Test case cho số điện thoại

Test case cho số điện thoại

Form đăng ký bao gồm các phần:

  • Tên đăng nhập
  • Mật khẩu
  • Email
  • Số điện thoại
  • Nút “Đăng ký”

Điều kiện:

  • Trường tên đăng nhập không được sử dụng ký tự đặc biệt chỉ được dùng số và chữ, giới hạn độ dài từ 6-12 ký tự
  • Trường mật khẩu được dùng ký tự đặc biệt, giới hạn độ dài từ 6-12 ký tự
  • Trường số điện thoại yêu cầu từ 10-12 ký tự bắt đầu bằng 0 hoặc 84 đều được

Với đề nghị như thế này thì ta cần viết testcase như thế nào để bao quát hết được?
Sau đây là một số quan điểm góp ý cho các bạn trong quá trình viết testcase thế nào cho tốt?

Check kiểm tra thông báo khi chưa nhập thông báo gì

  • Không nhập thông báo vào các trường => chọn nút “Đăng ký”
  • Nhập thông báo vào một trường các trường còn lại để trống => chọn nút “Đăng ký”

Check validate trường tên account

Với trường tên đăng nhập cần check các ký tự đặc biệt như: !@#$… hoặc space
Check tiếng việt có dấu, không dấu

  • Check chữ thường chữ hoa
  • Check độ dài 6-12 ký tự (Dùng phương pháp giá trị biên check các giá trị: 5,6,7,10,11,12,13)

Check trùng trương mục đã đăng ký rồi

  • Check validate trường email
  • Check email không đúng định dạng như: abc@, , 12121@gmail….
  • Check trùng email đã đăng ký rồi

Check validate trường mật khẩu

  • Check nhập giá trị vào thì có được mã hóa thành dấu **** hay không
  • Check nhập vào các chữ, ký tự đặc biệt
  • Check độ dài 10-12 ký tự (Dùng phương pháp giá trị biên check các giá trị: 9,10,11,12,13)

Check validate trường số điện thoại

  • Check không phải là đầu số 0, 84
  • Check đúng đầu số nhưng không đúng số điện thoại (VD: 8400000000)

Check trùng số điện thoại đã đăng ký rồi

Bạn đang xem bài viết Viết Test Case Cho Phần Đăng Nhập Của Một App Mobile / 2023 được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

+ App chỉ cho phép đăng nhập bằng số điện thoại di động.

+ Logo không có link, chỉ là cái hình đại diện

+ Số điện thoại là một label

+ Nút đăng nhập là một button

+ Ô nhập số điện thoại là 1 textbox theo quy định của số điện thoại

Hãy viết test case cho tất cả các trường hợp kiểm thử.

+ Về giao diện, thì cần nhìn tổng quan xem kết quả app thực tế có giống với hình vẽ của mẫu thiết kế hay không.

+ Font chữ, kích thước các nút và logo, cũng như chiều cao, chiều dài textbox và label

+ Điều kiện để đăng nhập thành công là gì?

+ Phương thức đăng nhập được thực hiện như thế nào?

+ Chỉ có cái điện thoại không thì không thể đăng nhập được.

Vì nếu vậy thì người khác biết số điện thoại của mình là có thể đăng nhập được. Vì vậy mình đoán là sau khi nhập số điện thoại, nó sẽ hiển thị màn hình tiếp theo để nhập mật khẩu. Hoặc hệ thống sẽ gửi một mật khẩu dùng một lần (OTP) đến số điện thoại (vừa được nhập) để đăng nhập. Nếu làm theo cách OTP thì sẽ có rủi ro, người cầm điện thoại của mình sẽ nhập số điện thoại của mình và nhận được sms của mình, và đăng nhập luôn

+ Điều kiện để đăng nhập thất bại là gì?

Khi đã biết điều kiện để đăng nhập thành công, thì mình sẽ biết làm sao để nó thất bại.

+ Nhập khoảng trắng đầu, giữa và cuối dòng.

+ Số điện thoại bắt đầu 1 chữ số (khác 0)

+ Nhập sđt hợp lệ (10 số)

+ Nhập sđt hợp lệ (11 số)

1. Sdt nhập cả chữ và số thì sao, ktra security. Khoảng trắng 2 đầu sdt 2. Test xoay ngang , dọc màn hình. 3. 2 điện thoại cùng dn 1 số ntn. 4. Sau dn thành công thì vào màn hình nào. 5. Môi trg test nữa ví dụ điện thoại nào, hệ điều hành. 6. Có kết nối, k kết nối mạng thì sao 7. Đăng nhập vào nhận mã otp xong thì điện thoại sụt nguồn, tắt máy, mất mạng sao … 8. Đăng nhập có cuộc gọi đến thì sao

9. Đăng nhập vào ok, chưa thoát ra, lại đăng nhập vào bằng 1 điện thoại khác thì hệ thống xlys ntn

10. Copy ký tự đặc biệt, ký tự chữ rồi paste vào có được không

11. Trường hợp dùng bảng mã khác unicode thì nhập số có oki ko

12. Nếu app này được cài đặt nhiều ngôn ngữ thì khi chuyển đổi giữa các ngôn ngữ có bị lỗi hay không

Cách Tạo Api Với Rails (Phần 2) Viết Test Case / 2023

Tiếp theo Cách tạo API với Rails (phần 1) Mình sẽ hướng dẫn cách test căn bản cho API mình tạo. Thật ra mà nói thì mình phải viết test trước khi làm nhưng mà để tránh việc gây khó hiểu nên mình xin mạn phép đảo ngược qui trình.

Để thuận lợi hơn cho việc viết test case mình sử dụng gem rspec-rails

Test case thuộc tính của model mình đã tạo

Để dễ dàng hơn trong việc viết test case mình sử dụng thêm 2 gem:

Gem factory_girl_rails để tạo fixture data

Gem shoulda

Nhớ bundle install lại sau khi add gem

Chúng ta tạo lại model traveler

rails g model traveler first_name:string last_name:string birthday:datetime gender:string

Bây giờ cấu trúc app của chúng ta sẽ xuất hiện thêm phần này ( màu xanh lá cây)

Tạo fixture data

Vào file sau spec/factories/travelers.rb để kiểm tra lại fixture data mà FactoryGirls đã tạo. Mình sẽ edit lại một tí ( dựa vào gem ffake )

FactoryGirl.define do factory :traveler do first_name { FFaker::Name.first_name } last_name { FFaker::Name.last_name } birthday { FFaker::IdentificationESCO.expedition_date } gender { FFaker::Gender.maybe } end end

Test các thuộc tính của model

Bạn tạo model cho traveler và test cho traveler nên bạn sẽ viết test case tại file traveler_spec.rb

Vào file sau spec/models/traver_spec.rb để viết test case

require 'rails_helper' describe Traveler do before { @traveler = FactoryGirl.build(:traveler) } subject { @traveler } it { should respond_to(:first_name) } it { should respond_to(:last_name) } it { should respond_to(:gender) } it { should respond_to(:birthday) } end

Kiểm tra kết quả của test case Tại terminal bạn gõ theo cấu trúc rspec **đường đẫn file muốn test**

rspec spec/models/traveler_spec.rb

Test respond trả về khi request api

Test response code trả về thành công là 200

Test data trả về gồm những thành phần gì

require 'spec_helper' describe V1::TravelersController do before do @traveler = FactoryGirl.create :traveler get "/v1/travelers", format: :json end it 'return traveler information' do traveler = JSON.parse(response.body, symbolize_names: true).first expect(traveler[:first_name]).to eql @traveler.first_name expect(traveler[:last_name]).to eql @traveler.last_name expect(traveler[:gender]).to eql @traveler.gender expect(traveler[:birthday].to_s.to_i).to eql @traveler.birthday.to_s.to_i end it 'response code' do expect(response).to have_http_status(200) end end

Run lệnh này để kiểm tra kết quả

rspec spec/requests/v1/travelers_controller_spec.rb

Yah! đã xong

Use Case Và Use Case Testing / 2023

Use case là một tài liệu mô tả từ đầu đến cuối hành vi của hệ thống từ góc nhìn của người sử dụng. Use case mô tả sự tương tác đặc trưng giữa người dùng bên ngoài (Actor) và hệ thống. Mỗi Use case sẽ mô tả cách thức người dùng tương tác với hệ thống để đạt được mục tiêu nào đó. Ngoài ra, Use case cũng xác định trình tự các bước mô tả mọi tương tác giữa người dùng và hệ thống. Tuy nhiên, Use case được định nghĩa theo thuật ngữ của người dùng, không phải của hệ thống, mô tả những gì mà người dùng làm và người dùng nhìn thấy hơn là những gì đầu vào hệ thống mong đợi và đầu ra của hệ thống là gì.

Những thành phần của Use case

Brief description: Mô tả ngắn gọn giải thích các trường hợp

Actor: Người dùng hệ thống

Precondition: Là các điều kiện được thỏa mãn trước khi bắt đầu thực hiện

Basic flow: hay “Main Scenario” là những luồng cơ bản trong hệ thống. Đó là luồng giao dịch được thực hiện bởi người dùng để hoàn thành mục đích của họ. Khi người dùng tương tác với hệ thống, vì đó là workflow bình thường nên sẽ không có bất kì lỗi nào xảy ra và người dùng sẽ nhận được đầu ra như mong đợi.

Alternate flow: Ngoài workflow thông thường, hệ thống cũng có thể có workflow thay thế. Đây là tương tác ít phổ biến hơn được thực hiện bởi người dùng với hệ thống

Exception flow: Là các luồng ngăn cản người dùng đạt được mục đích của họ

Post conditions: Các điều kiện cần được kiểm tra sau khi hoàn thành.

Use case diagram

Use case diagram là một sơ đồ biểu diễn bằng hình ảnh về các hành vi của người dùng trong một hệ thống, cách người dùng tương tác với hệ thống. Nó chỉ ra luồng đi từ hoạt động này sang hoạt động khác trong một hệ thống. Nó đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng mô hình chức năng của hệ thống và nhấn mạnh tới việc chuyển đổi quyền kiểm soát giữa các đối tượng người dùng (Actors)

System: Nó có thể là một trang web, một ứng dụng hoặc bất kỳ component nào khác. Nó thường được biểu diễn bằng một hình chữ nhật. Nó chứa đựng các trường hợp sử dụng (Use case). Người dùng được đặt bên ngoài ‘hình chữ nhật’.

Use case: thường được biểu diễn bằng các hình bầu dục, chỉ định các hành động bên trong nó.

Actors: là những người sử dụng hệ thống. Nhưng đôi khi nó có thể là các hệ thống khác, người hoặc bất kỳ tổ chức nào khác.

Use case testing là một kỹ thuật kiểm thử chức năng của kiểm thử hộp đen, vì thế chúng ta sẽ không cần quan tâm đến code. Nó giúp Tester xác định được các kịch bản kiểm thử được thực hiện trên toàn bộ hệ thống từ đầu đến cuối của mỗi giao dịch.

Một vài đặc điểm của Use case testing

Use case testing không phải được thực hiện để quyết định chất lượng của phần mềm

Use case testing không đảm bảo bao phủ được toàn bộ ứng dụng của người dùng

Dựa trên kết quả kiểm thử từ Use case, chúng ta không thể quyết định việc triển khai môi trường của sản phẩm

Nó sẽ giúp tìm ra được những lỗi từ kiểm thử tích hợp

Ví dụ về Use case testing

Ví dụ với trường hợp kiểm tra điểm của sinh viên của hệ thống quản lý giáo dục

Actors: Students, Teacher, Parents

Pre-condition:

Hệ thống phải có kết nối mạng Internet

Người dùng phải có ‘Student ID’

Qua bài viết này tôi hi vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về Use case và Use case testing. Viết Use case là một quá trình lặp lại. Bạn chỉ cần dành một chút thời gian để thực hành và cần có kiến thức tốt về hệ thống để thiết kế Use case. Tóm lại, chúng ta có thể sử dụng ‘Use Case testing’ trong một ứng dụng để tìm các liên kết còn thiếu, các yêu cầu không hoàn chỉnh… Tìm chúng và sửa đổi hệ thống sẽ đạt được hiệu quả và chính xác cho hệ thống.

Nguồn: https://www.softwaretestinghelp.com/use-case-testing/

All Rights Reserved

Viết App Mobile Trong Kinh Doanh Bằng Cách Nào? / 2023

Rất nhiều công ty – doanh nghiệp đang tìm kiếm cho mình các nhà phát triển ứng dụng di động trong kinh doanh để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiệu quả. Nếu một ứng dụng được tao ra không kém chất lượng và không đáp ứng được hết tất cả yêu cầu sử dụng làm cho không ích khách hàng lãng phí đi rất nhiều chi phí.

Khi bắt đầu phát triển ứng dụng di động, công ty – doanh nghiệp cần phải xác định rõ yêu cầu sử dụng và đặt mục tiêu chính cho ứng dụng như thế nào? Từ những ý tưởng của công ty – doanh nghiệp, chúng tôi sẽ tư vấn và triển khai ứng dụng dựa trên tứng yêu cầu một cách chuyên nghiệp nhất. Hoàn Vũ Solutions hứa hẹn sẽ mang lại cho khách hàng những ứng dụng trên di động hoàn hảo đến từng chi tiết.

Lựa chọn công ty viết app mobile cho kinh doanh bằng cách nào?

Để diễn giải viết app mobile cho kinh doanh bằng cách nào, người lập trình cần phải xem xét những yêu cầu trước khi xây dựng ứng dụng cho công ty – doanh nghiệp đảm bảo chất lượng. Ứng dụng di động thân thiện giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng và lượng doanh thu tăng đột biến. Hãy nghiên cứu đến môi trường làm việc và lĩnh vực khách hàng đang kinh doanh để có thể nâng tầm thương hiệu dễ dàng.

Ứng dụng trên mobile giúp cho việc giao tiếp giữa khách hàng với công ty – doanh nghiệp gần gũi và có được sự quan tâm nhất. Sở hữu một ứng dụng hữu ích giúp chia sẽ thông tin sản phẩm, dịch vụ thay cho những lời nói. Tạo ứng dụng di động trong kinh doanh sẽ giúp nhân viên cải thiện hiệu suất của họ và đạt được mục tiêu kinh doanh trong thời hạn quy định.

Nền tảng độc lập việc tạo ứng dụng di động trong kinh doanh giới hạn trong một nền tảng ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù người dùng Android có mặt trên toàn cầu. Nhưng nếu bạn bỏ qua các nền tảng khác như iOS, Windows và Blackberry… là không nên. Nó có thể làm giảm thính giả mà bạn tiếp cận. Hãy tạo ra một nền tảng ứng dụng kinh doanh độc lập tương thích với mọi hệ điều hành.

Thông tin liên hệ :

Địa Chỉ : 265 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Hotline : 0903.882.316 ( Mr.Hải )

Mail :

Website: http://congtylaptrinhdidong.vn/

Cập nhật thông tin chi tiết về Viết Test Case Cho Phần Đăng Nhập Của Một App Mobile / 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!