Tại sao việc cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi lại quan trọng

Ngày nay, mọi người ngày càng bận rộn hơn với công việc và kèm theo đó họ ngày càng trở nên căng thẳng. Nếu như thời điểm trước đây, chúng ta làm việc 8h/ngày và trở về nhà nghỉ ngơi thì giờ đây mọi người thường xuyên mang việc về nhà. Họ liên tục kiểm tra email công việc thông qua điện thoại di động ở nhà [ngay cả khi đó là thời gian cho bữa tối] và đọc báo cáo công việc vào tối muộn. Làm việc với lịch và cường độ như vậy sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của mọi người. Đã đến lúc mọi người cần quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn và tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.

Nhiều cuốn sách phát triển cá nhân gợi ý rằng bạn nên kết hợp thời gian làm việc và giải trí để giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, trong thực tế việc này không hề dễ dàng. Để cân bằng tốt giữa thời gian cho công việc, gia đình, bạn bè và bản thân bạn cần có những kỹ năng quản lý căng thẳng. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về việc cân bằng cuộc sống cho dù bạn đang gặp phải áp lực từ gia đình hay các vấn đề liên quan đến công việc.

Cách để giảm stress

  1. Thiền là một hình thức tuyệt vời giúp bạn giảm căng thẳng vì nó giúp bạn được tĩnh tâm với thế giới ồn ào xung quanh. Đó là thời gian bạn lắng nghe hơi thở và suy nghĩ của chính mình. Bạn có thể tìm thấy sự bình an tuyệt vời. Duy trì việc ngồi thiền từ 15-30 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe và loại bỏ sự lo lắng.
  2. Yoga sử dụng hơi thở và các bài tập để giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi. Điều quan trọng nhất trong yoga là sự tập trung. Sự tập trung này buộc bạn phải loại bỏ những áp lực công việc ra khỏi tâm trí của bạn.
  3. Tập thể dục là phương pháp hiệu quả để giảm stress và tốt cho sức khỏe. Việc tập thể dục hàng ngày giúp tim mạch của bạn hoạt động tốt hơn. Khi trái tim khỏe mạnh, bạn sẽ ít căng thẳng hơn, ít lo âu và nhiều năng lượng hơn để giải quyết vấn đề khó khăn.
  4. Hát là cách nhiều người dùng để giải tỏa mệt mỏi và căng thẳng. Khi hát và hòa điệu với giai điệu của một ca khúc bạn yêu thích sẽ giúp điều chỉnh cảm xúc rất tốt. Vì vậy, đừng ngại sử dụng phương pháp hát hò để loại bỏ căng thẳng.
  5. Châm cứu cũng là cách giảm sự lo lắng và căng thẳng. Theo Trung tâm Wellness Jade Tree, châm cứu sử dụng các điểm áp lực để giảm bớt sự lo lắng của bạn.
  6. Massage trị liệu là một cách khác để giảm bớt căng thẳng. Massage trị liệu được thiết kế để chữa bệnh căng thẳng trong cơ thể của bạn. Sự căng thẳng này thường được gây ra bởi stress.

Làm thế nào để cân bằng giữa công việc và gia đình

Khi bạn đã biết cách giảm bớt căng thẳng và lo lắng cũng là lúc bạn bắt tay vào tìm lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Bạn sẽ biết cách đối phó và giải quyết các vấn đề của lũ trẻ nhà bạn hay sẽ tập trung vào những gì cần phải thực hiện.

  1. Dành thời gian vui vẻ bên gia đình. Hãy đảm bảo có đủ thời gian cho gia đình nhỏ của bạn và biến khoảng thời gian đó thành những khoảnh khắc vui vẻ, đáng nhớ. Một buổi dã ngoại thú vị cùng cả gia đình, một bữa tối ấm cúng hay chỉ là những buổi trò chuyện, tâm sự cùng các con sẽ khiến không khí gia đình bạn thêm hạnh phúc đấy.
  2. Những bữa tối thường xuyên. Có lẽ điều khó khăn nhất với các gia đình hiện nay là thời gian ăn tối cùng nhau. Ngay cả khi ăn cùng nhau, rất nhiều thành viên sử dụng điện thoại di động cá nhân. Hãy thiết lập quy tắc chung mà không có điện thoại trên bàn ăn.
  3. Trò chuyện. Đã bao lâu rồi bạn không trò chuyện cùng các con? Lần cuối cùng bạn hỏi thăm tình hình học tập ở trường của con bạn là khi nào? Trò chuyện là phương thức giúp bạn hiểu bé hiệu quả, hãy bắt đầu bằng các chủ đề thú vị như cuốn sách mới, một người bạn mới quen của con, những hoạt động hàng ngày của trẻ,… Đặc biệt, hãy hỏi về ước mơ của trẻ và khuyến khích chúng.
  4. Một buổi dã ngoại cả gia đình. Lên kế hoạch đi chơi xa cho cả gia đình dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ lễ vừa giúp gắn bó tình cảm gia đình vừa có thể giảm căng thẳng đấy.

Các chuyên gia đồng ý rằng việc giảm căng thẳng là điều cần thiết trong việc cân bằng công việc và cuộc sống của bạn. Hãy thực hiện đều đặn có bước đơn giản ở trên để loại bỏ bớt những áp lực tiêu cực trong cuộc sống. Chúc bạn tìm được cảm hứng cho cuộc sống của mình.

Minh Hằng – Dịch từ Lifehack

1. Tận hưởng những niềm vui nhỏ

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống được hiểu là bạn trân trọng cả hai yếu tố:Công việcvà cuộc sống riêng. Bạn có thể tận hưởng những niềm vui nho nhỏ tại nơi làm việc như một tách cà phê hoặc trà mà bạn ưa thích để bắt đầu tuần làm việc đầy hứng khởi. Ngày thứ hai không phải lúc nào cũng kinh khủng, và những niềm vui của bạn không phải cứ chờ đến cuối tuần. Bạn vẫn có thể nhấm nháp ít thức uống như cocktail hoặc đi xem phim sau giờ làm việc. Hãy chia nhỏ lịch giải trí của bạn để tuần làm việc lúc nào cũng vui tươi.

2. Quản lý thời gian tại nơi làm việc

Có khi bạn chỉ chú tâm vào việc mình làm mà quên mất lý do tại sao bạn phải làm việc đó. Các chuyên gia nhân sự đều khuyến khích bạn nên nghỉ ngơi đúng lúc để cơ thể có thể tái sinh sức lao động. Thường thì nhiều người bị dính chặt vào những việc nhỏ nhặt nên không dành thời gian cho những việc quan trọng hơn. Bạn nên dành ít thời gian sắp xếp lại suy nghĩ của bạn để quản lý thời gian làm việc chặt chẽ hơn, từ đó sẽ dần dần cân bằng được công việc và cuộc sống tốt hơn.

3. Biết dừng đúng lúc

Bạn sẽ thấy đa phần là lúc nào cũng làm hoài không hết việc. Gọi điện cho đối tác, hỗ trợ khách hàng, chỉnh sửa kế hoạch kinh doanh... Nhiều người tự hào vì họ làm chăm chỉ và nhiều giờ hơn người khác, nhưng điều này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng nhanh chóng. Khi bạn bị dồn quá nhiều việc là lúc bạn nên xem lại bản thân mình cũng như mức lương bạn được trả so với thời gian bạn bỏ ra. Nhiều nhân viên lúc nào cũng làm quá giờ, và lúc nào cũng chỉ cố gắng hoàn thành một danh sách dài dằng dặc hơn là lên kế hoạch cho mỗi ngày làm việc.

4. Công nhận thành quả của bạn

Chúng ta thường chỉ tập trung vào những việc chưa hoàn thành hoặc những việc cần phải điều chỉnh. Bạn cần nhớ rằng không phải lúc nào cũng chỉ nhìn mọi việc một cách tiêu cực. Tập trung vào thế mạnh của bạn, những gì bạn đã đạt được, những khách hàng mà bạn đã phục vụ tận tình. Tương tự, đừng tiếc lời khen của bạn dành cho đồng nghiệp khi họ đạt được kết quả tốt. Hãy tự hào vì những gì mình làm và thể hiện cho sếp bạn thấy thành quả bạn đạt được.

5. Ngừng “kết nối” với công việc

Việc này không phải lúc nào cũng thực hiện được, nhưng nỗ lực ngừng kết nối của bạn sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống và công việc tốt hơn rất nhiều. Chúng ta đang sống trong một thế giới kết nối internet mọi lúc mọi nơi, nhưng bạn có thể chọn hoặc kết nối hoặc không và bạn có thể điều chỉnh cài đặt các thiết bị của mình để “ngừng kết nối” với công việc. Bạn sẽ không thấy thông báo tin nhắn hay email làm ảnh hưởng đến thời gian bạn nghỉ ngơi.

6. Hãy nghỉ phép

Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng bạn sẽ rất kinh ngạc nếu biết rằng nhiều người không hề có thời gian đi du lịch để tách họ ra khỏi công việc và giảm căng thẳng. Tạm “xa lánh” công việc cũng là cách bạn quản lý thời gian vì đây là lúc đầu óc bạn lấy lại sự minh mẫn sáng suốt vốn có. Bạn nên nghỉ phép định kỳ hoặc những dịp cuối tuần khi phải làm việc liên tục để hồi phục năng lượng và giữ sự tập trung cần thiết cho công việc.

Bạn hãy luôn nhớ rằng công việc chỉ là công việc. Bạn có thể yêu hoặc ghét việc mình làm, nhưng nói chung thì công việc đa phần là như nhau. Vì vậy bạn nên làm những gì có thể tạo ra niềm vui cho bản thân mình và để sau giờ làm việc bạn vẫn còn có thể tận hưởng cuộc sống của riêng mình.

Sự mất cân bằng - tình trạng xung đột giữa công việc và cuộc sống - xảy ra khi con người không thể chu toàn trách nhiệm của bản thân dù là trong công việc hay ngoài công việc, hoặc khi những trách nhiệm này trở nên quá tải, lấn át hay chồng chéo lẫn nhau. Tình trạng này gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần của con người, để rồi theo thời gian, con người trở nên yếu ớt và dễ mắc phải những bệnh tật về mặt thể chất.

Theo báo cáo quốc gia của Tổ chức nghiên cứu về Sự nghiệp và Gia đình [Canada] vào năm 2002, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống được định nghĩa là một tình trạng tích cực mà ở đó, con người có thể sắp xếp và quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả để hoàn thành tốt nhiều trách nhiệm của bản thân trong công việc, trong gia đình và trong cộng đồng của mình. Theo các nhà khoa học, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không phải là một “nhiệm vụ bất khả thi” như nhiều người trong chúng ta thường lầm tưởng, mà nó là một mục tiêu mà chúng ta hoàn toàn có thể đạt được. Mỗi người lại có một quan điểm và định mức khác nhau về việc thế nào là cân bằng, và cân bằng bao nhiêu là đủ. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống giúp con người đảm bảo và hài hòa được các nhu cầu của bản thân về mặt sức khỏe, tinh thần, tình cảm, gia đình cùng các mối quan hệ ngoài xã hội, và bảo vệ bản thân khỏi các tác động tiêu cực từ stress và những biến cố không mong muốn.

Phụ nữ dễ căng thẳng giữa sự nghiệp và áp lực từ thiên chức làm mẹ, chăm sóc con cái

Những tác hại

Thống kê cho thấy hơn 1/4 dân số Hoa Kỳ thừa nhận mình bị “căng thẳng thần kinh tột độ” trong vấn đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Khảo sát mỗi năm ở Anh đều cho ra kết quả rằng cứ 10 người đi làm thì có 3 người trở thành nạn nhân của các chứng bệnh hoặc bất ổn về mặt tâm lý và tinh thần vì áp lực công việc. 13% dân số Anh làm việc hơn 49 giờ một tuần; trong khi đó, một công trình nghiên cứu vào năm 2008 của Kleppa và các cộng sự cùng nhiều nghiên cứu tương tự khác đã khẳng định rằng những người làm việc hơn 49 giờ/tuần có nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn lo âu, căng thẳng thần kinh và trầm cảm nhiều hơn người bình thường.

Cụ thể, khảo sát của Quỹ tài trợ các dự án bảo vệ Sức khỏe Tinh thần của Anh quốc cho thấy:

- 1/3 số người được khảo sát cảm thấy bất mãn vì việc theo đuổi sự nghiệp khiến họ phải hy sinh quá nhiều điều ý nghĩa khác trong cuộc sống của mình.

- Hơn 40% số người đi làm được khảo sát thừa nhận rằng áp lực công việc khiến họ trở nên hờ hững hoặc bỏ mặc nhiều khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống, và điều này về lâu dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của họ.

- Trong số những người đang làm việc hơn 40 giờ/tuần, hơn 27% trả lời rằng họ bị trầm cảm vì công việc, 34% kể rằng họ luôn cảm thấy bất an về cuộc sống mất cân bằng mà mình đang phải chịu đựng, và 58% nói rằng họ căm ghét tình trạng hiện tại của bản thân.

- Người nào làm việc càng nhiều giờ, người đó càng tiêu tốn nhiều thời gian ngoài công việc chỉ để lo nghĩ về nó, khiến họ hầu như không còn thời gian cho cuộc sống cá nhân. Số giờ làm việc càng tăng, con người càng cảm thấy bất hạnh và thất vọng về cuộc sống.

- Số phụ nữ thừa nhận tình trạng căng thẳng do mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống nhiều hơn nam giới [42% so với 29%], nhiều khả năng do xung đột giữa sự nghiệp và áp lực từ thiên chức làm mẹ và trách nhiệm chăm sóc con cái.

- Gần 2/3 số người được khảo sát khẳng định rằng họ đã từng ít nhất một lần hứng chịu hậu quả rõ rệt từ sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những hậu quả này bao gồm việc thiếu thời gian cho các hoạt động phát triển bản thân, thường xuyên mắc phải các chứng bệnh “lặt vặt” về thể chất lẫn tinh thần, các mối quan hệ xã hội nghèo nàn, cuộc sống gia đình nhàm chán hoặc thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.

Hãy tập cho bản thân mình thói quen thư giãn, vận động cơ thể, thể dục thể thao

Tình trạng căng thẳng thần kinh do áp lực từ công việc và cuộc sống khiến chúng ta mất tập trung, thường xuyên cảm thấy âu lo, bất an, cáu bẳn, và dần dần hủy hoại các mối quan hệ của chúng ta. Nếu tình trạng này kéo dài, nó làm suy yếu hệ miễn dịch của con người, khiến chúng ta dễ mắc phải nhiều loại bệnh tật về mặt thể chất, từ các cơn đau đầu, đau lưng cho đến bệnh tim và nhiều căn bệnh mãn tính nghiêm trọng khác. Nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định rằng tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài làm tăng gấp đôi nguy cơ trụy tim ở người.

Giải pháp

Đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân là một điều hoàn toàn có thể làm được, và lợi ích chúng ta nhận được từ việc đó là vô giá. Khi người lao động có một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, có sức khỏe tốt hơn, biết chu toàn trách nhiệm của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Quỹ tài trợ các dự án bảo vệ Sức khỏe Tinh thần của Anh chia sẻ một vài đề xuất giúp chúng ta có được một cuộc sống cân bằng như sau:

- Học cách tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống và sự nghiệp của mình. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải mạnh dạn lên tiếng mỗi khi cảm thấy công việc của mình đang khiến mình phải hy sinh cuộc sống cá nhân một cách vượt quá giới hạn cho phép. Người lao động cần phải xác định áp lực công việc của mình đến từ đâu để có thể nhận diện vấn đề và giải quyết nó.

- Đừng chỉ làm việc chăm chỉ, mà hãy làm việc thông minh. Để có thể làm việc hiệu quả mà không mất nhiều thời gian, bạn cần phải biết xác lập thứ tự cũng như mức độ ưu tiên cho từng mục tiêu và phần việc. Cho phép bản thân mình có đủ thời gian để hoàn thành mỗi mục tiêu hoặc phần việc, và tuân thủ thời gian biểu đó. Điều này sẽ giúp bạn cắt giảm được những hoạt động tiêu tốn thời gian nhưng không mang lại hiệu quả, chẳng hạn như những cuộc gặp gỡ và nói chuyện tuy kéo dài nhưng không giúp bạn và các đối tác hay đồng nghiệp của mình giải quyết được những vấn đề quan trọng nhất.

- Cho phép bản thân mình được nghỉ ngơi trong cơ quan: tận dụng khoảng thời gian nghỉ trưa để ăn uống đầy đủ, thư giãn hoặc rời  khỏi văn phòng hít thở khí trời.

- Xác định rõ giới hạn giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Chỉ nên mang việc công ty về nhà làm trong những trường hợp thực sự cần thiết. Mỗi khi phải mang việc về nhà làm, đảm bảo rằng bạn làm việc trong những không gian nhất định - chẳng hạn như phòng làm việc riêng và đóng cửa lại - để không ảnh hưởng đến không khí gia đình.

- Hãy lưu ý bản thân mình rằng việc làm việc quá sức hoặc hy sinh cuộc sống cá nhân vì công việc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và các mối quan hệ của mình. Hãy tập cho bản thân mình thói quen thư giãn, vận động cơ thể, tham gia các hoạt động thể dục thể thao hoặc dành thời gian cho những sở thích cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ngay cả vài phút thư giãn đơn giản như nghe nhạc cũng có tác dụng giúp chúng ta hạ huyết áp và cân bằng nhiều hoạt động chuyển hóa trong cơ thể chúng ta. Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân rằng việc dành thời gian cho những điều mình yêu thích cũng quan trọng và đáng đầu tư tương đương công việc hay sự nghiệp lâu dài; có như vậy, chúng ta mới có thể có được một cuộc sống thực sự hạnh phúc và trọn vẹn!


Video liên quan

Chủ Đề