Tâm lý sinh viên khi học trực tuyến

Khi trường học đóng cửa do Covid-19, học trực tuyến thông qua Internet là giải pháp hàng đầu được các nền giáo dục thực hiện. [Nguồn: TTXVN]

Khủng hoảng tâm lý học đường do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là điều ngành giáo dục đã đặt ra. Thực tế, đã có những vụ việc thương tâm, những sang chấn tâm lý đã diễn ra với học sinh, đặc biệt lứa tuổi tiểu học. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, thời điểm này để học sinh học online kéo dài còn nguy hiểm hơn nhiều so với việc học sinh được trở lại trường học trực tiếp.

Báo động đỏ

Đầu năm học mới, những vụ việc học sinh tử vong do bị điện giật, nổ điện thoại diễn ra trong thời gian học online khiến nhiều phụ huynh không khỏi bất an, đặc biệt nhiều gia đình bố mẹ vẫn phải đi làm và phải “nhốt” con trong nhà.

Có thể kể đến như, một học sinh lớp 5 phường Hạ Đình, Thanh Xuân [Hà Nội] bị điện giật tử vong khi học trực tuyến. Thời gian sau đó, một học sinh lớp 5 tại huyện Nam Đàn, Nghệ An tử vong do chiếc điện thoại bất ngờ phát nổ khi vừa sạc vừa học online. Hai sự việc trên gây chấn động dư luận, nhiều phụ huynh chia sẻ rằng rất bất an nhưng vì dịch bệnh nhiều phụ huynh vẫn ngậm ngùi “sống chung với dịch".

Mới đây, sự việc một bé gái 8 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh bị “mẹ kế” bạo hành đến chết. Trước lúc đó, em bé 8 tuổi này vẫn vào lớp học online như nhiều bạn bè. Nhưng ngay cả chính giáo viên, bạn bè em cũng không biết đằng sau camera lớp học ấy là nỗi đau, sự sợ hãi đến tột cùng của em.

Nỗi đau chưa nguôi thì dư luận tiếp tục “sang chấn” với hình ảnh được trích suất từ camera của một gia đình ở phường Long Bình Tân [TP Biên Hoà, Đồng Nai]: Trong lúc bố mẹ đi làm, hai đứa anh em [7 tuổi và 5 tuổi] ở phòng trọ bị hai thanh niên đập cửa doạ nạt, uy hiếp lấy đi một chiếc iPad - phương tiện dùng để học trực tuyến.

Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục, những vụ việc trên mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. PGS TS Trần Thu Hương, Giảng viên khoa Tâm lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [Đại học Quốc gia Hà Nội] cho biết, nhiều cuộc gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý thì đã trở thành những vụ việc bạo hành. Chính phụ huynh hoặc ngay cả thầy cô cũng chưa nhận diện được những sang chấn tâm lý của học sinh. Hoặc có thì cũng thiếu thông tin để kết nối kịp thời.

Về những vụ việc xảy ra gần đây với học sinh, đặc biệt là học sinh lứa tuổi tiểu học, PGS TS Trần Thu Hương cho rằng, việc học online khiến thầy, cô không thể giám sát tất cả lớp học. Lúc này, vai trò nhiều hơn là của gia đình, những người xung quanh các con.

Nhưng thực tế nhiều gia đình không có người lớn bên cạnh giám sát các con học online 8 tiếng/ngày. Bố mẹ đi làm cũng không thể giám sát được chất lượng học tập, việc nắm kiến thức một cách đầy đủ của các con cũng rất bấp bênh. Dần dần dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp.

“Vừa rồi tôi đọc thông tin một thầy Hiệu trưởng quyết định cho một số học sinh lưu ban, quyết không cho các em ngồi nhầm lớp. Tôi nghĩ đây là sự việc không phải là nhiều nhưng đã xảy ra và chúng ta cần phải tính tới chất lượng học tập sau đại dịch”, PGS TS Trần Thu Hương nhấn mạnh.

Thừa nhận việc học sinh học online ở nhà gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần rất nhiều, PGS TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa các khoa giáo dục, Đại học Giáo dục [Đại học Quốc gia Hà Nội] cho rằng, bố mẹ đi làm cũng không thể bao quát hết nguy cơ khi con ở nhà. Những hệ luỵ của dịch Covid-19 như: Xã hội khủng hoảng, an sinh phủ không đồng đều, tội phạm gia tăng, nếu trẻ ở nhà không có có các kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, ứng xử với tình huống bất ngờ… thì còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với ở trường.

“Nhận thức không đồng đều giữa giáo viên với giáo viên, phụ huynh với phụ huynh về học online cũng vô tình tạo áp lực trên chính học sinh. Cụ thể, phần nhiều giáo viên bê nguyên chương trình học trực tiếp lên học online, học sinh học online chưa hiểu cần sự hỗ trợ của gia đình thì bố mẹ cũng không bắt nhịp được với chương trình. Áp lực thi cử, đảm bảo kiến thức sẽ đổ dồn lên các em. Đối tượng tổn thương sức khoẻ tinh thần nhiều nhất vẫn là học sinh, đặc biệt lứa tuổi nhỏ", PGS TS Trần Thành Nam dẫn chứng.

Phải có lộ trình đến trường

Một số chuyên gia tâm lý giáo dục khẳng định không thể để học sinh ở nhà học online lâu dài.

Theo PGS TS Trần Thu Hương mặc dù thời điểm này câu chuyện có nên để học sinh, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học đến trường không vẫn còn là câu hỏi gây tranh cãi giữa các nhà quản lý, chuyên môn, nhà trường, phụ huynh. Việc đến trường hay không vẫn còn là vấn đề đặt ra khi nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt như ở Hà Nội hiện nay. So với học sinh cấp THCS, cấp THPT thì học sinh Tiểu học vẫn chưa có vaccine phòng bệnh. Nhưng ngược lại, nếu để học sinh học online mãi thì đây là vấn đề rất đáng quan tâm.

Học sinh lớp 9, 12 ở TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tới trường vào cuối năm 2021.

PGS TS Trần Thu Hương đề xuất, trước những thực trạng trên, Chính phủ, ngành giáo dục cần cân nhắc đến việc cho học sinh trở lại trường. Việc này phải theo lộ trình, chẳng hạn cần tính toán bao nhiêu phần trăm học sinh đến trường học trực tiếp. Bước đầu có thể là 50% hoặc 1/4 thời gian của 1 tuần. Lúc này vừa kết hợp học online vừa kết hợp học trực tiếp. Khi các vấn đề của dịch bệnh giảm xuống thì tăng dần thời lượng học sinh đến trường học trực tiếp. Học sinh được đến trường sẽ được giao tiếp, giảm bớt được nhiều vấn đề về tâm lý.

Đồng quan điểm này, PGS TS Trần Thành Nam cho rằng, việc xen kẽ để học sinh trở lại trường là điều cần làm ngay lúc này. Điều này cũng cần sự nhất quán của toàn xã hội, toàn ngành giáo dục. Tuy nhiên việc học trong đại dịch ngành giáo dục cũng phải đặt vấn đề chất lượng phù hợp chứ không nên áp lực thi cử.

Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục, vaccine tinh thần đang bị bỏ quên. Hệ thống y tế, tâm lý chăm sóc sức khoẻ tinh thần sẽ cần phải đầu tư nhiều hơn trong thời gian tới.

“Chẳng hạn, giáo viên rất cần tập huấn về sức khoẻ tâm thần của học sinh, nhận diện các dấu hiệu để phản ánh đến các đơn vị có trách nhiệm xử lý”, PGS TS Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Gia tăng trẻ sang chấn tâm lý vì học online

Tại Hội thảo trực tuyến toàn quốc chuẩn bị đưa học sinh từ 12-18 tuổi quay trở lại trường học sau Tết Nguyên đán do Bộ Giáo dục và Bộ Y tế tổ chức nhiều chuyên gia cả giáo dục và y tế đều thừa nhận những hệ lụy sức khỏe nếu trẻ phải học online kéo dài.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị.

Nhiều hệ lụy

Ông Phạm Mạnh Hà, Đại học Quốc gia Hà Nội lo ngại, ngoài học tập, học sinh cần giao lưu, giao tiếp xã hội. Việc học trực tuyến kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tâm thần của trẻ. 

Qua phản ánh của nhiều thầy cô giáo, phương thức này cũng làm thay đổi cả thầy và trò, gây áp lực cho thầy cô giáo khi vừa giảng dạy online vừa trực tiếp. Nhiều trẻ khó tiếp thu kiến thức qua hình thức giảng dạy trực tuyến.

Hay việc kiểm tra trực tuyến khiến trẻ chủ quan, hình thành thói quen xấu, gian dối trong kiểm tra. Chưa kể, việc tiếp cận internet kéo dài dễ khiến trẻ lạm dụng game, điều này khiến nhiều trẻ rối loạn cảm xúc, hoang mang, lo lắng;

Thống kê gần đây của Bệnh viện Sức khỏe tâm thần, tỷ lệ học sinh, sinh viên đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện tặng vọt, chiếm đến 30% trên tổng số bệnh nhân. 

Còn theo nghiên cứu của Đại học Quốc gia TP.HCM, có 56,8% thiếu tập trung và không hứng thú học tập; 48% thấy tự ti, mất phương hướng; 56,2% bị rối loạn giấc ngủ; 35,7% thấy tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng không lý do. 

Không chỉ ảnh hưởng tâm lý, thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, hiện có khoảng 70.000 sinh viên năm cuối chưa thể tốt nghiệp đại học, cao đẳng do thiếu các yêu cầu về thực tập, thực hành năm cuối, điều này ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nhân lực cho đất nước.

Cần thiết mở cửa trường học sớm

Trước thực tế nêu trên, cùng với tiến độ tiêm vắc-xin cho học sinh 12-17 tuổi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương mạnh dạn triển khai mở cửa trường học trong trạng thái bình thường mới các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh an tâm lao động, góp phần phục hồi kinh tế và ổn định xã hội. 

Ông Phạm Mạnh Hà đề xuất, cần có lộ trình đưa học sinh quay lại trường học, cần triệt để đổi mới phương thức học tập từ 100% trực tiếp hoặc 100% online sang hình thức dạy học kết hợp. 

Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn cụ thể về tổ chức các hoạt động giáo dục vừa đảm bảo các nội dung chuyên môn, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch, xây dựng các kịch bản trong trường hợp phát hiện các ổ dịch trong trường học để nhanh chóng xử lý mà không làm gián đoạn việc học tập.

Đồng tình với việc cho trẻ sớm trở lại trường, ông Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương nêu quan điểm, chúng ta phải chọn thời điểm cho trẻ đến trường với mục tiêu an toàn nhất chứ không thể an toàn quyệt đối. Và đây là thời điểm chúng ta nên chọn. 

Để trường học an toàn phải bảo đảm 3 thời đoạn: Khi trẻ ở nhà, từ nhà đến trường và ở tại lớp học. Trong đó, mọi người cần lưu tâm thời gian ở nhà là quan trọng nhất. "Muốn trẻ em đến trường an toàn thì mỗi gia đình phải an toàn, đảm bảo trẻ không lây bệnh trong chính gia đình", ông Trí nhấn mạnh.

Trở lại trường học phải an toàn

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi đã được tiêm vắc-xin, việc cho các em đi học trực tiếp trở lại sau Tết Nguyên Đán là phù hợp. 

Với trẻ mầm non, học sinh tiểu học, các địa phương cần có sự chuẩn bị khẩn trương, trong đó chuẩn bị về tư tưởng, nhận thức là hết sức quan trọng để tạo sự đồng thuận của phụ huynh, giáo viên, các cấp, các ngành; đặc biệt là sự đồng thuận, hợp tác của phụ huynh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay, Bộ Y tế sẽ sớm có văn bản chỉ đạo điều chỉnh về cách xác định cấp độ dịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đó cũng sẽ ban hành văn bản điều chỉnh các văn bản cũ để phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế trong tình hình mới. 

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ có thêm một số hướng dẫn cho bậc mầm non để tạo thuận lợi cho các địa phương triển khai.

Trước khi học sinh quay trở lại trường, theo Bộ trưởng, cần chuẩn bị tinh thần, thái độ cho cả phụ huynh và học sinh; trong những ngày đầu học sinh quay trở lại trường cần có các hoạt động hội nhập, tương tác xã hội, kỹ năng khác. 

Sở dĩ như vậy là do sau thời gian dài học trực tuyến, sẽ có trường hợp học sinh ngại học trực tiếp, giáo viên ngại dạy trực tiếp, do đó, cần có những hỗ trợ để học sinh hứng thú, mong muốn được học trực tiếp, giáo viên thích ứng trở lại với dạy trực tiếp.

Với hình thức dạy trực tuyến đã được xác lập trong 2 năm qua và tạo ra cú hích thúc đẩy công nghệ thông tin, chuyển đổi số của ngành Giáo dục, Bộ trưởng lưu ý, không vì học sinh trở lại học trực tiếp mà lãng phí hình thức dạy học này; ngược lại cần tăng cường những yếu tố tích cực của dạy học trực tuyến để hỗ trợ dạy học trực tiếp.

Tư lệnh ngành Giáo dục cũng nhấn mạnh trọng tâm của năm 2022 là củng cố, bù đắp kiến thức để chuẩn bị tốt nhất cho những năm tiếp theo, vì vậy, khi học sinh trở lại, các nhà trường cần tập trung hỗ trợ kiến thức, tâm lý cho học sinh, thực hiện đánh giá, phân nhóm phù hợp để hỗ trợ hiệu quả.

Thời gian qua, các địa phương, nhà trường triển khai dạy và học dựa theo nội dung chương trình cốt lõi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, khi học sinh quay trở lại học trực tiếp, các sở Giáo dục và Đào tạo cần lưu ý vẫn tiếp tục thực hiện nội dung chương trình này. 

Nếu các địa phương, cơ sở giáo dục nào hoàn thành sớm thì quay trở lại củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Bên cạnh đó, các địa phương, cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc lộ trình kiểm tra đánh giá phù hợp.

Theo thống kê, tuần đầu tháng 1/2022, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp [Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Thái Bình, Hà Nam, Khánh Hòa, Bắc Giang]; 35 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học kết hợp trực tiếp với trực tuyến và qua truyền hình; 19 tỉnh, thành phố còn lại tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. Số đơn vị cấp huyện dạy học trực tuyến, trên truyền hình là 366/713 [chiếm 51,3%].
Đến ngày 15/1/2022, có 43/63 tỉnh/thành phố đã cho học sinh mầm non đi học trở lại; có 46/63 tỉnh/thành phố cho học sinh tiểu học đến trường chiếm tỉ lệ 57,38% học sinh tiểu học/cả nước; 53/63 tỉnh/thành phố cho học sinh THCS, THPT [nhất là học sinh khối lớp 7 đến lớp 12] học trực tiếp chiếm tỉ lệ 69% học sinh/cả nước.
Dự kiến đến ngày 7/2/2022, có thêm 8 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp

Video liên quan

Chủ Đề