Tại sao tướng chu văn tấn bị bắt

Thượng tướng Chu Văn Tấn!
[fb Hoang Nguyen Hong, 29-9-2017]

Đang nghĩ gì ư ?
Mình nghĩ về tháng 9, con số 9 và Thượng tướng Chu Văn Tấn. Về bi kịch một con người!
Tháng 9 năm 1940 ngày 22, một thanh niên dân tộc Nùng có học [đã là Thầy giáo] được ý tưởng của Kỹ sư Hoàng Văn Thụ thu hút, khơi dậy lòng yêu nước và ý thức làm người Việt, nhân cơ hội giặc Nhật tấn công quân đội Pháp đồn trú ở Lạng Sơn, bỏ đồn chạy về Bắc Sơn. Anh thanh niên có học này, đã cùng bạn hữu có cùng chí hướng, phục đón ở Đèo Tam Canh [xã Long Đống] chặn tàn quân Pháp, tước vũ khí súng đạn và trang bị cho lực lượng thanh niên dân tộc Nùng, Tày, Dao… do anh chỉ huy làm nên Khởi nghĩa Bắc Sơn ngày 27 [tháng 9 năm 1940]. Người thanh niên dân tộc Nùng có học, đã tự cầm súng và quy tụ thanh niên các dân tộc thiểu số, lập nên Cứu Quốc quân…một trong những lực lượng tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này. Đó là Tân Hồng-Chu Văn Tấn; người sau đó, vào tháng 2 năm 1941 dẫn đường cho ông Đặng Xuân Khu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh và hai đại diện Xứ ủy Trung kỳ và Nam kỳ….vượt biên giới, đi vòng sang đất Trung Hoa Dân Quốc [Tĩnh Tây, Quảng Tây] do Tưởng Giới Thạch quản lý, rồi mới quay về Pắc Bó, gặp cụ Nguyễn Ái Quốc làm nên sự kiện Hội nghị Trung ương 8 năm 1941 và ra đời Mặt trận Việt Minh. Trên chặng đường đi, ông Hoàng Quốc Việt do đau chân không theo kịp đoàn, ông Chu Văn Tấn phải quay lại đón và cõng Hoàng Quốc Việt trên lưng, chạy theo đoàn.
Tại Hội nghị Quốc dân Tân Trào [tháng 8 năm 1945] ông Chu Văn Tấn được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do cụ Hồ Chí Minh đứng đầu. Người thanh niên dân tộc Nùng có học này, trong kháng chiến chống Pháp năm 1948 được phong Thiếu tướng cùng 8 người khác [cùng Thiếu tướng] và Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, năm 1959 được phong Thượng tướng, đó là ông Chu Văn Tấn [bí danh Tân Hồng].
Thượng tướng Chu Văn Tấn trong chống Pháp đã từng giữ chức Chánh án Tòa án Quân sự Cấp cao, là Bí thư Liên Khu ủy, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Kháng chiến Liên khu I; trong chống Mỹ là Bí thư Khu ủy, Chủ tịch Khu tự trị Việt Bắc, Chính ủy kiêm Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Quân khu Việt Bắc và khi nước Việt Nam thống nhất [1975-1976] là Phó Chủ tịch Quốc hội kiêm Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thượng tướng Chu Văn Tấn sinh 1910, vào Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1936. Cả đời vì đất nước, vì dân tộc Việt Nam, vang danh “Hổ xám núi rừng Việt Bắc” một thời đánh Pháp; là niềm tự hào, là tấm gương yêu nước và ý thức tự trọng dân tộc, ý chí và khí tiết ngay thẳng, bình đẳng vươn lên, lòng quả cảm và kiên trinh…cho các thế hệ thanh niệm các dân tộc thiểu số Việt Bắc nói theo và tự nguyện tham gia Mặt trận Việt Minh, tham gia chống Pháp và đánh Mỹ, thống nhất đất nước.
Thượng tướng Chu Văn Tấn một con người suốt đời sống ngay thẳng, chân thành và trung thực lại bị tai họa bất ngờ giáng xuống, bởi chính từ đồng chí mình, một con chưa thành người rất nham hiểm,  đọc ác, nhân danh tổ chức và lạm dụng quyền lực, đã cho công an ngấm ngầm theo dõi từ tháng 9 năm 1976 và buộc Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thống nhất Chu Văn Tấn phải âm thầm lặng lẽ chịu đựng sự khống chế, quản thúc, tra xét, thẩm vấn của hai đồng chí và đồng loại mình suốt năm năm, từ ngày 14 tháng 7 năm 1979 [bắt trong Bệnh viện] đến ngày 22 tháng 04 năm 1984 [chết nơi giam giữ]. Trước đây, do đi theo Cụ Hồ và hoạt động Việt Minh, nên bố đẻ ông Chu Văn Tấn đã bị thực dân Pháp bắt bỏ tù và chết trong Nhà tù Chợ Chu [Định Hóa, Thái Nguyên]; nay đất nước thống nhất đường đường là một Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội lại bị chính đồng chí mình bày ra mưu ma, chước quỷ, vu khống ám hại về chính trị, tinh thần và thể xác, buộc Thượng tướng Chu Văn Tấn [Phó Chủ tịch Quốc hội] tuy thể xác còn sống, nhưng mất hết quyền tự nhiên của con người và quyền công dân, đã âm thầm chịu đựng và lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng lúc nào không ai hay, trong căn phòng lạnh lẽo, không vợ con, không người thân thích lúc lâm trung, để lại thân xác nơi giam giữ và thoát trí khôn về nơi Tiên tổ họ Chu, rừng hồi, núi đá, đồng ruộng quê hương ở Đình Cả-Võ Nhai [Thái Nguyên].
Theo kể lại của người ghi chép trong các lần gặp của hai nhân vật [Th, Đ], ông Chu Văn Tấn đã khảng khái nói thẳng với hai con người là kẻ khốn nạn và lừa dối; ông rất minh mẫn phản bác những ý đồ đen tối, lừa phỉnh lường gạt của hai con người Th và Đ. Mỗi lần gặp như thế, thần sắc ông Chu Văn Tấn đều toát lên ý chí của một vị tướng, giữ trọn niềm tin vào cụ Hồ Chí Minh và khẳng định việc làm đại nghĩa của mình là vì dân tộc, vì đất nước và chủ quyền quốc gia. Nhưng hai nhân vật kia không mảy may động lòng và báo cáo với trung thực với Trung ương, nên tiếp tục giam cầm, không điều tra, đưa ra tòa xét xử ông Chu Văn Tấn cho đến chết [22 tháng 4 năm 1984].
Thế là “Hổ xám núi rừng Việt Bắc” một thời đánh Pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người sáng lập và Chỉ huy Lực lượng Cứu Quốc quân năm xưa, Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, khởi nguồn làm cách mạng từ một thanh niên dân tộc Nùng với tên cúng cơm là Chu Văn Tấn, bí danh hoạt động bí mật là Tân Hồng [ánh sáng mới] chân đất năm xưa, cầm súng đánh giặc ngoại xâm, nay sạch bóng quân thù [Pháp, Mỹ], sống giữa trời của ta, đất của ta và giang sơn liền một dải, các dân tộc miền thượng và miền xuôi đoàn tụ, sống yên vui và bình đẳng, lại rơi tõm xuống bẫy đồng chí, đồng loại và không sao thoát ra được, đành ôm hận nhưng ngẩng cao đầu và giữ vững khí tiết làm người, thân hình tuy bị còm cõi, nhưng tâm hồn trong sáng và trí tuệ minh mẫn, nhẹ bước về với Đất Tổ quê hương, nơi các anh linh chiến sỹ Cứu Quốc quân hy sinh và yên nghỉ một thời Khởi nghĩa Bắc Sơn 1940. Đúng là “Cái Tôi hoàn lại Đất Trời; trả Tôi mắt mũi thủa thời chưa sinh” như câu thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khắc trên Đại Hồng Chung, treo trong Gác chuông ở Núi Rồng Vũng Chùa-Đảo Yến [xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình] nơi linh thánh Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng linh thần Đất Nước “Trấn giữ” chủ quyền và sự bình yên biển đảo, vùng trời và đất liền khúc ruột miền Trung.
Con số 9 thật ấn tượng, mầu nhiệm và diệu kỳ. Tháng 9 năm 1940 ngày 22, ông Chu Văn Tấn chặn tàn quân Pháp, tước súng giặc ở Đèo Tam Canh, ngày 27 Chu Văn Tấn cầm súng khởi nghĩa Bắc Sơn [Lạng Sơn]. Tháng 9 năm 1945, ngày mùng 2, cụ Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, Khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 9 năm 1969, cũng đúng ngày mùng 2, lúc trên dưới 9 giờ [đầu cuối giờ Thìn] cụ Hồ Chí Minh, âm thầm và lặng lẽ quay về với Tiên tổ họ Nguyễn-họ Hồ và dân tộc Tiên Rồng!
Suy ngẫm nhiều về con số 9 định mệnh và diệu kỳ là thế. Xin tạm nêu đôi điều. Mong muôn người, cùng suy ngẫm!

Tây Hồ, sáng 29-9-2017, giữa giờ Thìn.
Ls Hoàng Nguyên Hồng

Là người chỉ huy Cứu quốc quân bảo vệ căn cứ địa cách mạng, Chu Văn Tấn còn được mệnh danh là “Hùm xám Bắc Sơn”. Tại Hội nghị Quân sự Bắc kỳ [5.1945], Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng, Chu Văn Tấn làm Chính trị viên.

Có một điều ít ai biết rằng người Pháp luôn đặt câu hỏi về vị tướng mang biệt danh “Hùm xám Bắc Sơn” đã từng khiến họ mất ăn mất ngủ.

Nữ đạo diễn Nguyễn Thị Xuân Phượng, tác giả hồi ký Gánh gánh gồng gồng [NXB Hội Nhà văn, 2020], chia sẻ: Năm 1967 - 1968, đạo diễn người Pháp, Gérald Guillaume, sang Việt Nam làm bộ phim tài liệu Hồ Chí Minh - chân dung một lãnh tụ. Bà Nguyễn Thị Xuân Phượng làm phiên dịch. Viết xong kịch bản và quay xong những thước phim nhựa tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Gérald Guillaume đề đạt nguyện vọng muốn dựng thêm bộ phim về một nhân vật lãnh đạo khác nhưng phải “rất Việt Nam”. Hồ Chủ tịch vui vẻ nói: “Đồng chí Vũ Kỳ sẽ lo thủ tục đưa đoàn lên Việt Bắc, làm phim về “Hùm xám Bắc Sơn”!

Đạo diễn Gérald Guillaume lên Thái Nguyên, vào Bộ Tư lệnh Quân khu Việt Bắc. Đoàn làm phim được Thượng tướng Chu Văn Tấn - Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu - tiếp đón thịnh tình. Sau đó đích thân Thượng tướng đưa đoàn về phỏng vấn và thực hiện quay tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, quê hương ông. Rồi ông dẫn đoàn đi lấy tư liệu ở các địa danh lịch sử mà Đội du kích Bắc Sơn, Trung đội Cứu quốc quân từng chiến đấu, trong đó có vai trò chỉ huy của ông.

Trước sự lớn mạnh của các đơn vị Cứu quốc quân ở khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai của Việt Minh, thực dân Pháp tập trung lực lượng mở các cuộc càn quét tàn khốc. Không bắt được Chu Văn Tấn, thực dân Pháp và chính quyền tay sai cho bắt cụ thân sinh ra ông bỏ tù hòng chiêu dụ ông về hàng. Tàn bạo hơn, chúng còn cho đào phần mộ tổ tiên của ông lên...

Để tránh bị tiêu diệt, Chu Văn Tấn cùng ban chỉ huy Cứu quốc quân thống nhất chủ trương “hóa chỉnh vi linh”, đưa bộ phận lớn rút lên biên giới Việt - Trung, bộ phận còn lại phân tán trong nhân dân làm công tác tuyên truyền vũ trang, gây cơ sở trong quần chúng. Sau một năm trên biên giới Việt - Trung, Chu Văn Tấn trở về cùng Cứu quốc quân, mở rộng cơ sở vùng căn cứ địa quê hương ông, xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh của Mặt trận Việt Minh.

Trở về Hà Nội, đạo diễn Gérald Guillaume tâm sự: “Ông Chu Văn Tấn là một con người vĩ đại theo đúng nghĩa của từ này!”

Bộ phim Hùm xám Bắc Sơn được chiếu rộng rãi tại các trung tâm huấn luyện quân sự và các trường quân sự tại Pháp, đã khiến các tướng lĩnh Pháp ngỡ ngàng trước đối thủ của họ từ gần 30 năm trước.

Tháng 8.1945, trong Chính phủ lâm thời, Chu Văn Tấn được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông là vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam DCCH.

Chính trị viên Việt Nam giải phóng quân

Ngày 15.8.1992, tại Thái Nguyên, trong cuộc họp mặt của Việt Nam Giải phóng quân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ ông rất xúc động được gặp mặt các bạn chiến đấu đã tham gia từ ngày thống nhất một bộ phận các lực lượng vũ trang lúc bấy giờ thành Việt Nam Giải phóng quân. Ông nhớ lại khi nhận nhiệm vụ tổ chức 19 đội xung phong Nam tiến: “Tôi có cuộc họp ở Lũng Hoàng với anh Chu Văn Tấn, anh có giới thiệu cho tôi 5 đồng chí du kích Bắc Sơn và Cứu quốc quân để tham gia vào đội Nam tiến, sau này phần lớn trở thành đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân... Trong Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân có 4 anh là Cứu quốc quân, trong các đội Nam tiến cũng có. Như vậy là ngay từ lúc đó đã có sự đoàn kết giữa lực lượng vũ trang Cao Bằng với Cứu quốc quân. Sự đoàn kết đó đã được xây dựng từ đầu, nhất là từ ngày tổ chức các đội xung phong Nam tiến. Trong lúc các đội Nam tiến từ Cao Bằng đi xuống thì ở dưới này, anh Chu Văn Tấn cũng tổ chức đi lên”.

Tháng 4.1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kỳ quyết định thống nhất Cứu quốc quân với Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh, Chu Văn Tấn làm Chính trị viên.

Thượng tướng Chu Văn Tấn [1910 - 1984] sinh tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Ông là một trong hai vị Thượng tướng đầu tiên của Quân đội [1958] và đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: Năm 1948, ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1958, Chu Văn Tấn cùng Văn Tiến Dũng là hai Thượng tướng đầu tiên của quân đội, được phong vượt cấp từ Thiếu tướng lên. Ông còn là Ủy viên BCH T.Ư Đảng khóa I, II và III [1945 - 1976], Phó chủ tịch Quốc hội…

Video liên quan

Chủ Đề