Thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

[PLO]- Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, hiện hành lang pháp lý, các văn bản chưa rõ ràng, còn chồng chéo đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Đoàn công tác của Bộ Công Thương vừa có buổi làm việc tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam [MXV] vào ngày 3-12.

MXV là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung có quy mô cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam. Đây cũng là cổng kết nối trung gian của thị trường hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Báo cáo đoàn công tác, Phó Tổng Giám đốc thường trực MXV Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết MXV được Bộ Công Thương cấp phép thành lập từ năm 2010.

Đến nay, MXV đang niêm yết giao dịch 38 loại sản phẩm hàng hóa thuộc các nhóm nông sản, nguyên liệu, kim loại, năng lượng. Trong đó 36/38 mặt hàng phát sinh giao dịch. Trong ba năm trở lại đây, MXV đã kết nối liên thông với sáu sở giao dịch hàng hóa tại nước ngoài.


Đoàn công tác của Bộ Công Thương thăm và làm việc tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam ngày 3-11. Ảnh: MOIT

Theo ông Quỳnh, tính từ đầu năm đến 30-11, tổng khối lượng giao dịch qua MXV là 759.236 lots với giá trị khoảng 739.000 tỷ đồng. Trung bình mỗi tháng giao dịch 69.021 lots, với giá trị khoảng 67.000 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch trung bình phiên là 3.204 lots với giá trị khoảng hơn 3.000 tỷ đồng.

Ngoài những kết quả đạt được, lãnh đạo MVX cũng trình bày một số khó khăn hiện nay. Đó là hoạt động của các Sở giao dịch hàng hóa đang được quy định tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, tuy nhiên hành lang pháp lý, các văn bản chưa rõ ràng và đồng nhất, còn chồng chéo với một số văn bản khác đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vấn đề thuế, phí, lệ phí chưa có quy định rõ ràng. Mức xử lý vi phạm đối với các sai phạm trên Sở giao dịch hàng hóa vẫn tương đối thấp, tối đa chỉ 50 triệu đồng, chưa tương xứng với quy mô của sở giao dịch hàng hoá...

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Trưởng đoàn công tác ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của MXV trong thời gian qua. Hoạt động của MXV đã giúp doanh nghiệp có được công cụ để bảo hiểm cho việc tham gia trên thị trường.

Về các khó khăn và kiến nghị của MXV, ông Hải cho biết, việc đề xuất sửa đổi Nghị định, hay đề xuất xây dựng Luật về Sở giao dịch hàng hóa sẽ mất thời gian, và cần sự vào cuộc của doanh nghiệp.

Tuy nhiên Bộ Công Thương khẳng định sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các khung khổ quốc tế mà nước ta đã tham gia, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của các đơn vị tham gia, kể cả thành viên và bạn hàng.

"Với đề xuất sửa đổi Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP, thực tế, dù thường là sau 5 năm triển khai một Nghị định mới tổng kết và rút kinh nghiệm, song Bộ Công Thương đã chủ động xin ý kiến các Bộ ngành, doanh nghiệp chỉ sau 3 năm Nghị định 51 có hiệu lực. Điều này cho thấy Bộ Công Thương theo dõi rất sát và luôn lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp" - ông Hải nói.

Doanh nghiệp xoay xở kiếm tiền thưởng tết

[PLO]- Dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng các doanh nghiệp vẫn cố gắng xoay xở để có nguồn tiền thưởng tết chăm lo cho người lao động.

A.HIỀN

  • Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng
  • Điều kiện kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương
  • Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
  • Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
  • Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại
  • Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
  • Điều kiện kinh doanh tiền chất công nghiệp
  • Điều kiện kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
  • Điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
  • Điều kiện kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng Internet
  • Điều kiện kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
  • Điều kiện kinh doanh dịch vụ in, trừ in bao bì
  • Điều kiện kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá
  • Điều kiện kinh doanh dịch vụ viễn thông
  • Điều kiện kinh doanh dịch vụ bưu chính

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam[MXV] là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia duy nhất hiện nay tạiViệt Nam.

Không chỉ là một đơn vị tổ chức thị trường giao dịch tập trung chuyên nghiệp, MXV còn là một doanh nghiệp với triết lý kinh doanh vì cộng đồng, luôn chú trọng cung cấp dịch vụ ưu việt nhất dành cho các thành viên tham gia vào thi trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.

Thông qua việc tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa một cách minh bạch, chuyên nghiệp, MXV sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, hỗ trợ nhà đầu tư, thương nhân và các thành phần kinh tế khác bắt nhịp kịp thời với môi trường kinh tế toàn cầu.

Ngày 28/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị địnhsố158/2006/NĐ-CPquy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hóa.

Hiện nay, MXV đã liên thông hầu hết các Sở Giao dịch Hàng hóa lớn trên thế giới như: Sở Giao dịch Kim loại London - London Metal Exchange [LME]; Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago - CME Group [bao gồm các Sàn giao dịch CBOT, CME, COMEX, NYMEX]; Sở Giao dịch liên lục địa - ICE [bao gồm các sàn giao dịch ICE US, ICE EU, ICE Singapore]; Sở Giao dịch Hàng hóa Osaka Exchange - OSE; Sở Giao dịch Hàng hóa Singapore - SGX; Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia Derivatives.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đáp ứng toàn bộ nhu cầu giao dịch hàng hóa bao gồm bảo hiểm rủi ro về giá và giao dịch chênh lệch giá của các nhà đầu tư trong nước, từng bước mở rộng quy mô giao dịch tập trung của trị trường hàng hóa Việt Nam, góp phần vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuyển dụng nhân sự

Để phục vụ cho chiến lược phát triển,Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam [MXV]có nhu cầu tuyển dụng như sau:

1.Nhân viên Quản lý Giám sát giao dịch:

ØLink:MXV | Mercantile Exchange Of VietNam | Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

2.Nhân viên Phát triển sản phẩm giao dịch

ØLink:MXV | Mercantile Exchange Of VietNam | Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

3.Nhân viên Quản lý rủi ro;

ØLink:MXV | Mercantile Exchange Of VietNam | Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

4.Nhân viên Thanh toán bù trừ:

ØLink:MXV | Mercantile Exchange Of VietNam | Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

5.Nhân viên xuất nhập khẩu:

ØLink:MXV | Mercantile Exchange Of VietNam | Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam [Mercantile Exchange of Vietnam – MXV] là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam được Bộ Công Thương cấp phép.

Với sự điều chỉnh và sửa đổi bổ sung mới như hiện nay giúp cho Nhà đầu tư có cơ hội tham gia thị trường này một cách dễ dàng và tối ưu nhất. Những dấu mốc quan trọng từ lúc hình thành Sở Giao dịch Hàng hóa đến bây giờ.

Ngày 28/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hóa.

Ngày 01/09/2010, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange [MXV] [DBA: VNX].Theo giấy phép này, Bộ Công Thương cho phép MXV thực hiện các giao dịch cà phê, cao su, thép. 

Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa. 

Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương chính thức ký giấy phép số 486/GP-BCT Thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam [MXV]. 

Ngày 18/06/2018, MXV nộp hồ sơ giao dịch các hàng hóa được phép giao dịch liên thông và được Bộ Công Thương chấp thuận theo các nguyên tắc của Nghị định 51/2018/NĐ-CP. 

Ngày 20/06/2018, MXV hoàn thành đăng ký danh sách Legal Entity Identifier [LEI], là mã định danh pháp nhân bao gồm 20 ký tự chữ và số, được sử dụng trên toàn thế giới, nhằm mục đích định danh riêng biệt các pháp nhân tham gia vào các giao dịch tài chính.   

Ngày 22/05/2020, Bộ Công Thương ký Quyết định số 1369/QĐ-BCT cho phép Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam niêm yết giao dịch một số mặt hàng thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện [mặt hàng thuộc nhóm năng lượng và mặt hàng gạo]. Sau khi được Bộ Công Thương cho phép, MXV đã tổ chức niêm yết giao dịch các sản phẩm Xăng pha chế RBOB, Khí tự nhiên, Dầu WTI, Dầu WTI mini, Dầu thô Brent, Dầu ít lưu huỳnh và Gạo thô.

Tháng 6/2020, MXV hoàn thành việc tăng vốn điều lệ 500 tỷ đồng, từng bước khẳng định vị thế để vươn lên trở thành một Sở Giao dịch hàng hóa tầm cỡ trong khu vực.

Tháng 7/2020, MXV đã đưa hệ thống phần mềm giao dịch CQG vào hoạt động thay thế cho hệ thống phần mềm Vision Commodity trước đó. CQG là hệ thống chuyển lệnh và lưu trữ dữ liệu do Công ty Công nghệ đa quốc gia CQG cung cấp. Đây là hệ thống phần mềm giao dịch uy tín nhất thế giới kết nối hơn 40 Sở Giao dịch Hàng hóa, đảm bảo đường truyền dữ liệu và có khả năng lưu trữ dữ liệu giao dịch lớn nhất.

Tháng 1/2021, MXV đã đưa vào vận hành hệ thống M-System. Đây là hệ thống phần mềm quản trị giao dịch với giao diện thân thiện, đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư.

Trong khoảng thời gian từ tháng 06/2021 đến tháng 7/2021, MXV đã bổ sung nhiều sản phẩm mới, phục vụ việc đa dạng hóa danh mục, hình thức đầu tư, cụ thể: [i] Bổ sung hình thức giao dịch chênh lệch giá Spread, đây là hình thức giao dịch phổ biến trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong cả hoạt động bảo hiểm giá [hedging] và đầu tư; [ii] Niêm yết giao dịch hai sản phẩm mới là Gạo thô [ZRE] và Lúa mì Kansas [KWE]; [iii] Kết nối liên thông với Sở Giao dịch Kim loại London [London Metal Exchange - LME] - Sở Giao dịch lớn và lâu đời nhất trên thế giới đối với các mặt hàng kim loại.

Hiện nay, MXV đã liên thông hầu hết các Sở Giao dịch Hàng hóa lớn trên thế giới như: Sở Giao dịch Kim loại London - London Metal Exchange [LME]; Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago - CME Group [bao gồm các Sàn giao dịch CBOT, CME, COMEX, NYMEX]; Sở Giao dịch liên lục địa -  ICE [bao gồm các sàn giao dịch ICE US, ICE EU, ICE Singapore]; Sở Giao dịch Hàng hóa Osaka Exchange - OSE; Sở Giao dịch Hàng hóa Singapore - SGX; Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia Derivatives.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đáp ứng toàn bộ nhu cầu giao dịch hàng hóa bao gồm bảo hiểm rủi ro về giá và giao dịch chênh lệch giá của các nhà đầu tư trong nước, từng bước mở rộng quy mô giao dịch tập trung của trị trường hàng hóa Việt Nam, góp phần vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Nếu nhắc đến những dấu mốc hình thành và phát triển vượt bật Về Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam thì không thể không nhắc đến Tầm nhìn và Sứ mệnh của nó, đặc biệt là Chiến lược kinh doanh để đưa Sở Giao dịch Hàng hóa nâng lên một tầm cao mới mở rộng thị trường giao dịch hàng hóa.

TẦM NHÌN CỦA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM

Hướng tới là Sở Giao dịch Hàng hóa lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Sở Giao dịch Hàng hóa ra đời đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hóa của người sản xuất, thương nhân, nhà đầu tư. Đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch. Thanh toán theo phương thức của một Sở Giao dịch Hàng hóa hiện đại. Với tâm huyết của những cổ đông sáng lập giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, MXV sẽ mở ra một “trang mới” trong lĩnh vực giao dịch hàng hoá tại Việt Nam với tầm nhìn trở thành Sở giao dịch hàng hóa lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Mô hình tổ chức, hoạt động đáp ứng nhu cầu của một Sở giao dịch hàng hóa hiện đại, sẵn sàng liên thông với thị trường quốc tế. MXV được phép giao dịch tất cả các loại hàng hóa mà Nhà nước Việt Nam không cấm.

Sở giao dịch sẽ tập trung cung cấp cho nhà đầu tư Việt Nam 4 dòng sản phẩm, các dịch vụ liên quan đến các hợp đồng tương lai, kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi đối với các hàng hóa. Các dịch vụ nền tảng là dữ liệu thị trường, môi giới hàng hóa vật chất, giao nhận, kiểm định hàng hóa, thanh toán bù trừ, tư vấn đầu tư, tài trợ thương mại, bảo hiểm rủi ro.
 

SỨ MỆNH CỦA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM

Với vai trò là tổ chức đầu tiên thực hiện việc giao dịch hàng hóa theo quy mô hiện đại. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam mang trong mình sứ mệnh trở thành nơi kết nối trung gian uy tín và duy nhất của Việt Nam ra thị trường hàng hóa quốc tế.

Trong những năm gần đây Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam luôn tin rằng việc tăng cường kiểm soát rủi ro và tăng cường tính quốc tế hóa thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam phát huy những lợi thế cạnh tranh về ngành Nông sản, Nguyên liệu, thúc đẩy thị trường kỳ hạn tại Việt Nam bước vào một nguyên kỷ mới.

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM

Phát triển thông qua hợp tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phương pháp quản trị mới nhằm tạo sự tăng trưởng đột phá, ổn định và bền vững. Tập trung vào những ngành hàng nông sản Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, ngô, đậu tương, thép,… MXV sẽ phát triển sang thị trường các lĩnh vực hàng hóa khác như nguyên liệu cho các nhà máy: cao su, hạt nhựa, bông và cuối cùng là những sản phẩm chiến lược và chủ lực của đất nước như gạo, xăng dầu,…

Đầu tư đồng bộ và hiệu quả về mọi mặt: Cơ sở vật chất; Hạ tầng công nghệ, Dịch vụ đầy đủ, Quy trình quản lý khoa học, Đội ngũ nhân sự có năng lực và nhiều kinh nghiệm,...

Cam kết:

MXV kỳ vọng tạo lập “sân chơi” chung cho tất cả các nhà đầu tư, nhà sản xuất, các tiểu thương và nông dân với mong muốn và cam kết sẽ phát triển thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam bằng việc tăng cường tính quốc tế hóa.

MXV đem đến cho các nhà đầu tư, các nhà nông giá giao dịch tiệm cận với thế giới, không còn cảnh bị ép giá như trước đây, các nhà sản xuất chủ động trong việc lên kế hoạch kinh doanh. MXV giúp thị trường hàng hóa đạt tính thanh khoản cao, hoàn thành các chức năng phòng ngừa rủi ro, bình ổn về giá và đạt được nhiệm vụ phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

Nỗ lực trở thành Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chuyên nghiệp và luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ mang tầm quốc tế.

Giao dịch toàn cầu, trở thành cầu nối giữa các nhà sản xuất, các đơn vị phân phối, sản xuất các nguồn nguyên liệu nông nghiệp, công nghiệp,… của Việt Nam và Thế giới.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM

  • Lấy công nghệ làm nền tảng cho sự Phát triển

  • Minh bạch, Chuyên nghiệp và Hiệu quả

  • Uy tín trong mọi giao dịch và quan hệ với đối tác

Mục tiêu:
Trở thành Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam lớn nhất trong mọi lĩnh vực đặc biệt là Nông sản và Nguyên liệu sản xuất, vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam 

MXV trang bị “cơ sở dữ liệu của Việt Nam liên thông với thế giới” nhằm tạo ra môi trường có tính thanh khoản cao và hiệu quả 

Là tổ chức đầu tiên đưa phương thức giao dịch hàng hoá hiện đại, đạt chuẩn Thế giới tại thị trường Việt Nam 

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đi đầu trong việc phát triển công nghệ kết nối khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2021.

Sở Giao dich Hàng hóa Phái sinh hàng đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2021.

Với những chiến lược, mục tiêu phát triển lớn mạnh của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đang song hành với việc phát triển thương mại của đất nước. Cùng đồng hành với chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” mà Thủ tướng chính phủ ban hành vào ngày 13/07/2021. 

Với mục tiêu Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề