng và để tận dụng Internet cho việc phát triển của con nhé.

Bạn không thể nào nhắc con không được sử dụng Internet quá 3 tiếng mỗi ngày nếu như chính bạn không thể rời mắt khỏi cửa sổ Facebook trên điện thoại vào mỗi khi rảnh rỗi. Bạn có biết rằng trẻ em, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn mẫu giáo, có khuynh hướng bắt chước gần như tất cả các hành vi của người lớn? Không chỉ vậy, những việc “bắt chước” này có khả năng hình thành nhân cách sau này cho trẻ. Chính vì vậy, bạn hãy là một hình tượng gương mẫu khi sử dụng Internet để con học hỏi: chỉ dành ra khoảng thời gian nhất định trong ngày để lướt web giải trí, không sử dụng điện thoại trong bữa ăn hay khi sinh hoạt gia đình,…

Ngoài ra, bạn có thể là người chủ động mang những kiến thức hay, những văn hoá đẹp đến với con thông qua mạng Internet. Các bài học đạo đức trong cuộc sống, các phương pháp học tập hiệu quả, các mẹo vặt thường thức,… đều là những kiến thức bổ ích cho con. Và khi trẻ nhận thấy bố mẹ luôn tìm tòi những kiến thức hay và mới lạ trên mạng Internet, trẻ sẽ làm theo và hình thành sở thích ham học hỏi sau này.

2. Sử dụng các ứng dụng “kiểm soát bởi bố mẹ” [Parental Control]

Hiểu được nhu cầu của các bậc phụ huynh trong việc ngăn chặn con trẻ truy cập những trang mạng có nội dung tiêu cực, một số nhà cung cấp các giải pháp truyền thông kỹ thuật số đã và đang cung cấp các ứng dụng giúp gia tăng kiểm soát của bố mẹ với khả năng tiếp cận thông tin trên mạng Internet của con. Với các ứng dụng này, bạn có thể cài đặt các loại nội dung và các trang mạng an toàn con có thể truy cập, chặn các trang mạng có nội dung bạo lực và đồi truỵ hay các trang mạng xã hội có khả năng nguy hại cho con.

Không chỉ vậy, các ứng dụng này còn có thể giúp phụ huynh kiểm soát thời gian lên mạng của con. Ví dụ, bạn có thể cài đặt trên ứng dụng để cho phép con sử dụng Internet tối đa 2 tiếng một ngày, và tất nhiên không mở kết nối từ 11 giờ đêm đến 6 giờ sáng để không ảnh hưởng đến giấc ngủ quan trọng của con.

Một số ứng dụng phổ biến các bậc phụ huynh nên tham khảo bao gồm KidsWatch, iNet Protector, iProtectYou…

3. Dạy bé cách bảo vệ thông tin cá nhân

Khi nghĩ về mặt xấu của Internet, phụ huynh thường chỉ nghĩ về việc bảo vệ con khỏi các trang mạng có nội dung xấu mà quên mất rằng bé còn có thể bị tấn công về mặt thông tin. Thực tế cho thấy, việc sơ hở trong các thông tin trên mạng có thể mang đến hệ luỵ không tưởng. Báo đài đã đưa tin rất nhiều về việc chia sẻ trạng thái vô tình của các em bé trong cuộc sống thường nhật đã tạo cơ hội cho các phần tử xấu truy cập đánh cắp thông tin cá nhân hay đột nhập tại tư gia để cướp tài sản.

Ngay hôm nay, hãy dạy con cách bảo vệ các thông tin của cá nhân và gia đình trên Internet. Bạn có thể bắt đầu với việc dạy con đặt mật khẩu [password] an toàn hơn bằng cách thêm vào các chữ cái viết hoa hay ký tự đặc biệt. Sau đó, bạn có thể dạy con nhận biết các trang mạng lạ và nguy hiểm lập ra để phát tán virus hay đánh cắp thông tin cá nhân. Ngoài ra, đừng quên dạy con không nên chia sẻ thông tin cá nhân [họ tên, địa chỉ, số điện thoại…] hoặc những sự việc nhạy cảm lên mạng xã hội [ví dụ: hôm nay bố mẹ đều đi vắng nên con phải ở nhà một mình] để đề phòng không bị kẻ gian lợi dụng.

4. Internet là sân chơi, và sân chơi vẫn cần luật lệ

Hãy xác định những giới nghiêm trong việc truy cập Internet để bảo vệ sức khoẻ và tinh thần của con. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Trẻ em Mỹ, trẻ em từ 3-12 tuổi chỉ nên dành tối đa 2 tiếng mỗi ngày cho các thiết bị điện tử như tivi, máy tính bảng, điện thoại, máy vi tính… Do vậy, hãy hoạch định rõ cho con học tập và giải trí với các thiết bị điện tử. Ví dụ như tối hôm đó con đã dành 1 tiếng để xem phim hoạt hình trên tivi và 30 phút để chơi game trên điện thoại của bố rồi, vậy con chỉ còn được 30 phút để sử dụng Internet trên máy tính thôi.

Bạn cũng có thể biến một số điều kiện thành trò chơi để khuyến khích trẻ tìm hiểu các kiến thức mới. Ví dụ, mỗi tuần con phải sử dụng thời gian được lên Internet của mình để tìm ra 3 mẹo vặt giúp ích cho gia đình như cách giúp mẹ lau dọn hiệu quả hơn, giúp bố sửa và nâng cấp các thiết bị điện trong nhà, giúp chị luôn nướng được những mẻ bánh như ý… Nếu không đủ 1 mẹo vặt thì sẽ bị trừ vào thời gian lên Internet vào tuần tiếp theo.

5. Tôn trọng quyền cá nhân của bé

Bạn có quyền cài những phần mềm hỗ trợ phụ huynh quản lý việc lên mạng của con. Bạn có thể đặt ra những quy định giới nghiêm để hạn chế việc sử dụng Internet quá độ của con. Tuy nhiên, bạn không nên xâm phạm vào đời sống cá nhân của con như tự ý vào đọc tin nhắn hay xem tất cả tập tin lưu trữ của con. Theo nghiên cứu của Tiến sỹ Kerrie Smedley đại học Lebanon [Pennsylvania, Mỹ], trẻ em từ lứa tuổi mẫu giáo đã hình thành ý thức về những gì thuộc về cá nhân của trẻ. Và, ý thức này càng được củng cố trong suốt quá trình phát triển. Việc bị xâm phạm về các quyền lợi riêng tư sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của trẻ và có thể gây những hệ luỵ như mất lòng tin vào gia đình, khuynh hướng sống khép kín, trầm cảm hoặc thậm chí nổi loạn theo hướng tiêu cực. Chính vì vậy, dù bạn muốn bảo vệ con đến mức nào và dù con bạn có đang trong độ tuổi nào đi chăng nữa, hãy tôn trọng quyền cá nhân của bé.

Video liên quan

Chủ Đề