Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là gì

   Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Pháp luật hiện hành của nhà nước ta quy định và xử lý đối với hành vi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống như sau:

   1. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định [nam chưa đủ 20 tuổi trở lên và nữ chưa đủ 18 tuổi trở lên].

   2. Hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời [ Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau; Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba].

   Theo quy định của pháp luật, tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống đều là những hành vi bị nghiêm cấm, người có hành vi vi phạm, tùy theo tính chất mức độ, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm Bộ luật Hình sự, cụ thể như sau:

   * Về xử lý vi phạm hành chính:

   - Theo quy định tại Điều 47, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110…về xử phạt về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.

   - Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn [Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ và khoản 35 Điều 1 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015]: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.

   * Về hình sự:

   Theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 và khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2017 quy định, việc giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi là cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và khung hình phạt thấp nhất của tội này là 07 năm và cao nhất là tử hình.

   Việc dùng thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, khung hình phạt của tội này thấp nhất là 05 năm và cao nhất là tù chung thân [Điều 144 BLHS năm 2015 và khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2017].

   Việc giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị xử lý hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi [Điều 145 BLHS năm 2015] và khung hình phạt của tội này 01 năm đến 15 năm tùy vào tính chất của từng hành vi vi phạm.

   Đối với hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm [Điều 181 BLHS năm 2015].

   Điều 183, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội tổ chức tảo hônNgười nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

   Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội loạn luân: Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm./.

Dương Công Luyện

Câu hỏi:

Trên một số phương tiện truyền thông có nói đến các hoạt động nhằm phòng, chống tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Chúng tôi được biết tảo hôn thì bị pháp luật cấm, còn hôn nhân cận huyết thống cụ thể là trong giới hạn nào và pháp luật quy định việc này thế nào?

Cao Thị Thu [Khánh Sơn]

Trả lời:

Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành cũng như các văn bản pháp luật [văn bản quy phạm] không đưa ra thuật ngữ “hôn nhân cận huyết thống”. Các nhà nghiên cứu nhìn nhận, cũng như cách hiểu thông thường, hôn nhân cận huyết thống [hôn nhân cận huyết] là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ, là hôn nhân kết hợp giữa những người có cùng huyết thống trực hệ với nhau, giữa con cô, con cậu, con chú, con bác, con gì với nhau. Hôn nhân cận huyết đã xuất hiện từ lâu, và cùng với nạn tảo hôn hiện còn tồn tại ở nhiều nơi, nhất là với cộng đồng dân tộc thiểu số.

Với cách tiếp cận như trên thì hôn nhân cận huyết là phạm vào điều cấm của pháp luật. Luật Hôn nhân và gia đình quy định cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn còn tồn tại và có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thậm chí cả khu vực đô thị. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội; làm gia tăng nhanh số lượng và giảm chất lượng dân số, trực tiếp ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Kết hôn cận huyết làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi.

Ngày 14-4-2015 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 498/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số. Đề án được triển khai trong phạm vị vùng dân tộc thiểu số, chú trọng khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ - Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam bộ.

Hướng dẫn thực hiện Quyết định nói trên của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc đã có văn bản số 834/UBDT-DTTS, ngày 13/8/2015 gửi đến các địa phương nhấn mạnh mục đích nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số. Chú trọng đối với các địa bàn vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hoặc nguy cơ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao để xác định các hoạt động ưu tiên và tăng cường nguồn lực trong triển khai thực hiện.

Luật sư Nguyễn Thiện Hùng

Video liên quan

Chủ Đề