Thể loại nào trong văn học trung đại không phải thể loại văn học dân tộc

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ................................ NGUYỄN QUẾ KỲ CHỨC NĂNG CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI CHÍNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN VINH-2009 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Văn học trung đại Việt Nam là một loại hình văn học tồn tại và phát triển trong thời trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Thời kì này chịu sự chi phối sâu sắc của ý thức hệ tư tưởng, của văn học, mĩ học phong kiến và truyền thống văn hoá các dân tộc Việt Nam. Văn học trung đại Việt Nam có một hệ thống thi pháp riêng với nhiều thể loại kể cả thể loại nội sinh và ngoại nhập. Mỗi một thể loại lại có chức năng riêng trong việc chuyển tải nội dung, tư tưởng, những vấn đề nhân sinh thiết thực mà cuộc sống yêu cầu qua những hình thức nghệ thuật khác nhau mang tính quan niệm. Vì vậy, luận văn này làm sáng rõ chức năng của một số thể loại chính của văn học trung đại Việt Nam trong việc thể hiện “thiên chức” của mình như: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ…, theo tiên chỉ “văn dĩ tải đạo, thi ngôn chí” mà các nhà văn trung đại thường lấy làm chuẩn mực. 1.2.Để thực hiện các chức năng rất đỗi thiêng liêng cao quý đó: tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, góp phần thanh lọc tâm hồn, di dưỡng tính tình, hoàn thiện nhân cách, giúp con người “tự nhận thức” mà sống tốt hơn, đẹp hơn…thì mỗi một thể loại lại có một số hình thức nhất định cho phù hợp với phẩm chất nghệ thuật, tính chất giáo huấn tuyên truyền, có tính quan phương như: thể thơ, các biện pháp tu từ, kết cấu, các hình thức mang tính quan niệm… Luận văn này làm sáng rõ các hình thức mà các nhà văn, nhà thơ sử dụng để thực hiện các chức năng của mình ở các phương diện: cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu, sự tự biểu hiện 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là chức năng của một số thể loại chính vận văn, tản văn trong văn học trung đại Việt Nam. 3 2.2. Phạm vi nghiên cứu Do văn học trung đại Việt Nam có rất nhiều thể loại kể cả nội sinh và ngoại nhập nên để cho tập trung, cho có chiều sâu nên ở luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu chức năng của một số thể loại quan trọng như về thơ có: Thơ Đường luật, truyện thơ; về tản văn có: truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, kí. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài, chúng tôi nhằm thực hiện các mục đích sau: - Tìm hiểu chức năng của một số thể loại văn học trung đại và các hình thức thực hiện các chức năng đó. - Từ chức năng thể loại đi vào thực hiện phân tích một số tác phẩm theo đặc trưng thể loại để có cái nhìn toàn vẹn, thấu đáo bản chất của vấn đề, hiện thực đời sống, thế giới tinh thần của nhà văn. Và qua đó, thấy đước cá tính sáng tạo, hình thức nghệ thuật mà nhà văn thể hiện qua tác phẩm. 4. Lịch sử vấn đề Việc phân chia các thể loại văn học trung đại Việt Nam, trong đó có chức năng của từng thể loại đã được nhiều tác giả nói đến trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Công trình đầu tiên là Việt âm thi tập do Phan Phu Tiên thực hiện gồm 624 tác phẩm. Đây là công trình sử biên, trong đó có các bài tựa có tính chất là phê bình, nghiên cứu. Tiếp theo là công trình Tinh tuyển chi gia luật thi do Dương Đức Nhan thực hiện, tập hợp 427 bài thơ của 13 tác giả đời Trần, Hồ và Lê sơ. Công trình thứ ba là Trích diễm thi tập do Hoàng Đức Lương thực hiện, tập hợp 427 bài thơ. Ý thức phân loại thơ đã thể hiện rõ. Bùi Huy Bích có công trình Hoàng Việt văn tuyển gồm 8 quyển, tổng cộng 112 tác phẩm, chia theo các thể loại kí,chế sách, tản văn, công văn phú, văn tế, minh, chiếu, biểu… 4 Lê Quý Đôn ở thiên văn nghệ chí trong Lê triều thông sử chia tác phẩm ra thành 4 loại: hiến chương [16 loại ], Thi văn [66 tác phẩm ], Truyện kí [19 tác phẩm], Phương kĩ [14 tác phẩm ]. Phan Kế Bính trong Việt Hán văn khảo viết: “Văn chương có nhiều thể cách, mỗi thể cách có lối đặt câu riêng, nhưng đại khái thì nên chia hai lối là lối có vần và lối không có vần. Lối có vần như là thơ, phú, minh, tán, ca, ngâm khúc điệu…Lối không có vần như là kinh nghĩa, văn sách, luận, kí, tứ lục tiểu đối…” [9, tr. 6]. Quan niệm này mang tính khoa học và hệ thống. Năm 1932, Bùi Kỉ trong Quốc văn cụ thể có giới thiệu các thể loại theo tên gọi của người xưa: Lục bát, song thất lục bát, hát xẩm, hát nói, mưỡu, thơ cổ phong, Đường luật, minh, trâm, tán, từ khúc, phú, văn tế, chiếu, biểu, cáo, hịch, trướng, kinh nghĩa,văn sách, tựa, truyện, kí, bia, luận, chèo, tuồng. Năm 1943, trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm đề cập đến việc phân loại thể loại.Tác giả đã phân biệt “các thể văn mượn của tàu và các thể văn mượn của ta”. Những thể mượn của tàu được chia làm hai loại : Vận văn [Văn có vần: Thơ, phú, văn tế ]; biền văn [Văn không có vần mà có đối : câu đối tứ lục, kinh nghĩa]. Các lối văn xuôi của Tàu: tự, bạt, truyện, kí, bi, luận. Những thể riêng của ta: lục bát, song thất và các biến thể của hai lối ấy. Nguyễn Huệ Chi trong Khảo luận văn bản thơ văn Lí-Trần, căn cứ vào những đặc điểm và phương thức biểu hiện của tác phẩm, chia thành 5 loại với 15 thể: Thơ ca gồm: thơ sấm vĩ, thơ suy lí, thơ trữ tình, thơ tự sự; Biền văn gồm: phú, hịch, cáo, chiếu, chế, biểu, tấu; Tản văn gồm: văn bình luận, văn thư tín, văn ngữ lục; Tạp văn: luận thuyết tôn giáo; Truyện kể: truyện, sử, bi, kí. Công trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử đi theo hướng thể loại với các nhóm: Nhóm 1: Các thể thơ trữ tình, Nhóm 2: Phú và các thể văn; Nhóm 3: Thể loại truyện chữ Hán. Ở phần thơ trữ tình, tác giả viết : 5 “Phần lớn thơ làm trong các dịp tiễn tặng, hoạ thơ người khác, đề thơ kỉ niệm, tức cảnh, tức sự, thư sự…Khi muốn bộ lộ nỗi lòng thì họ gọi là Ngôn hoài, Thuật hoài…” [tr 170 ] . Hay trong thể phú, tác giả cũng đề cập đến chức năng của thể này: Tính nội dung của thể phú thể hiện ở cách sử dụng. Tính chất chung của phú là ca ngợi. Có hai loại phú – phúng gián và tỏ chí. [tr. 267]. Cuốn: Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên đề cập đến các thể loại cả văn học trung đại và văn học hiện đại [riêng một số thể loại không có như: truyện truyền kì]. Chẳng hạn, khi đề cập đến thơ trữ tình, tác giả viết: “Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ những cung bậc tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học” [tr 269]. Công trình: Vấn đề phân loại thể loại văn học Việt Nam trung đại, tác giả Biện Minh Điền khẳng định: “Vậy là, nhìn vào hệ thống thể loại, có thể khu biệt từng giai đoạn, từng thời kì văn học và có thể nhận diện từng loại hình văn học. Chính vì thế, hướng theo thể loại là xu thế chủ đạo trong sáng tác, nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới” [6]. Cũng theo tác giả: phương án phân loại là cơ sở để đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các thể loại trong văn học Việt Nam trung đại. Có ba phương diện cần khảo sát: nội dung, chức năng và thi pháp của thể loại. Cuốn: Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại những vấn đề văn xuôi tự sự, Nguyễn Đăng Na khẳng định: “Văn xuôi tự sự là một bộ phận hữu cơ không tách rời quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Song, với tư cách là một loại hình nghệ thuật, văn xuôi tự sự có những đặc trưng và quy luật diễn tiến riêng. Qua ba chặng đường lịch sử với chiều dài mười thế kỉ [X – XIX] và ba xu hướng phát triển, cùng với các loại hình thể loại văn học khác, văn xuôi tự sự đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà thời đại giao phó: phản ánh đời sống tâm linh của người Việt Nam thời 6 trung đại. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, các tác gia văn xuôi tự sự không ngừng tìm tòi, kế thừa và đổi mới cả nội dung lẫn hình thức tác phẩm đặng từ đó dần dần tự hoàn chỉnh cả ba hình thức tự sự: truyện ngắn, kí và tiểu thuyết ch ương hồi” [39]. Chuyên đề: Văn chính luận Việt Nam thời trung đại, tác giả Phạm Tuấn Vũ nói khá rõ các chức năng của các thể: cáo, chiếu, hịch…Công trình này đã gợi ý cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các chức năng của một số thể loại quan trọng của văn học trung đại Việt Nam. 5. Đóng góp của luận văn Qua luận văn, chúng tôi hi vọng sẽ tìm hiểu sâu hơn chức năng của một số thể loại quan trọng được học trong chương trình phổ thông và phương thức thể hiện chúng, cá tính sáng tạo của tác giả. Từ đó hình thành cho độc giả kĩ năng, cách đọc tác phẩm theo đặc trưng thể loại, cụ thể cách đọc thơ Đường luật, truyện thơ, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, kí. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích, so sánh - Phương pháp tổng hợp khái quát 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần “Mở đầu”, phần “Kết luận” và mục “Tài liệu tham khảo”, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1. Một số vấn đề thể loại văn học của văn học trung đại Việt Nam và các chức năng của nó Chương 2. Chức năng của một số thể loại vận văn Chương 3. Chức năng của một số thể loại tản văn 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA NÓ 1.1. Một số đặc điểm về chức năng của văn học trung đại Việt Nam 1.1.1. Văn học trung đại Việt Nam Văn học trung đại Việt Nam chỉ một loại hình văn học tồn tại và phát triển trong thời trung đại ở Việt Nam [từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX]. Đây là văn học của thời kì gắn với chế độ phong kiến. Tuy nhiên chú ý thời trung đại của từng thời kì, từng khu vực, từng quốc gia có sự khác nhau. Theo B.L. Rip tin: văn học trung đại nhiều điều chưa xác định. Tuy nhiên những cơ sở vững chắc của khái niệm này không thể phủ nhận vì tính chất loại hình. Văn học trung đại Việt Nam chịu sự chi phối sâu sắc của ý thức hệ tư tưởng, của mĩ học phong kiến, tiếp thu tinh hoa của văn học dân gian. Điều này là tất yếu bởi vì văn học luôn vận động, theo sát, phục vụ cuộc sống. Các nhà văn trung đại trong quá trình sáng tác thường chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng “trung quân ái quốc”. Quan niệm phong kiến chính thống cho rằng: nước với vua là một. Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu…đã trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ quan niệm này. Là một người có tri thức uyên thâm, từng đỗ đầu ba kì thi, luôn cháy bỏng một khát vọng “trí quân trạch dân”, từng làm quan nhưng do hoàn cảnh đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược nên Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn. Ông từng dặn con cháu: “Trầm tư ty lạp quân ân trọng” [Suy nghĩ cho kĩ thì ơn của vua dù bé nhỏ như sợi tơ hạt tóc vẫn là nặng; ông tự nói về mình: “Quân ân vị báo đầu tiên bạch” [ơn vua chưa trả được mà đầu đã bạc]. Đến cuối đời, nhà nho Yên Đổ vẫn canh cánh trong lòng tâm sự u uất, day dứt, thẹn thùng, ân hận : Ơn vua chưa chút báo đền Cúi trông thẹn đất, ngửa lên thẹn trời. 8 Nguyễn Đình Chiểu thì từng ước có một vị vua anh minh, tập hợp sức mạnh nhân dân đánh tan, quét sạch quân xâm lược: Chừng nào thánh đế ân soi thấu Một trận mưa nhuần rửa núi sông [Xúc cảnh] Khi đất nước có ngoại xâm thì văn học là một vũ khí sắc bén, vô cùng lợi hại, cổ vũ động viên tinh thần quân dân vùng lên giết giặc lập công. Trong thi phẩm Bảo kính cảnh giới [số 5], Nguyễn Trãi viết: Văn chương chép lấy đôi câu thánh Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung. Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược, Có nhân, có trí, có anh hùng. Văn chương phải gắn với sự nghiệp, gắn nhiệm vụ làm văn với bổn phận làm người. Văn chương phải gắn với hành động “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”, phải gắn với phẩm chất “Có nhân, có trí, có anh hùng”. Muốn bảo vệ cuộc sống và khẳng định giá trị con người thì trước hết phải bảo vệ Tổ quốc, khẳng định dân tộc, bởi “nước mất thì nhà tan”. Văn chương phải chuyển tải được thông điệp thiêng liêng, cao quý đó. Lí Thường Kiệt từng dõng dạc khẳng định chủ quyền: Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Nghe thật hào sảng nhưng không kém phần xúc động, tự hào! Và tác giả đã nêu cao quyết tâm, ý chí của cả toàn thể dân tộc, của con cháu Lạc Hồng: Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. [Bài thơ thần- Lí Thường Kiệt] 9 Quân địch khi nghe xong phải run sợ, mất tinh thần chiến đấu. Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi, Hịch tướng sĩ văn của Trần Quốc Tuấn…là một trong những áng văn có tính luận chiến rất rõ, có giá trị muôn đời bởi tư tưởng nhân văn sâu sắc. Khi đất nước sạch bóng quân thù thì yêu nước là dốc toàn trí, toàn lực để xây dựng đất nước hùng cường, no ấm, mấu mực theo xã hội Nghiêu, Thuấn ở Trung Quốc. Yêu nước còn là phê phán những hủ lậu, những điều trái tai gai mắt, đi ngược lại với đạo đức, lợi ích, truyền thống dân tộc. Đó là phê phán cảnh ăn chơi sa đoạ trong phủ chúa Trịnh [trong tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác và nhiều tác phẩm khác], là bọn quan lại “rỗng tuếch về trí tuệ”, “hữu danh vô thực”, trong thời buổi hỗn loạn không làm được việc gì cho dân cho nước. Nguyễn Khuyến gọi chúng là những ông “Phỗng đá”: Đêm ngày gìn giữ cho ai đó, Non nước đầy vơi có biết không? [Ông Phỗng đá- Nguyễn Khuyến] Văn học trung đại Việt Nam còn kế thừa truyền thống nhân đạo. Đó sự đồng cảm, sẻ chia trong hoạn nạn cuộc đời, thông cảm cho những số phận bất hạnh, đặc biệt là nhũng người phụ nữ phải sống trong xã hội nam quyền độc đoán, đầy rẫy những hủ tục, bất công, những định kiến hẹp hòi, phi lí. Vũ Nương trong Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Thuý Kiều, Đạm Tiên trong Truyện Kiều, những người vợ có chồng đi chinh chiến biền biệt trong “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn, những người phụ nữ sống trong u sầu, tủi nhục trong cung Tần, phủ Chúa “giết nhau bằng cái u sầu độc chưa?”, là số phận của những người vợ lẽ, những người phụ nữ không chồng mà chửa trong thơ Hồ Xuân Hương…Mỗi người có nỗi niềm tâm sự riêng, nỗi khổ riêng nhưng trong tận cùng oan trái, khổ đau, họ vẫn ngời lên vẻ đẹp nhân cách của lòng vị tha, hiếu thảo, đức hi sinh…Và qua đó, 10 các tác giả trung đại bày tỏ những khát vọng giải phóng con người khỏi áp bức đau khổ. Đó là khát vọng về tình yêu tự do như qua câu chuyện tình yêu giữa Thuý Kiều và Kim Trọng trong truyện Kiều; Phạm Kim và Quỳnh Thư trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái... Như chúng ta biết, sống trong xã hội phong kiến, hôn nhân xuất phát từ tình yêu tự do là điều không tưởng. Hôn nhân phải môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ luôn bị động, phải lệ thuộc, không có quyền quyết định hạnh phúc đời người. Nguyễn Du đã gióng lên tiếng nói nhân bản, đầy ý nghĩa, phải trả lại đúng nghĩa, đích thực của những cuộc hôn nhân: sự đam mê mãnh liệt, có sự bí ẩn, đầy sáng tạo, hôn nhân phải xuất phát từ tình yêu tự do…Bên cạnh đó, Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải còn bày tỏ về khát vọng công lí. Đây là vấn đề muôn thuở mà xã hội nào cũng hướng tới. Văn học trung đại Việt Nam cũng dành một phần lớn để tố cáo những thế lực hắc ám đã chà đạp con người, gieo rắc nhiều đau khổ, đẩy họ vào bước đường cùng. Thế lực này khá đông đảo từ tầng lớp vua quan như Hồ Tôn Hiến đến bọn lưu manh như tên sở Khanh, bọn đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi, những tên buôn thịt bán người sống bằng nghề nhơ nhớp như Bạc Bà, Bạc Hạnh trong truyện Kiều. Chà đạp Thuý Kiều là cả một xã hội. Cũng chính chế độ nam quyền độc đoán đã giết chết người vợ hiện thục, nết na có “tư dung tốt đẹp” Vũ Thị Nương trong Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Bất nhân, vô liêm sỉ như Trọng Quỳ thua bạc, gán vợ, khiến vợ tự tử gây ra bao xót xa, bức xúc cho người đọc mọi thế hệ …Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng từ bi bác ái của đạo Phật, tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo. Văn học trung đại Việt Nam đã kế thừa sự thông minh dí dỏm, sự lạc quan, luôn tin tưởng vào tương lai dù trong sự khốn khó nhất, bi đát nhất của văn học dân gian. Xã hội còn nhiều điều bất cập, chà đạp nhân phẩm con người, gây cho họ bao đau khổ. Trong thơ văn của các tác giả trung đại, đặc biệt là trong thơ Hồ Xuân 11 Hương, chúng ta vẫn thấy những nụ cười tươi rói nhưng không kém phần cay độc, sự quấy đạp, muốn bứt tung, muốn vươn mình ra khỏi ao đời mờ nhạt, để khẳng định mình, khẳng định bản ngã. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. [Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương ]. Viết về chiếc bánh trôi nước nhưng thực ra là tác giả đang viết về giới mình. Người phụ nữ vừa đẹp người lại đẹp nết, đáng lẽ phải được trân trọng, thương yêu hết mực nhưng sống trong xã hội phong kiến, họ bị xúc phạm thậm tệ, họ chịu “kiếp ốc nhồi”. Dù trải qua phong ba bão táp cuộc đời, họ vẫn luôn “giữ tấm lòng son”, chung thuỷ, đằm thắm trong tình cảm. Lí Thông trong truyện thơ Thạch Sanh, gian ác thâm hiểm nên bị trừng trị đích đáng, ngược lại Chàng Thạch Sanh dũng cảm, hào hiệp, nhân hậu, cuối cùng có cuộc sống hạnh phúc được làm vua, lấy công chúa. Từ Thức trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, trích Truyền kì mạn lục “cao nghĩa sẵn lòng cứu giúp sự nguy khốn cho người”, cởi tấm áo cừu gấm trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho Giáng Hương vì làm cành hoa bị gãy. Chàng vốn thích cuộc sống tự do, hoà hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi: “ta không thể vì số lượng năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phải phụ ta vậy”. Có âm đức tất có dương báo, chàng lấy vợ tiên và sống trong tột đỉnh của giàu sang. Nhưng chàng vốn là người rất nặng lòng với quê hương nên đã từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý, thần tiên về với cuộc sống đời thường… Chắc chắn khi sáng tác, các tác giả trung đại đã chịu ảnh hưởng từ văn học dân gian, cụ thể là từ truyện cổ tích: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo… 12 Đặc điểm thứ hai của văn học trung đại Việt Nam, đó là thời kì dài văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Lúc đầu do chưa có chữ viết, lại chịu ách đô hộ, thống trị, đồng hoá rất thâm độc của bọn phong kiến phương Bắc nên cha ông chúng ta phải mượn văn tự Hán để gửi gắm tiếng lòng cũng như chuyển tải những thông điệp, những chân lí cuộc sống qua thơ văn. Nhưng với tinh thần dân tộc, với truyền thống kế thừa nhưng có chọn lọc và không ngừng sáng tạo cho phù hợp với tâm hồn, tính cách dân tộc, hiện thực Việt Nam, cha ông ta đã sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán để ghi âm tiếng Việt. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến…là một trong những người thành công khi sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương được Xuân Diệu mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Nguyễn Trãi có tập thơ được xem là bông hoa nghệ thuật đầy cách tân cả ở phương diện nội dung và nghệ thuật Quốc âm thi tập. Truyện Kiều của đại thi hào đân tộc Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm…Điều dễ nhận thấy là các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã có sự cách tân khi sử dụng thể thơ, đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, thuần Việt với các thành ngữ, tục ngữ…rất gần gũi và phù hợp với tâm lí, tư tưởng, trình độ tiếp nhân của độc giả lúc bấy giờ. Trong bài Mời trầu của Xuân Hương có những câu thơ nghe thật nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng đầy lắng đọng, có sức thẩm thấu, ngân rung: Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi Nữ sĩ đã lấy những hình ảnh rất quen thuộc mà bất cứ người bình dân nào cũng biết: quả cau, miếng trầu. Đến câu thứ hai với ba từ liên tiếp: “Này”, “Xuân Hương”, “quệt”… đã thể hiện tài năng, cá tính cũng như bản lĩnh của một con người luôn có tư tưởng chống lại số phận, những cái giả dối, trơ trẽn trái với lẽ tự 13 nhiên và của lòng người đồng thời luôn khao khát một tình yêu tròn đầy, viên mãn. Từ “này” là đại từ chỉ thị mang tính xác định. “Này” nói rõ miếng trầu của Hồ Xuân Hương. Nó có hai nghĩa: chỉ thái độ suồng sã, thân mật; đồng thời chỉ bản lĩnh bướng bỉnh, có ý thức về bản thân mình. “Xuân Hương” là một cách xưng hô bạo dạn. Trong văn học trung đại, cách xưng hô của chị em là dùng đại từ phiếm chỉ: em, thiếp, tôi…không mấy ai xưng tên. Nghe rất tội nghiệp! Nhưng với Xuân Hương có lẽ là bà là người phụ nữ duy nhất dám xưng tên mình vào trong thơ. Điều đó chỉ rõ bản lĩnh của nữ sĩ như là một lời thách đố đối với xã hội nam quyền, thể hiện thái độ của một con người có ý thức, có bản lĩnh. Can đảm vô cùng! “Quệt” là một động từ cũng giống như bôi nhưng hành động này dứt khoát. Mới quệt chỉ sự tươi nguyên, tinh khôi của miếng trầu. Lời mời trầu của Xuân Hương vừa tự nhiên, vừa khiêm tốn, tha thiết nhưng vẫn thể hiện sự chủ động, sự ý thức của bản thân mình. Đặc điểm quan trọng nhất của văn học trung đại Việt Nam là văn học thời kì này có một hệ thống thi pháp riêng: có thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm…Hệ thống thi pháp này thể hiện trên nhiều phương diện như quan niệm văn học. Khái niệm về văn học thời xưa được hiểu một cách không thống nhất. Có cách hiểu rất rộng, văn học bao gồm tất cả những thứ viết trên lụa và trên giấy. Nhưng có quan niệm rất hẹp, văn học chỉ bao gồm ba thể loại: Thơ, tiểu thuyết và những tác phẩm du hí. Có quan niệm khác với hai quan niệm này: ngoài thơ, tiểu thuyết, du hí, văn học còn có cáo, chiếu, biểu hịch. Bởi vậy, quan điểm văn chương thời trung đại không có sự phân biệt giữa văn, sử, triết. Người ta gọi “văn sử triết bất phân”. Đời trước khi cầm bút để chép sử hay luận về triết học, người ta có ý thức làm rõ của một công trình khoa học. Ai cầm bút cũng luôn vươn tới ý đẹp, lời hay mang nét thẩm mĩ. Vì vậy, đó là những tác phẩm mang tính thẩm mĩ. Văn học coi trọng cái luân lí. Những loại được coi trọng nhất là đạo đức, triết học, luân lí. Những cuốn 14 tiểu thuyết bị xem thường. Nhà văn cảm thụ thế giới và cảm hứng thế giới không phải như một khách thể độc lập mà là có sự giao cảm giữa thi sĩ với thiên nhiên và thế giới. Điều này nó xuất phát từ quan niệm “thiên nhân tương cảm”, trời người cảm ứng với nhau. Trong văn chương thường có bút pháp tượng trưng, ước lệ. Chẳng hạn tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho người quân tử. Các tác giả trung đại khi sáng tác thông qua một hệ thống ước lệ rất chặt chẽ và phức tạp với ba tính chất cơ bản sau. Thứ nhất là tính chất uyên bác và cách điệu hoá cao độ. Uyên bác thể hiện văn chương đầy những điển tích, điển cố. Cách điệu hoá cao độ được nhà văn tạo ra một thế giới nghệ thuật mang cốt cách cao sang không tầm thường. Thứ hai, tính chất sùng cổ. Cái gì càng xa xưa là chân lí, đạo lí. Thứ ba, tính phi ngã, không cá thể hoá, có khuynh hướng hoà cái tôi vào trong cái ta. Cái tôi cá nhân, cái tôi trong sáng tạo nghệ thuật ít được chú trọng. Văn học trung đại hướng về thế đạo nhân tâm. Từ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu đến Phùng Khắc Khoan đều nói đến chức năng công dụng của văn học. Điều này do chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm văn học của Trung Quốc. Trực tiếp là quan niệm của Khổng-Mạnh, quan niệm Nho giáo. Khảo sát văn học Việt Nam Trung đại cả sáng tác cũng như lí luận, chúng tôi nhận thấy: thế nào là đặc trưng của văn học hay văn học là gì?, cha ông ta có bàn đến tuy rằng không nhiều. Ý kiến của Hoàng Đức Lương: “văn chương là sắc đẹp cả ngoài sắc đẹp, là ngon ngoài cả vị ngon”. Phan Kế Bính: Ta xem trong sách, nghe những lời nghị luận…tươi như hoa, đẹp như gấm…gọi là văn chương của loài người. Theo ông văn là đẹp, chương là sáng. Văn chương là bức tranh vẽ cái đẹp của tạo hoá. Phan Kế Bính chỉ ra khái quát ba yếu tố cơ bản trong quan niệm văn chương là gì của các tác giả văn học Việt Nam trung đại: Văn chương là một bức tranh khách thể. Văn chương là tư tưởng, tình cảm, là quan niệm của chủ thể. 15 Ngôn từ [lời nói] đòi hỏi phải sáng và đẹp. Các tác giả trung đại thấy được việc sáng tạo văn học là việc luyện ý, câu, nhạc, luôn đặt văn chương trong nhiều mối quan hệ với Tâm – Trí - Đạo -Tình - Cảnh -Sự - Nhạc - Thể cách… Ngô Thì Nhậm thì phát biểu: Văn chương để giúp đời. Ông cha ta thời trung đại nhấn mạnh chức năng xã hội học: cao cả, có quan hệ sâu sắc thế đạo nhân tâm. Tóm lại, văn chương để giáo hoá đạo lí, di dưỡng tính tình. Văn chương là phương tiện để kí ngụ, cảm hoài, bộc lộ nỗi lòng. Văn chương là một vũ khí để giúp đời, để bảo vệ thế nước tục dân. Ở phương diện này, chúng ta thấy mệnh đề trong quan niệm của Nho giáo “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”. Về quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp bao giờ cũng gắn với cái đạo đức, gắn với cái hữu ích, hữu dụng. Tiêu chuẩn về cái đẹp theo quan niệm của cha ông ta là cái đẹp phải có sự cân đối, hài hoà. Cấu trúc câu từ, chương, cú pháp, vần, đối…trở thành tiêu chí hàng đầu. Cái đẹp trong văn học trung đại thường được chưng cất rất công phu. Từ ngữ được tinh luyện, cô đúc, hàm súc, ý tại ngôn ngoại, lời hữu hạn, ý vô cùng, “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, thường được gắn với các điển tích, điển cố. Thiên nhiên làm chuẩn mực để đánh giá cái đẹp. Nguyễn Du khi miêu tả vẻ đẹp chị em Thuý Kiều “mỗi người một vẻ” đều gắn với các hình ảnh như: hoa, mây, tuyết… Điều này khác với văn học hiện đại nhất là trong thơ Xuân Diệu. Tác giả đã lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp. Tác giả văn học trung đại với nhiều tên gọi “Thi ông”, “Ngâm ông”, “Văn nhân”, “Thi gia”, “Thi hào”… thường là đội ngũ tri thức, làm quan. Họ được học sách vở thánh hiền, thông thạo kiến thức kinh điển, ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc, làm quen với nhiều hình thức thể cách của thi ca [thể, vần, đối, thanh…], lớn lên qua thi cử càng được tôi luyện “nghệ thuật ngôn từ”, thường giỏi chữ Hán, chữ Nôm và thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo nên trong quá trình sáng tác, họ 16 chịu ảnh hưởng của hệ ý thức luận này. “Nhìn từ góc độ ý thức hệ tư tưởng, văn hoá, thấy có hai kiểu tác giả chủ yếu trong văn học trung đại Việt Nam: kiểu tác giả Thiền gia [xuất hiện sớm nhất] và kiểu tác giả Nho gia” [PGS.TS. Biện Minh Điền Nghiên cứu văn học số 4-2005 ]. Nhìn chung, cái tôi cá nhân, cá tính sáng tạo, cái bản thể của nhà văn chưa được thể hiện đậm nét, chưa trở thành một xu thế chung. Nói như thế không có nghĩa là cái tôi nhà thơ bị xoá nhoà nhưng nó khá mờ nhạt. Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ…đã đóng dấu ấn khó phai mờ trong lịch sử văn học dân tộc bởi tài năng, bản lĩnh, nhân cách cũng như tư tưởng nhân văn sáng ngời. Hồ Xuân Hương đầy tự tin, nói thẳng, muốn quẫy đạp, bứt tung, muốn vươn mình ra khỏi ao đời mờ nhạt, ra khỏi những định kiến phi lí, hẹp hòi…để khẳng định mình, làm chủ số phận. Nữ sĩ đã để lại nhiều dư vị, dư vang trong lòng bạn đọc bởi sự táo bạo, độc đáo hơn người, bởi tư tưởng rất hiện đại. Nguyễn Du khi viết “máu chảy đầu ngòi bút”, thấu hiểu lẽ đời và tình người nhưng tư tưởng còn chứa đầy mâu thuẫn, khi sáng tác ông còn bị ám ảnh, còn nặng tư tưởng thiên mệnh “cái tài đi với cái tai một vần” nhưng mọi thế hệ người đọc Việt Nam đều khâm phục tài năng, đức độ của ông. Truyện Kiều của ông rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc học ngoại hình, tính cách, tâm lí nhân vật ; xây dựng hai hệ thống nhân vật chính diện - phản diện với ý nghĩa phản ánh mâu thuẫn xã hội đương thời; bút pháp tả cảnh ngụ tình. Tác phẩm còn là thành tựu về ngôn ngữ thơ ca: phong phú, chính xác, đẹp đẽ và cũng chính Nguyễn Du đã đưa thể thơ lục bát lên đỉnh cao và trở nên mẫu mực về thể loại. Văn học trung đại Việt Nam chia làm bốn giai đoạn nhỏ. Dựa vào nội dung cảm hứng, giáo sư Nguyễn Lộc chia như sau: Từ thế kỉ X-XIV. Đây là giai đoạn tập trung vào nội dung dân tộc, nội dung yêu nước như Quốc tộ của nhà sư Đỗ Pháp Thuận, Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, thơ văn Lí Trần, văn học kháng Minh…xoay quanh hào khí Đông A, những vấn đề nhân sinh. Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ 17 XVIII, văn học tập trung vào nội dung xã hội, ý thức nhận thức về xã hội, cảm hứng thế tục với Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan… Cảm hứng yêu nước phức tạp hơn. Nội dung cơ bản là phê phán hủ lậu, những tệ nạn xã hội, giai cấp phong kiến đang suy tàn. Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, cảm hứng xã hội bao trùm. Văn học đặt ra vấn đề con người cá nhân với Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm, thơ Hồ Xuân Hương, các tác phẩm của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ…Con người lúc này đòi hỏi phải được giải phóng, với những nhu cầu khát vọng sống của nó được đảm bảo, nên trào lưu nhân đạo chủ nghĩa nổi lên rất đậm. Văn học giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, vấn đề dân tộc, vấn đề giải phóng được đặt ra do nhu cầu của xã hội “Cuộc thử lửa với phương Tây” . Giai đoạn này ngọn lửa yêu nước được khơi dậy. Nguyễn Đình Chiểu là lá cơ đầu, có nhiều đóng góp nhất cho dòng văn chương yêu nước chống Pháp nửa sau thể kỉ XIX. 1.1.2. Các thể loại văn học trung đại Việt Nam Thể loại là nơi thể hiện rõ nhất đặc trưng loại hình văn học vì là nơi nhận ra diện mạo, đường nét của một loại hình văn học. Loại [loại thể văn học] nhằm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm. “Đó là sự tổ chức, sự sắp xếp các tác phẩm có cùng phương thức tiếp cận đối tượng nghệ thuật, có chung phương thức cấu trúc hình tượng và chung phương thức cấu trúc lời văn vào thành từng loại hoặc từng thể”[TS. Lê Văn Dương]. Loại có tự sự, trữ tình, kịch. Quan niệm này có từ thời Aristote. Thể là khái niệm nhỏ hơn loại nằm trong loại hay còn gọi là thể loại. Thể loại văn học là một hình thức tổ chức ngôn từ theo một dạng thức nhất định nào đó thể hiện cảm xúc, những tư tưởng, tình cảm của con người trước một hiện tượng đời sống. 18 Thể loại mang tính lịch sử bởi sự xuất hiện của các thể loại trong lịch sử văn học của mỗi dân tộc được xác định bằng nhu cầu xã hội, bằng khả năng, bằng nhu cầu hoạt động văn hoá. Tính lịch sử thể loại được biểu hiện trên các mặt. Mỗi thể loại chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học. Sau đó, nó biến đổi hoặc là được một thể loại mới bổ sung. Các Mác: Thần thoại là một thể loại đi không trở lại. Chức năng của từng thể loại tương quan giữa các thể loại mỗi thời kì khác nhau. Chức năng của thơ Đường luật trong văn học trung đại Việt Nam khác với chức năng của thơ Đường luật trong văn học hiện đại Việt Nam. Do tư duy nghệ thuật, trình độ tiếp nhận của từng thời kì là khác nhau. Tính lịch sử của thể loại còn biểu hiện ở chỗ sự khác nhau của cùng một thể loại trong những thời kì lịch sử khác nhau. Thể loại mang tính loại hình. Mỗi một thể loại thể hiện một giới hạn tiếp xúc với đời sống, một cách tiếp cận, một trường quan sát, một quan niệm đối với đời sống. Mỗi thể loại qui định một cách giao tiếp với người đọc đồng nghĩa mỗi thể, loại vừa có mặt ổn định nhưng đồng thời có mặt biến đổi vì các phương thức phản ánh đời sống của văn học là có hạn. Sự tiếp cận của con người với hiện thực suy cho cùng là có ba cách: kể lại [tự sự], trực tiếp bộc lộ cảm xúc [trữ tình], diễn lại [kịch]; do đặc điểm của phương thức tư duy nghệ thuật trong mỗi thời kì trong là không giống nhau. Thể loại mang tính dân tộc vì thể loại gắn liền với ngôn ngữ, tâm lí, truyền thống văn hoá của dân tộc. Ngay cả những thể loại được coi là phổ biến ở nhiều dân tộc thì vẫn có những nét riêng khác nhau. Thể loại văn học là nơi thể hiện rõ nhất đặc trưng loại hình của văn học. Theo PGS.TS Biện Minh Điền, văn học trung đại Việt Nam hiện diện qua qua một hệ thống thể loại với các đặc điểm nổi bật. Thứ nhất, có sự hỗn dung, đan xen hay có thể gọi là đậm tính nguyên hợp. Chẳng hạn thể truyện truyền kì, thường có pha trộn thể loại. Thể loại chính: văn xuôi pha trộn với văn vần [đoản thi hoặc phú hoặc văn 19 tế]. Cuối truyện thường có lời bình [văn nghị luận]. Không phải tác giả truyện truyền kì lộn xộn, tâm lí có vấn đề mà tác giả có ý thức thể hiện tài năng của mình “khoe tài”. Điều quan trọng hơn là tâm lí nhân vật phức tạp hơn nên cần có nhiều phương diện để thể hiện. Thứ hai, mang tính quy phạm cao, có đặc trưng thi pháp hết sức chặt chẽ. Thể thơ Đường luật là minh chứng tiêu biểu cho luận điểm này. Thứ ba, tên thể loại thường được nêu ngay từ đầu đề của tác phẩm. B.L. Ríptin nhận xét: “Thể loại là một phạm trù chủ đạo được thể hiện trong cách thường xuyên nêu bật nó lên ở ngay tên gọi tác phẩm” “Vấn đề nghiên cứu những nền văn học trung cổ của phương đông theo phương pháp loại hình”. Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2/ 1974 - B.L.Ríptin. Quan niệm này nhìn chung là đúng nhưng chưa toàn diện, chẳng hạn chữ “lục”, trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ thuộc thể loại truyện truyền kì, còn chữ “lục” trong Bắc hành tạp lục của Nguyến Du lại bằng thơ. Thứ tư, tên thể loại thường được gọi theo chức năng và nội dung của nó. Chẳng hạn, chức năng của thể hịch: Lời đứng đầu một vương triều tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào nhằm vạch rõ tội ác của đối phương và khích lệ mọi người chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Do hoàn cảnh xã hội cũng như tư duy nghệ thuật của từng thời kì là khác nhau nên mỗi thể loại xuất hiện, phát triển, đạt đến đỉnh cao hoặc biến đổi, có thể “không trở lại”. Chẳng hạn, khi đất nước có ngoại xâm hoặc trong nước đang có nạn binh đao, loạn lạc, tranh vương, tranh bá thì thể hịch phát triển. Khi giai cấp phong kiến thối nát, phản động, đi lại lợi ích nhân dân, dân tộc thì thể loại truyện truyền kì phát triển vì các tác giả trung đại đã mượn các yếu tố kì để tăng sự hấp dẫn cho tác phẩm cũng như giúp độc giả nhận thức xã hội, giáo huấn mọi người. Khi đất nước thanh bình thì thường thể phú chiếm độc tôn bởi phú thường dùng trong thi cử, để ca ngợi vương triều, đặc biệt các tác giả phú qua tác phẩm của mình khuyên vua một cách kín đáo bằng cách ca ngợi công lao, đức độ, chiến công của người xưa…Khi quyền 20 sống con người bị xâm phạm, ý thức cá nhân bùng lên mạnh mẽ thì truyện thơ phát triển. Tóm lại, chính nhu cầu phản ánh quyết định sự đổi mới của thể loại. Diễn trình các thể loại văn học trung đại Việt Nam. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, đây là giai đoạn chúng ta hoàn toàn vay mượn các thể loại Trung Quốc như thơ cổ phong, thơ Đường luật…Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, sang thế kỉ XV, bắt đầu xuất hiện tác phẩm văn học dân tộc như tác phẩm: Bồ đề thắng cảnh thi trích trong Lê triều ngự chế quốc âm thi thuộc thể song thất lục bát. Bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng của Lê Đức Mao [1504] thuộc thể hát ả đào. Năm 1700 xuất hiện tác phẩm: Song tinh bất dạ của Nguyễn Hữu Hào theo thể loại truyện Nôm. Bên cạnh xuất hiện những thể loại nội sinh còn có những thể loại ngoại nhập. Đây cũng là giai đoạn phát triển đột khởi của truyện truyền kì như tập truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Đến giai đoạn này các thể loại thuộc văn học hành chức như: thể cáo, hịch, chiếu… nhường vị trí cho các loại hình văn học hình tượng; chú ý đến cấu tạo. Điều đó cho thấy những phương thức trong tư duy, trong cách nhận thức đời sống của các tác giả trung đại có sự phát triển. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là giai đoạn phát triển đầy đủ các thể loại đã có và mới xuất hiện trong văn học Việt nam. Đến giữa thế kỉ XIX, sự phát triển này tương ứng với nội dung, chức năng của các thể loại. Một số thể loại tiêu biểu của giai đoạn này như Truyện Nôm: Song tinh bất dạ của Nguyễn Hữu Hào, tiểu thuyết chương hồi: Nam Triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm; thể ngâm khúc như Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn; Chim trong lồng của Nguyễn Hữu Cầu báo hiệu cho thể loại hát nói. Giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, giai đoạn cuối của văn học trung đại Việt nam. Giai đoạn này có sự chi phối mãnh liệt của thực dân Pháp, sự chống quân xâm lược của nhân dân ta nên văn học có sự thay đổi về nội dung. Về mặt thể loại, có những thay đổi một số thể loại dài hơi như: ngâm khúc, tiểu

Video liên quan

Chủ Đề