Ví dụ ra quyết định bằng trực giác

Các nhà nghiên cứu định nghĩa trực giác xảy ra khi, “các cảm xúc vô thức… làm thiên lệch hành vi phi cảm tính tương ứng”. Trong quá trình đưa ra các quyết định thực tiễn, một cảm giác hay trực giác vô thức sẽ dẫn dắt chúng ta.

Trong các thí nghiệm, các đối tượng thí nghiệm được cho xem các chấm nhỏ di chuyển tứ tung trên một nửa màn hình máy tính. Quyết định, hay “hành vi phi cảm tính”, mà họ được yêu cầu đưa ra là liệu họ cho rằng các chấm nhỏ đang dịch chuyển nhiều hơn về phía bên trái hay phía bên phải.

[Ảnh: Pathdoc/Shutterstock].

Để tạo ra một tác nhân kích thích cảm xúc vô thức, các nhà nghiên cứu đã cho nhấp nháy các hình ảnh tiềm thức. Một hình vuông màu đã xuất hiện trong một thời gian ngắn bên cạnh các chấm nhỏ. Đôi lúc đó chỉ là một hình vuông màu. Thỉnh thoảng, một hình ảnh đã nhấp nháy quá nhanh bên trong nó đến nỗi nó không thể được nhận thức một cách rõ ràng. Hình ảnh này nhằm mục đích gợi lên một cảm xúc tích cực hay tiêu cực [Lấy ví dụ, có thể là một em bé hoặc một con rắn].

Khi được cho xem các hình ảnh mang tính tích cực, họ đã thực hiện tốt hơn trong các quyết định phi cảm tính. Không chỉ họ cảm thấy tốt hơn về quyết định của mình, mà quyết định được họ đưa ra cũng chính xác hơn.

[Ảnh: Đại Kỷ Nguyên].

Nghiên cứu này cho hay: “Tuy rằng hầu hết mọi người đều đồng tình rằng có một hiện tượng gọi là trực giác, bao gồm các quá trình vô thức, nhanh chóng, và đầy cảm tính, nhưng không có nhiều bằng chứng thuyết phục ủng hộ quan điểm này. Ở kĩ thuật này, các thông tin cảm tính tiềm thức được đưa ra cho các đối tượng thí nghiệm trong quá trình họ đưa ra các quyết định cảm quan hoàn toàn có ý thức.

Các dữ liệu hành vi và tâm sinh lý của chúng ta … cho thấy rằng thông tin cảm tính vô thức có thể gia tăng mức độ chính xác và sự tự tin trong nhiệm vụ ra quyết định phi cảm tính tương ứng, đồng thời cũng làm tăng tốc thời gian phản hồi”.

Quý Khải [Đại Kỷ Nguyên]

Các doanh nghiệp thành công cần có triết lý và chiến lược mang đến lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Có thể kể đến Walmart xây dựng vị thế như hiện nay dựa trên chiến lược mang đến sản phẩm với giá cả hợp lý, hay Apple, đế chế về công nghệ, đã chọn con đường đi với chiến lược khác biệt, mang lại giá trị đặc biệt cho khách hàng và theo đó mức giá sẽ cao. Để có thành công với chiến lược của mình, Walmart phải tối ưu chi phí hiệu quả và Apple phải đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ có thể hình thành được chiến lược đó? Đó có thể đến từ việc họ hiểu thế mạnh của mình, hiểu thị trường cũng có thể đến từ trực giác, phán đoán chiến lược.

Trên thế giới, nhắc đến chiến lược, người ta nghĩ ngay đến Michael Porter, nhà tư tưởng chiến lược và là một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới. Ông là cha đẻ của học thuyết về “Chiến lược cạnh tranh”, “Lợi thế cạnh tranh” hay công cụ phân tích hình thành chiến lược Five Forces. Tư tưởng của ông về chiến lược là tư duy về phân tích thông qua nghiên cứu kỹ thuật về ngành, cơ hội, thách thức, hiểu biết đối thủ để hình thành chiến lược phù hợp với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một tác giả nổi tiếng về nghiên cứu chiến lược GS W. Duggan, tác giả của cuốn: Trực giác chiến lược lại có những quan điểm khác. Ông cho rằng, những phân tích chiến lược trong bối cảnh biến động như hiện nay không còn là tuyệt đối, và không còn tính thực tế.

Trong bài viết này, OD CLICK đưa ra những nhận định và phân tích chuyên sâu vấn đề về chiến lược trong bối cảnh biến động như hiện nay. Các nhà lãnh đạo có thể tham khảo và hình thành nên những nhận định riêng của mình, áp dụng vào doanh nghiệp.

BẢN CHẤT CỦA CHIẾN LƯỢC

Chiến lược là từ khóa quan trọng trong kinh doanh, tác động đến sự thành công của doanh nghiệp. Theo cuốn Lãnh đạo chiến lược và quản trị chiến lược của tác giả Shand Stringham, chiến lược bao gồm những khả năng và phương pháp [cách thức] cùng với nguồn tài nguyên [phương tiện] được sử dụng để đạt được mục tiêu. Do đó, chiến lược mô tả những điều chúng ta muốn làm, cách chúng ta thực hiện và những gì chúng ta sử dụng để đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, chiến lược có hai phương pháp là chiến lược hoạt động [dựa trên năng lực và nguồn lực sẵn có], chiến lược phát triển [dựa trên những đối tượng và mục đích trong tương lai]

Michael Porter định nghĩa chiến lược là vị thế cạnh tranh, “chọn một loạt các hoạt động khác nhau để tạo ra giá trị độc đáo”. Nói cách khác, bạn cần hiểu đối thủ cạnh tranh của mình và thị trường bạn đã chọn để xác định cách doanh nghiệp của bạn nên phản ứng.

Nhìn chung, chiến lược là sự phân bổ thông minh các nguồn lực thông qua một hệ thống hoạt động duy nhất để đạt được mục tiêu. Qua đó giúp tạo dựng nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ. Đồng thời tạo nên giá trị thương hiệu với khách hàng. Ví dụ, khi nhắc đến Apple, khách hàng nghĩ đến những sản phẩm cao cấp, với những công nghệ khác biệt.

Trong tổ chức, quá trình chiến lược hóa diễn ra ở mọi cấp độ trong nội bộ tổ chức. Từ đầu não của doanh nghiệp cho đến các phòng ban, chiến lược dù ở cấp độ nào cũng để xác định ra mục tiêu và cân nhắc những nguồn lực hiện có, cho phép tìm ra phương pháp phù hợp. Chiến lược trong doanh nghiệp thông thường chia 3 cấp độ: Cấp độ tập đoàn, cấp đơn vị kinh doanh và cấp chức năng.

TRỰC GIÁC CHIẾN LƯỢC

Khái niệm “Trực giác chiến lược” được đề cập trong cuốn sách cùng tên của William Duggan, chuyên gia trong lĩnh vực chiến lược. Đây là khái niệm mới mẻ ở Việt Nam, nhưng đã được Bộ Quốc Phòng Mỹ nghiên cứu từ năm 2005. Đó là những “tia chớp” nhận thức đến trong tâm trí, giúp bạn kết hợp những yếu tố từ quá khứ theo một cách mới, và chỉ cho bạn thấy con đường bạn nên đi.

Trong cuốn sách của Duggan, ‘Trực giác chiến lược’ nói về tính kỷ luật hình thành ý tưởng với sự sáng tạo và tư duy để đạt được điều này. Mục đích là giúp người đọc hiểu được cách hình thành những ý tưởng. Từ đó, người đọc có thể học cách thực hành những kỹ thuật này và hình thành được những chiến lược mang tính sáng tạo.

Ví dụ điển hình của trực giác chiến lược có thể thấy trong cách mà Bill Gates sáng lập ra Microsoft, Picasso sáng tạo ra phong cách hội họa của riêng mình, Google chinh phục thế giới Internet. Trực giác chiến lược quan trọng trong bối cảnh bật định như hiện nay, những ý tưởng chiến lược đột phá tạo ra thành công cho doanh nghiệp.

Những sai lầm phổ biến là sự nhầm lẫn giữa trực giác chiến lược và sự phán đoán chợp nhoáng mang tính chủ quan [trực giác chuyên gia]. Trực giác chuyên gia đề cập đến một quá trình cực kỳ nhanh xảy ra trong tâm trí của một chuyên gia trong lĩnh vực của họ sau nhiều năm kinh nghiệm. Mặt khác, trực giác chiến lược rút ra từ những kinh nghiệm và kiến ​​thức mà cá nhân họ có thể không có, trong tình huống mới, khi bạn cần ý tưởng tối ưu.

QUAN ĐIỂM TRÁI NGƯỢC VỀ CHIẾN LƯỢC

Michael Porter đã không hiểu chiến lược hình thành như thế nào. Đó là nhận định từ GS W. Duggan, Đại học Columbia. Nhận định này từ Duggan không mang hàm ý bác bỏ những luận điểm của Michael Porter mà mang đến sự bổ sung để hoàn thiện.

Liệu chiến lược có đến từ các công cụ phân tích?

Trong xây dựng chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý và dân chuyên nghiệp đều quen với những kỹ thuật phân tích kinh điển, trong đó có Michael Porter. Tuy nhiên, những nhà chiến lược thành công không hề làm như Porter nói: biến những phân tích về ngành, cơ hội và thách thức, hiểu biết về đối thủ, thành chiến lược cạnh tranh phù hợp với công ty của bạn. 

“Điều này chứng tỏ, Porter không hiểu chiến lược đã hình thành như thế nào trong thực tế” – GS. W. Duggan, Columbia. Những phân tích kỹ thuật cho phép bạn hiểu sâu sắc điều kiện ngoại cảnh bạn đang phải đối mặt, nhưng nó không cho bạn thấy bạn sẽ phải làm gì để đối phó với điều kiện ngoại cảnh ấy. Một trong những thách thức là các biến số ngoại cảnh không đứng yên, mà nó luôn chuyển động linh hoạt. Nếu chỉ dùng các phân tích kỹ thuật không thôi, thì như lẽ tự nhiên, tất cả sẽ đi đến một chiến lược giống nhau. Vì vậy, phân tích chiến lược là cần thiết, nhưng không đồng nhất với tìm ra chiến lược. 

Chiến lược đã hình thành như thế nào?

Sau khi phân tích về các diễn biến lịch sử, các trận đánh quyết định trong lịch sử của các danh nhân, Duggan quay về với các tình huống kinh doanh kinh điển của Microsoft, Google, IBM hay Apple, để nói về tầm quan trọng quyết định của trực giác chiến lược.

Gates và Allen đã tiên đoán phần mềm sẽ trở thành một ngành kinh doanh lớn, tách khỏi lĩnh vực phần cứng, trong khi cả thế giới làm và nói về phần cứng. Một nhận định vượt trên các phân tích, làm gì có căn cứ hay dữ liệu. Brin và Page dự đoán công nghệ tìm kiếm chứ không phải cổng thông tin sẽ trở thành vũ khí lợi hại trên internet. Một nhận định hoàn toàn mới mẻ. Điều tương tự cũng xảy ra với những suy nghĩ của Jobs và Gerstner về giao diện đồ họa và dịch vụ tích hợp, trái ngược với các kết quả phân tích số liệu.

Nói tóm lại, không có một phương pháp phân tích nào có thể giúp họ biết trước rằng họ nhận định như vậy là đúng hay sai. Ý tưởng về hướng đi mới của Microsoft, Google, Apple, hay IBM, xuất hiện từ Trực giác chiến lược. 

Theo Duggan thì Porter đã cung cấp những kiến thức vô cùng quan trọng trong phân tích chiến lược. Tuy nhiên, các công cụ của tài chính, kinh tế và thống kê không cung cấp phương pháp để dự đoán trong những tình huống không chắc chắn, và hướng đi trong đó. Trực giác chiến lược cho chúng ta giải pháp ấy, nhưng không phải là sự vận dụng máy móc. Phân tích chiến lược và trực giác chiến lược không bác bỏ lẫn, mà bổ sung cho nhau, như song kiếm hợp bích, hình thành lên chiến lược cho doanh nghiệp.

Chiến lược cũng vừa khoa học vừa là nghệ thuật. Cho nên dân chiến lược có thể học được nhiều từ hội họa. Hay các nhà quân sự đã mời các đạo diễn Hollywood tham gia vạch chiến lược, trong chiến dịch Bão táp sa mạc.

CHIẾN LƯỢC TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỘNG

Trường phái Michael Porter theo hướng phân tích để đưa ra chiến lược phù hợp dựa trên tìm hiểu đối thủ, thị trường, cơ hội, thách thức. Tư duy này giúp các nhà lãnh đạo có cái nhìn thấu đáo và tổng quan về vị trí của mình và năng lực của mình trên thị trường. Nhưng dường như, tư duy này theo một khuôn mẫu. Điều này dẫn đến việc dẫn đến những điểm tương đồng trong chiến lược giữa các doanh nghiệp khi áp dụng phương pháp tiếp cận này. Như vậy, việc cạnh tranh sẽ gặp khó khăn. 

Tư duy của Michael Porter hướng đến quản trị chiến lược, dường như phát huy giá trị tốt hơn trong môi trường ít biến động, và hướng sản xuất. Việc phân tích vẫn rất quan trọng trong chiến lược nhưng chỉ phân tích thôi là chưa đủ mà trong bối cảnh như hiện nay.

Trường phái của Duggan hướng đến tính thực tế nhiều hơn khi nhấn mạnh vào trực giác chiến lược, dựa trên những phán đoán và sự chuẩn bị cho đội ngũ về kỹ năng, kiến thức để đáp ứng với biến động của thị trường.

Trong bối cảnh biến động như hiện nay, việc kết hợp tư tưởng của hai trường phái này sẽ mang lại sự hiệu quả. Trong khó khăn, các doanh nghiệp cần những lãnh đạo chiến lược, sự kết hợp của trực giác và quản trị chiến lược. Hay nói cách khác là lãnh đạo có khả năng tạo ra những ý tưởng đột phá trên nền hiểu thị trường, hiểu đối thủ, cơ hội và thách thức. Bên cạnh đó, khả năng phát triển đổi ngũ là yếu tố giúp tổ chức nâng cao năng lực cạnh tranh. Bởi, đội ngũ giỏi có khả năng thích nghi với những biến động và tăng năng suất làm việc. Các nhà lãnh đạo sẽ được giảm tải áp lực để phát triển ý tưởng chiến lược đột phá giúp doanh nghiệp bứt phá.

Nhìn chung, không có tư tưởng nào đúng hoàn toàn hay sai hoàn toàn, chỉ là nó phát huy hiệu quả trong bối cảnh, hoàn cảnh nào. Hình thành chiến lược hiệu quả trong xu thế biến động và cạnh tranh thị trường cần dựa trên phân tích để thấu hiểu môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức cùng với yếu tố mang tính trực giác của nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, trong doanh nghiệp phẩm chất này còn thiếu, các nhà lãnh đạo thiên hướng đi theo một trường phái nhất định.

Với cương vị công ty tư vấn và đào tạo, OD CLICK đồng hành trong phát triển đội ngũ lãnh đạo chiến lược nhằm dung hòa hai yếu tố quan trọng là khả năng phân tích và khả năng phán đoán trực giác. Đồng thời, việc xây dựng chiến lược trong thời điểm khó khăn cần có hệ tư tưởng, mô hình vững vàng, OD CLICK hỗ trợ trong tư vấn xây dựng chiến lược, phù hợp với đặc thù doanh nghiệp, và bối cảnh kinh doanh.

OD CLICK biên tập!

Nguồn tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề