Ta là ai thiền sư

Đức phật

Từ điển

Giáo hội

Chùa

Sách

Tăng sỹ

Ta là ai vậy nhỉ, ta có phải là cái tên này không? Không rồi, cái tên là do cha mẹ đặt cho, cũng có thể thay đổi được. Hay ta là thân xác này, nhưng thân xác này rồi cũng không ra khỏi vòng sinh lão bệnh tử, sẽ có ngày về chốn viễn phương mà thôi. 

Có lần tình cờ nghe được mấy câu thơ, cũng vì thế mà đi tìm mãi một câu trả lời.

Thử hỏi một lần ta là ai?


Mà sao mộng mãi giữa đêm dài


Đêm dài quên ngủ trong sinh tử


Thử hỏi một lần ta là ai?

Thử hỏi một lần ta là ai?


Mà sao mộng mãi giữa đêm dài


Đêm dài quên ngủ trong sinh tử


Đêm dài quên ngủ trong sinh tử

Ta là ai vậy nhỉ, ta có phải là cái tên này không? Không rồi, cái tên là do cha mẹ đặt cho, cũng có thể thay đổi được. Hay ta là thân xác này, nhưng thân xác này rồi cũng không ra khỏi vòng sinh lão bệnh tử, sẽ có ngày về chốn viễn phương mà thôi. 

Ảnh minh họa
Ta là ai mà giữa trốn hồng trần này, cứ mải miết, mải miết trong những vòng xoáy cuộc đời, những bon chen toán tính, những tất bật hơn thua, khổ ải trầm luân…

Ta trước hết chỉ là một con người còn si mê, cạn cợt. Những điều ta biết chẳng qua chỉ là những thứ quá ít ỏi, nhỏ nhoi như một hạt bụi trong cái biển kiến thức mênh mông của thế gian, chưa nói tới những kiến thức của bậc thánh nhân, những hiểu biết xuyên suốt thời gian và không gian. Ta tranh cãi nhau, hơn thua nhau chỉ một vài câu chuyện, một vài tình tiết, một vài kiến thức nho nhỏ, chỉ là chuyện lặt vặt. Còn những cái lớn hơn, những kiến thức để nâng ta thoát khỏi cái màn vô minh dày đặc thì ta lại chưa biết một chút gì. Chẳng phải thế mà ta lúc nào cũng như vô đường vô hướng giữa biển khơi. Ta còn là một con người mà đúng sai chưa tường, thiện ác chưa phân. Ta chưa biết đâu là thiện, đâu là ác, lúc làm việc thiện, lúc làm việc ác. Cứ nghĩ cái thiện và cái ác phân minh rõ ràng, ai ngờ nó đan xen, ẩn lấp, trong thiện có ác, mà trong ác có thiện, khiến cho ta u mê, lúng túng.  Ví như một con cáo đang chuẩn bị bắt một con nai, ta giết con cáo để con nai không bị ăn thịt, ta có khác con cáo kia không, ta là ác hay thiện? Trong Phật giáo có ghi lại, khi Phật đản sinh, Người đã chỉ lên trời rồi chỉ xuống đất: ‘‘Thiên Thượng, Thiên hạ, duy ngã độc tôn’’.  Đó là cái ta của đất trời vũ trụ. Đức Phật muốn gợi ý ta tìm thấy ta trong khắp đất trời. Ta có mặt trong cây cỏ hoa lá, trong con cá dưới sông, con chim trên trời... Tất cả đâu đó có phần xương thịt của ta. Vậy có phải, ta xé một cái lá, bứt một nhành hoa, phá một cánh rừng, bắn một con chim... là ta đang hủy hoại chính mình không. Ta giận một người, ta đánh nhau với một người, ta hận thù một người... Suy cho cũng cũng chỉ là hành động tay phải đánh tay trái mà thôi. Vậy nên ta là yêu thương, là sẻ chia, là hy sinh và phụng sự, là sống vì mọi người, đây là vô ngã. Vô ngã không phải là không có cái ta, mà vô ngã là ta nằm trong vô lượng ngã. Còn sống riêng cho mình là bản ngã, là đánh mất đi chính mình, đánh mất đi cái ta chân thật. Cuối cùng, ta tìm được cái ta chân thật là tìm được cái yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, hy sinh và phụng sự trong mỗi nhành hoa ngọn cỏ, trong từng con người sống quanh ta.

Kim Tâm [sưu tầm]


Kim Tâm

Thiền sư [zh: 禪師; ; ja: zenji, kr: sonsa, en: zen master] chỉ cho các vị tì-kheo thông suốt về toạ thiền. Vào thời Phật còn tại thế, các vị A-la-hán đều là những người thông hiểu về tất cả các pháp Thiền. Đến thời Phật Giáo đại chúng bộ, giữa các vị tỳ kheo sản sinh ra những nhân tài về các chuyên môn như: Kinh sư [chuyên về tụng niệm], Luận sư [chuyên về luận], Luật sư [chuyên về giới luật], Tam tạng sư [thông suốt về tam tạng Kinh điển], Pháp sư [thông hiểu kinh điển, thuyết pháp], Thiền sư, v.v. Trong đó người chuyên tâm tọa Thiền, thông hiểu thiền định thì gọi là thiền sư [tiếng pali: Jhàyin].

Ở Trung Quốc, danh hiệu Thiền sư không chỉ dành riêng cho các vị đại sư, danh đức của Thiền tông mà các pháp sư, đại sư của các tông phái khác như Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Tịnh độ tông nhiều lúc cũng được tôn xưng là Thiền sư [với ý nghĩa tôn kính bậc cao tăng, danh đức Phật giáo]: Huệ Văn Thiền sư [Tổ sư của Thiên Thai tông], Huệ Tư Thiền sư [Tổ sư của Thiên Thai Tông], Đạo Xước Thiền sư [tổ của Tịnh Độ tông], v.v.

Trong Thiền tông, danh hiệu Thiền sư dùng để chỉ cho những vị Thiền tăng đã tu hành và đạt Kiến tính, hoằng hóa và truyền bá Thiền tông. Thường thường các đại sư được ban danh hiệu này sau khi viên tịch nhưng cũng có nhiều người được mang danh hiệu trong lúc còn giáo hoá. Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, triều đình và hoàng đế thường ban danh hiệu Thiền sư cho các bậc cao tăng thạc đức [thường là sau khi các vị cao tăng này thị tịch], Đại sư Thần Tú là người đầu tiên được triều đình Trung Quốc ban danh hiệu Đại Thông Thiền sư sau khi tịch. Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo nổi danh của Tông Lâm Tế đời nhà Tống là người đầu tiên được triều đình ban danh hiệu Thiền sư lúc còn sống.

Trong Phật giáo Nam tông, danh từ Thiền sư thường được các đệ tử dùng để tôn kính gọi các vị sư thực hành Thiền định tinh tấn và hướng dẫn, dạy các đệ tử thực hành Thiền Nam Tông như Tứ Niệm Xứ, Minh Sát Tuệ, v.v. Vị thiền sư Nam Tông được nhiều người biết đến là Thiền sư Ajahn Chah, v.v.

Tại Mỹ và phương Tây, người ta phân biệt rất rõ về khái niệm Thiền sư. Zen master được dùng để gọi các vị tăng dạy về đường lối thực hành truyền thống Thiền tông như Thiền công án, thoại đầu, chỉ quán đả tọa [shikantaza], còn Meditation teacher dùng để chỉ những người dạy Thiền Định nói chung như yoga, tĩnh tâm, v.v. nhưng không thuộc Thiền tông, Phật giáo.

  • Daehang Sunim [2007]. No River to Cross: Trusting the Enlightenment That's Always Right Here. Wisdom Publications. ISBN 0-86171-534-9. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= [trợ giúp]
  • Ford, James Ishmael [2006]. Zen Master Who?: A Guide to the People and Stories of Zen. Wisdom Publications. ISBN 0-86171-509-8. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= [trợ giúp]
  • Gard, Richard A. [2007]. Buddhism. Gardners Books. ISBN 0-548-07730-4. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= [trợ giúp]
  • Muho Noelke: What does it take to become a full-fledged Sōtō-shu priest and is it really worth the whole deal? Part 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10

  Bài viết chủ đề Phật giáo này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thiền_sư&oldid=67823627”

Video liên quan

Chủ Đề