Vì sao các ngân hàng thương mại cần tăng vốn tự có

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. BÀN VỀ VẤN ĐỀ TĂNG VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Đỗ Thị Hằng Phạm Thị Hương Lê Vốn tự có có vai trò to lớn trong hoạt động của ngân hàng thương mại [NHTM], vì vốn tự có là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng, là “tấm đệm chống đỡ rủi ro”. Do đó trong thời gian qua, đặc biệt là do tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO mà nhiều NHTM trong nước đã liên tục tăng vốn tự có bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là liệu tăng vốn tự có có phải là giải pháp duy nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hiện nay hay không? Bài viết xin được trao đổi một số ý kiến xung quanh vấn đề này. Trước hết phải khẳng định rằng vốn tự có là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, vì nó thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân NHTM. Vốn tự có không chỉ là cơ sở, là tiền đề để phát triển các nguồn vốn khác mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro, các chủ nợ [người gửi tiền]. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, các NHTM đều quan tâm đến việc tăng vốn tự có. Hiện nay các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp sau để tăng vốn tự có: - Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm là giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngân hàng cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu ngân hàng. Vì vậy, nếu ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo ngân hàng. 1
  2. - Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng năng lực đòn bẩy tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm “loãng” quyền sở hữu. - Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: Là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng. - Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu, nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của ngân hàng và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Đối với ngân hàng, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ có lợi thế như trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu không có tính chuyển đổi; ngân hàng sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường [điều này dẫn tới việc làm cho giá cổ phiếu thường bị sụt giảm]; thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây không bị giảm sút; giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, vì với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thì mặc dù lãi suất cao hơn so với huy động tiền gửi ngắn hạn nhưng khi ngân hàng có nguồn vốn ổn định thì có thể cho vay các dự án có thời gian dài hơn, điều này đồng nghĩa với việc có được một mức lãi suất cao hơn, mặt khác, do khách hàng mua trái phiếu chuyển đổi có thêm quyền và cơ hội sở hữu cổ phiếu của ngân hàng [đặc biệt trong trường hợp ngân hàng có uy tín lớn] sẽ chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn, do vậy ngân hàng có thể đưa ra một mức lãi suất “mềm” hơn khi phát hành loại trái phiếu này, kết quả là chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra cao hơn dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Đối với nhà đầu tư khi nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị tiềm ẩn của thị trường vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như vậy, trái phiếu chuyển đổi cũng gây ra một số bất lợi có thể có đối với ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng như khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số cổ phiếu lưu hành, từ đó cũng gây ra sự thay đổi trong việc kiểm soát ngân hàng; nợ của ngân hàng giảm thông qua chuyển đổi cũng có nghĩa là mất đi sự cân bằng của cán cân nợ vốn. 2
  3. Thông qua các biện pháp như trên, biểu đồ sau đây sẽ cho chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng của vốn tự có cũng như tỷ trọng vốn tự có so với tổng tài sản có của các NHTM Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể. VỐN TỰ CÓ Nghìn tỷ đồng 49 50 43 45 40 35 32 30 26 25 20 15 10 5 0 Q4/2003 Q4/2004 Q4/2005 Q2/2006 VỐN TỰ CÓ/TỔNG TÀI SẢN Đơn vị tính: % 5.19 5.2 5.11 5.1 5 4.9 4.82 4.8 4.76 4.7 4.6 4.5 Q4/2003 Q4/2004 Q4/2005 Q2/2006 3
  4. Như vậy, xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đặc biệt của vốn tự có, lại trong điều kiện cạnh tranh do Việt Nam gia nhập WTO, theo cam kết của Chính phủ Việt Nam từ ngày 01/04/2007, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam và các ngân hàng này được đối xử như các ngân hàng nội địa [được huy động vốn bằng đồng Việt Nam không hạn chế, đặc biệt là được phát hành thẻ tín dụng] sẽ là một thách thức lớn đối với các TCTD trong nước nói chung và các NHTM nói riêng. Do đó, việc các NHTM tăng vốn tự có là hết sức cần thiết, nhưng vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại của ngân hàng, nên nếu vốn tăng quá nhanh nhưng hoạt động ngân hàng không tăng tương ứng, trình độ quản lý không theo kịp, hay vốn tăng nhưng ngân hàng chưa thực sự vững mạnh theo đúng chuẩn mực quốc tế thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là các NHTM phải xác định được mức vốn tự có cần thiết đủ để bù đắp rủi ro, đồng thời lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, nhằm đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng./. 4

Page 2

YOMEDIA

ThS. Đỗ Thị Hằng Phạm Thị Hương Lê Vốn tự có có vai trò to lớn trong hoạt động của ngân hàng thương mại [NHTM], vì vốn tự có là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng, là “tấm đệm chống đỡ rủi ro”. Do đó trong thời gian qua, đặc biệt là do tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO mà nhiều NHTM trong nước đã liên tục tăng vốn tự có bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. ...

25-03-2011 1093 241

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Vốn tự có là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo luật định. Vốn tự có tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM song nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ VTC được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn tự có cũng là căn cứ để tính toán các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Cùng các chuyên gia của Phân tích tài chính Phân tích tình hình vốn tự có của Ngân hàng thương mại qua bài viết sau đây nhé!

Do chức năng quan trọng của vốn tự có là để bù đắp những tổn thất phát sinh từ nghiệp vụ tín dụng, đầu tư và những rủi ro khác nên cơ cấu và mức vốn tự có thích hợp là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và khuyến khích hoạt động kinh doanh của ngân hàng. khóa học xuất nhập khẩu online

Vốn tự có của ngân hàng càng lớn càng làm tăng sự tín nhiệm trong công chúng, tăng sức chịu đựng của ngân hàng khi tình hình tài chính chung lâm vào tình trạng khó khăn. Vốn tự có của ngân hàng càng lớn càng lớn càng làm tăng khả năng tạo lợi nhuận cho ngân hàng vì có thể đa dạng hoá các hoạt động, từ đó có nhiều cơ hội tạo ra tiền hơn mẫu phiếu thu

Tuy nhiên, tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn của ngân hàng quá lớn sẽ làm cho mức lợi nhuận chia cho cổ đông thấp. Vấn đề đặt ra là vốn tự có của ngân hàng ở mức bao nhiêu là hợp lý. Sẽ là khó có câu trả lời chung nhất cho mọi ngân hàng, ở mọi quốc gia song có thể chắc chắn rằng việc xác định qui mô vốn tự có hợp lý cho một ngân hàng cần xem xét trong mối liên quan với các rủi ro ngân hàng học kế toán tổng hợp ở đâu tốt

Bởi vậy, nội dung chủ yếu của việc đánh giá tình hình vốn tự có là xem xét mức vốn tự có của ngân hàng có khả năng chịu đựng được những rủi ro trong kinh doanh hay không?

Để đo lường và quyết định mức vốn tự có hợp lý của một ngân hàng người ta thường xem xét vốn tự có trong mối liên hệ với nhiều khoản mục khác nhau của Bảng cân đối kế toán như: tổng tiền gửi, tổng tài sản và tổng tài sản rủi ro. Khi đánh giá tình hình vốn tự có, các nhà phân tích thường quan tâm đến các vấn đề sau:

– Đánh giá tình hình tăng, giảm vốn tự có qua các thời kỳ, sự thay đổi của cơ cấu vốn tự có. Sự thay đổi về qui mô, cơ cấu vốn tự có thường được thể hiện qua chỉ tiêu: tổng mức vốn tự có, tốc độ tăng [giảm] vốn tự có giữa kỳ này so với kỳ trước, tỷ trọng từng khoản vốn tự có [vốn điều lệ, từng quĩ…] trong tổng vốn tự có của ngân hàng incoterm 2020 có bao nhiều điều kiện

– So sánh mức vốn điều lệ với mức vốn pháp định. Theo qui định hiện hành, vốn điều lệ của các ngân hàng phải có qui mô không nhỏ hơn mức vốn tối thiểu do Nhà nước qui định [hay vốn pháp định]. Một ngân hàng được cấp phép và hoạt động nếu số vốn đã góp hoặc đã được cấp đạt tới 50% vốn điều lệ và phải góp đủ phần còn thiếu sau một khoảng thời gian ấn định [12 tháng đối với ngân hàng thương mại cổ phần, 5 năm đối với ngân hàng thương mại Nhà nước] kể từ ngày được cấp phép. vba cơ bản

– Đánh giá tình tình trích lập quỹ: chủ yếu là so sánh với mức trích lập thực tế so với mức trích qui định, tỷ lệ trích lập từng quĩ so với vốn điều lệ để đánh giá tình hình trích lập các quĩ của ngân hàng có tốt hay không. Trong các quĩ của ngân hàng, các nhà phân tích luôn đặc biệt chú ý đến việc trích lập và sử dụng 2 quĩ: quĩ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ và quĩ dự đặc biệt [nay là quĩ dự phòng tài chính] để bù đắp rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để xem xét đánh giá:

>>> Xem thêm:  Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

Trên đây cách Phân tích tình hình vốn tự có của Ngân hàng thương mại  Để tránh gặp phải sai sót khi làm báo cáo tài chính bạn có thể  tham gia các khóa học về tài chính doanh nghiệp ở các Trung tâm uy tín.

Mời các bạn like page Phân tích tài chính để tham khảo thêm nhiều kiến thức hơn về tài chính nhé! 

Video liên quan

Chủ Đề