Talent acquisition specialist là gì

Ngày nay, //goo.gl/forms/zofSuF17ydXI9Nsz2 Đây là một quá trình mang tính chất liên tục nhằm xác định, xây dựng mối quan hệ và lựa chọn người có tài năng để duy trì nguồn nhân lực phù hợp cho Doanh nghiệp.

Nhiệm vụ hoạch định chiến lược

Như bạn đã biết, không giống như tuyển dụng truyền thống là chỉ cần lấp đầy lỗ trống hiện tại còn thiếu ở Doanh nghiệp, người làm TA phải lập được một phễu các ứng viên tiềm năng. Do đó, trong suốt quá trình làm việc, người làm TA phải lập được một chiến lược lâu dài để tìm kiếm, lưu giữ và quản lý những dữ liệu của ứng viên.

Nhiệm vụ phân định nguồn nhân lực

Để hoạt động Talent Acquisition diễn ra suôn sẻ, song song với tìm kiếm và quản lý, người làm TA cũng phải nắm rõ từng vị trí tương ứng với vai trò, nguồn năng lực cùng kinh nghiệm thiết yếu để chọn lựa ứng viên đáp ứng từng khía cạnh của công việc trong Doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các Doanh nghiệp lớn, có hàng trăm các vị trí cần phải nắm rõ. Điều nay khác với tuyển dụng thông thường, đơn giản là: chỉ cần có bản mô tả công việc và những yêu cầu kỹ năng quan trọng đối với một vị trí.

Nhiệm vụ xây dựng nên thương hiệu cho tuyển dụng

Trong hoạt động tuyển dụng nhân sự thì để xây dựng nên được một thương hiệu về tuyển dụng mang tính chuyên nghiệp, người ta phải trải qua một quá trình với những cố gắng hết mình. Nhiệm vụ này được coi là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với người làm TA, có thể nói, người làm TA đặt nhiệm vụ này lên hàng đầu. Việc này xuất phát từ việc Talent Acquisition xác định tầm nhìn, giá trị cốt lõi và sứ mệnh của Doanh nghiệp. Những yếu tố này được coi là phần “nhân” tạo nên phần “vỏ” thương hiệu cho tuyển dụng. Đồng thời, nó còn giúp thể hiện, quảng bá những hình ảnh đó đến với những ứng viên thông qua sự đa dạng về hình thức như: hình thức sử dụng website tuyển dụng, những tài khoản mạng xã hội, những fanpage,… thông qua những câu chuyện nhân viên. Đây gọi là yếu tố vỏ để tạo nên thương hiệu của người tuyển dụng.

Thực tế, giá trị của thương hiệu tuyển dụng rất quan trọng. Chắc hẳn bạn cũng biết rõ, hơn bất cứ thứ gì, nó có thể giúp bạn xây dựng vị thế, danh tiếng của một Doanh nghiệp, một tổ chức trong thị trường; đồng thời, nhờ có thương hiệu tốt, Doanh nghiệp sẽ thu hút mạnh mẽ những ứng cử viên sáng giá, bạn không cần phải đi nhiều nơi thông báo đang tuyển dụng, vì nhờ thương hiệu có tiếng tăm của bạn, các nhân tài sẽ tự thân đến ứng tuyển vào các vị trí trong Doanh nghiệp bạn, lại có thể đem đến những hình dung chính xác để hình thành nên một phong cách làm việc hiệu quả tại Doanh nghiệp. Vậy nên có thể khẳng định rằng, đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giúp Doanh nghiệp thu hút nhân tài.

Nhiệm vụ tạo dựng mối quan hệ với người ứng viên

Đây là nhiệm vụ quyết định bạn có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các ứng viên. Nhiệm vụ này bao gồm: nâng cao những trải nghiệm cho người ứng viên, quản lý cộng đồng những ứng viên, giữ liên lạc với những ứng viên cũ chưa thật sự phù hợp ở giai đoạn tuyển dụng hiện tại.

Nếu như trong tuyển dụng, các nhà nhân sự thường chỉ tập trung đến những người ứng viên phù hợp ngay lúc đó, mà không quan tâm lâu dài; thì những người làm TA dường như chẳng đặt ra bất kì giới hạn nào cho việc tìm kiếm ứng viên. Đối với họ, chỉ cần người ứng viên có sở hữu những năng lực thiết yếu mà Doanh nghiệp cần là được.

Nhiệm vụ dự đoán và đo lường

Bạn biết đấy, dữ liệu vốn là công cụ quan trọng trong suốt quá trình thu hút ứng cử viên. Nhờ vào dữ liệu, người ta có thể chỉ ra được những yếu tố thành công hoặc là những điều còn thiếu sót trong quá trình tìm kiếm và thu hút nhân tài. Từ đó, có thể đưa ra những chỉ dẫn cho hướng đi tốt nhất. Để có thể thực hiện được điều đó thì những người làm nhiệm vụ TA đều phải có thể thu thập dữ liệu, có kỹ năng quản lý và phân tích được càng nhiều nguồn dữ liệu càng tốt.

Với mong muốn có thể trang bị cho bạn những kiến thức thực học thực hành, BCC gửi đến bạn khóa học Talent Acquisition Executive và Hội Thảo HR24h Talent Acquisition: What & How?

Để biết thêm chi tiết, mời bạn tham khảo: 

//bcc.com.vn/chuyen-vien-talent-acquisition và //goo.gl/forms/zofSuF17ydXI9Nsz2

Talent Acquisition và Recruiter là hai thuật ngữ quen thuộc được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực Nhân sự, đặc biệt là trong những năm gần đây. Song, chúng lại thường bị hiểu lầm là một và không phải ai cũng có thể phân biệt rõ ràng: Liệu điểm khác biệt giữa Talent Acquisition và Recruiter là gì?

Vì vậy, hãy cùng Glints “update” kiến thức về ngành Tuyển dụng qua việc tìm hiểu top 9 điểm khác biệt của 2 vị trí này qua bài viết dưới đây!

Phân biệt Talent Acquisition và Recruiter

Để tìm ra điểm khác biệt giữa Talent Acquisition và Recruiter là gì? Đầu tiên chúng ta cần nhắc lại định nghĩa của cả hai. 

Talent Acquisition là gì?

Talent Acquisition – hay còn gọi là Thu hút nhân tài là hoạt động mang tính chiến lược, đòi hỏi việc vạch định kế hoạch nhân sự dài hạn.

© Freepik.com

Người làm Talent Acquisition cần xây dựng một quy trình mang tính dài hạn cho doanh nghiệp, bao gồm: tìm kiếm ứng viên phù hợp; tạo dựng các mối quan hệ với ứng viên và các doanh nghiệp chuyên về nhân sự; dự đoán nhu cầu tuyển dụng của thị trường; đảm bảo xây dựng nguồn nhân lực chuyên môn, chất lượng nhất cho doanh nghiệp.

Vậy Recruiter là…?

Ngược lại với những người làm Talent Acquisition, Recruiter lại mang hơi hướng tuyển dụng truyền thống. Thay vì hướng đến mục tiêu dài hạn, họ thường chỉ tập trung vào việc tìm kiếm ứng viên để lấp đầy những “chiếc ghế còn trống” của doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản, chỉ cần doanh nghiệp có những vị trí bỏ lửng, Recruiter sẽ nhanh chóng tìm kiếm, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn và bổ sung nhân lực vào đúng vị trí ấy.

Khác biệt cơ bản giữa Recruitment và Talent Acquisition là gì?

“Ngắn hạn và dài hạn”. Đấy chính xác là điểm khác biệt mà người làm Nhân sự cần nằm lòng khi nhắc đến hai khái niệm này. Nhìn sâu hơn, vượt ra khỏi khái niệm thời gian, người làm Talent Acquisition đảm nhiệm công việc mang tính chiến thuật/chiến lược hơn so với Recruiter. 

© Freepik.com

Với những yêu cầu cao hơn, phạm trù rộng hơn, tầm nhìn chiến lược hơn, đòi hỏi Talent Acquisition ngoài việc đảm bảo các công việc tuyển dụng truyền thống diễn ra suôn sẻ. Họ còn cần kết hợp xây dựng thương hiệu tuyển dụng, mở rộng nguồn ứng viên tài năng [talent pool]… cho doanh nghiệp trong tương lai.

Đọc thêm: Talent Acquisition Và Tiềm Năng Sự Nghiệp Bạn Chẳng Ngờ Tới

Vậy, vai trò quan trọng của Talent Acquisition là gì?

Một ví dụ đơn giản, Recruiter có thể bỏ qua hồ sơ của một ứng viên chưa phù hợp với doanh nghiệp vì nhiều lý do như chưa đáp ứng đủ kinh nghiệm, đang là sinh viên chưa tốt nghiệp,… Tuy vậy, Talent Acquisition sẽ vẫn tiếp tục tiếp cận ứng viên này để liên hệ cho các vị trí trong tương lai.

© Freepik.com

Việc này tùy rằng sẽ phải thực hiện liên tục, kéo dài và thường xuyên. Vậy lợi ích mang về của Talent Acquisition là gì? 3 “quả ngọt” liệt kê sau đây sẽ là lý do rất đáng để các doanh nghiệp cân nhắc xây dựng bộ phận Talent Acquisition cho mình:

Nguồn nhân tài dồi dào

Doanh nghiệp sẽ được sở hữu trong tay những thông tin ứng viên phù hợp, được cập nhật và bổ sung liên tục trong suốt một thời gian dài. Vì thế, phía công ty sẽ hiếm khi rơi vào tình trạng áp lực thời gian tìm kiếm nhân tài. 

Thậm chí các Talent Acquisition còn có thêm thời gian chọn lọc và cân nhắc ứng viên thật sự phù hợp với doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cạnh tranh

Không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác, chiến lược Talent Acquisition còn mang lại sự học hỏi và cạnh tranh tích cực trong chính doanh nghiệp. 

Những nhân tài trong doanh nghiệp sẽ dễ dàng “bắt đúng tần số” với nhau hơn, từ đó gia tăng hiệu suất làm việc của cả đội nhóm.

Giảm thiểu chi phí và thời gian tuyển dụng

Thay vì phải mất quá nhiều thời gian và chi phí cho việc đổi mới nhân sự mỗi khi không phù hợp; hay đầu tư thời gian cho các công việc như quảng cáo việc làm theo thời vụ không có chiến thuật cụ thể, phân loại thông qua hồ sơ và sàng lọc và phỏng vấn các ứng viên… 

Các chiến lược Talent Acquisition sẽ giúp doanh nghiệp bạn tránh khỏi những thất thoát không đáng có này.

9 điểm khác biệt giữa Talent Acquisition và Recruitment

Thời gian [Dài hạn – Ngắn hạn]

Như đã phân tích phía trên, đáp án cho điểm nổi trội của Talent Acquisition là gì được liên hệ mật thiết với tính dài hạn của hình thức này. 

© Freepik.com

Thay vì cố gắng tìm ứng viên mới càng nhanh càng tốt, người làm Talent Acquisition sẽ xây dựng kế hoạch và phương án chọn ứng viên phù hợp trong tương lai nếu vị trí đó chẳng may không có người làm.

Chiến lược tuyển dụng

Nếu với Recruiter, chiến lược tuyển dụng là Linear Process [Quy trình tuyến tính]; thì Talent Acquisition sẽ triển khai dưới dạng Ongoing Circle [Quy trình tuần hoàn liên tục].

Không dừng lại ở việc tìm người, quy trình tưởng chừng như “dài hơi” của Talent Acquisition giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới ứng viên, duy trì nguồn nhân tài bền vững như một vòng tuần hoàn khép kín, lặp đi lặp lại. 

Recruiter là một phần của Talent Acquisition

Dễ dàng có thể hình dung được, Recruiting chỉ là một phần của chiến lược Talent Acquisition. 

Recruiting được xem là bước đầu giúp doanh nghiệp tập trung vào phát triển thương hiệu tuyển dụng; góp phần giúp doanh nghiệp được nhiều người biết đến và tự động thu hút nhân tài đầu quân.

Yêu cầu công việc

Các Recruiter phần lớn sẽ dựa vào những thông tin có trong CV, kinh nghiệm làm việc hay những thông số để tuyển chọn ứng viên. 

© Freepik.com

Trong khi đó, người làm Talent acquisition còn cần cần học cách phân tích và dự đoán xu hướng. Nhờ thế doanh nghiệp có được lòng tin nơi nhân viên cũ, tuyển chọn được người tài và được lòng ứng viên tài năng. 

Kiến thức về phân khúc nguồn nhân lực

Chiến lược Talent Acquisition còn phụ thuộc vào sự thấu hiểu và tư duy nắm bắt nhanh chóng để phân định các phân khúc nhân lực, vị trí khác nhau trong doanh nghiệp, và cả thị trường lao động hiện có.

Điều này đặt ra những thách thức lớn cho người làm Talent acquisition. Khác với Recruiter, chuyên viên Talent Acquisition không những cần hiểu biết thấu đáo về hoạt động bên trong của công ty, mà còn phải xác định được các kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực mà mỗi vị trí yêu cầu là gì để có thể hướng dẫn lộ trình phát triển cho ứng viên của mình.

Định vị thương hiệu doanh nghiệp

Một sự thật bất ngờ mà ít ai để ý đến, chính là các doanh nghiệp ngày nay còn xây dựng thương hiệu để thu hút nguồn nhân tài – là những người tiêu dùng của doanh nghiệp. 

© Freepik.com

Vì thế, việc xây dựng hình ảnh và văn hóa công ty tích cực, đồng thời tạo dựng danh tiếng tốt dựa trên các sản phẩm và dịch vụ chất lượng là một phần quan trọng mà người làm Talent Acquisition cần chú ý. Điều này khác xa với Recruiter khi chỉ tập trung duy nhất vào một mảng tuyển dụng ứng viên, thay vì góp phần phát triển hình ảnh doanh nghiệp.

Quy trình quản lý nhân tài

Một cấp bậc cao hơn, kỹ năng không thể thiếu của các Talent Acquisition chính là quản lý nhân tài. Mọi quy trình không chỉ kết thúc ở việc tuyển chọn được ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp. 

Những công việc người làm Talent Acquisition phải tiếp tục thực hiện là gì? Chính là bao gồm các bước để duy trì, mở rộng mối quan hệ với các ứng viên, nhân sự tại doanh nghiệp.

Các chỉ số theo dõi và phân tích

Không một chiến lược thu hút nhân tài nào hoàn thiện nếu không có những chỉ số tiêu biểu, góp phần theo dõi và đưa ra những phân tích phù hợp. 

Bằng cách thu thập và phân tích thông tin thích hợp, bạn có thể liên tục cải thiện quy trình tuyển dụng của mình và đưa ra quyết định tuyển dụng tốt hơn. Từ đó cải thiện chất lượng tuyển dụng.

© Freepik.com

Rõ ràng, xây dựng nhân tài cần đi kèm với quá trình duy trì và phát triển nó – và đây cũng chính là một trong những điểm khác biệt bạn cần biết cho câu hỏi Talent Acquisition và Recruiter là gì?

Một khi đã thiết lập được mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng, doanh nghiệp hiển nhiên cần tìm cách duy trì và xây dựng những mối quan hệ đó. Nhờ vậy doanh nghiệp mới có khả năng lấp đầy những vị trí còn thiếu một cách hoàn chỉnh và hiệu suất tối đa nhất.

Nên lựa chọn Talent Acquisition hay tuyển dụng truyền thống?

Khó có thể đưa ra kết luận rằng liệu Talent Acquisition hay tuyển dụng truyền thống sẽ là bước đi khôn ngoan cho doanh nghiệp. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào quy mô doanh nghiệp nói riêng và đặc điểm của ngành hàng nói chung.

© Freepik.com

Với những doanh nghiệp hay ngành hàng có tốc độ thay đổi nhân sự nhanh và liên tục, đồng nghĩa với việc Talent Acquisition là một chiến lược đúng đắn cho họ. Tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng tính cạnh tranh, thu hút nhân tài… là những lợi thế không thể bỏ qua. Thế nhưng các doanh nghiệp này cũng phải đối đầu với những thách thức khi bước đầu xây dựng và duy trì bộ phận riêng cho mình.

Ngược lại, với các doanh nghiệp chỉ có nhu cầu thuê nhân sự mỗi năm một lần. Quy trình tuyển dụng truyền thống – đơn giản, linh hoạt… mới là hướng đi thông thái cho chủ doanh nghiệp.

Đọc thêm: Quy Trình Thu Hút Nhân Tài Để Đạt Hiệu Quả Cao Cho Doanh Nghiệp

Lời kết

Đến đây, bạn đã biết được điểm khác biệt giữa Talent Acquisition và Recruiter là gì chưa? Glints Việt Nam hy vọng những thông tin chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn có đủ cho mình kiến thức và cơ sở để chọn lựa công việc phù hợp hơn với mình trong tương lai. 

Hãy nhớ rằng: Dù bạn chọn Recruiter hay TA, hãy luôn giữ cho mình phong thái làm việc chuyên nghiệp. Có như vậy, bạn mới sớm tìm được đúng người nhanh chóng.

Nếu những thông tin trên hữu ích với bạn, hãy click ngay vào hashtag Talent Acquisition bên dưới để cập nhật những bài viết mới nhất về ngành Thu hút nhân tài [TA] nhé!

Bài viết được đóng góp bởi Nghia Nguyen.

Tác Giả

Video liên quan

Chủ Đề