Trứng thụ tinh sau bao lâu thì vào tử cung

Sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển vào trong tử cung, bám chắc tại đó. Nếu trứng không làm tổ ở trong tử cung mà tại một vị trí khác sẽ được gọi là mang thai ngoài tử cung, một biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Vì vậy, trứng bám vào tử cung thành công là một tín hiệu đáng mừng khởi đầu cho một thai kỳ khỏe mạnh. Trong bài viết này, Hello Bacsi cung cấp đến bạn tư vấn của bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung về một số dấu hiệu cho biết trứng bám vào tử cung thành công.

Dấu hiệu trứng bám vào tử cung [thai làm tổ]

Mỗi lần mang thai là một trải nghiệm khác nhau. Bạn có thể sẽ thấy lần mang thai thứ 2 khác hẳn với lần đầu và những dấu hiệu thai vào tử cung cũng sẽ không giống nhau. Dưới đây là những dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết thai đã vào tử cung hay thai chưa vào tử cung:

1. Máu báo thai là dấu hiệu trứng bám vào tử cung

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu khá rõ, báo hiệu thai đã vào tử cung và bạn đang mang thai. Điều này xảy ra khi phôi tiến hành làm tổ trong thành tử cung. Vì vậy, nếu nhận thấy hiện tượng có một vài đốm máu xuất hiện sau khi trễ kinh thì bạn cũng không cần quá lo lắng.

Vậy máu báo thai trông như thế nào? Máu báo thai có màu hồng nhạt, số lượng ít, không đỏ hoặc đặc như kinh nguyệt. Ngoài ra, máu báo thai cũng không ra đều đặn, bạn chỉ trải qua tình trạng này từ vài giờ đến một vài ngày.

2. Dấu hiệu trứng bám vào tử cung là đau bụng

Thai vào tử cung có đau bụng không là thắc mắc thường gặp của nhiều chị em lần đầu mang thai. Bác sĩ Huỳnh Kim Dung chia sẻ, triệu chứng phổ biến thứ hai sau máu báo thai là cảm giác đau trằn ở vùng bụng dưới. Tuy nhiên, những cơn co thắt này diễn ra nhẹ hơn và ít đau hơn. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau hiện diện ở lưng hay bụng dưới và có thể kéo dài trong vài ngày.

Đôi khi, tình trạng đau bụng còn kết hợp với các cơn co thắt liên tục trong thành tử cung. Nếu cảm thấy đau đớn cũng như khó chịu trong thời gian dài, bạn nên đến gặp bác sĩ.

3. Thay đổi ở ngực ngầm báo hiệu trứng bám vào tử cung

Ngay sau khi trứng bám vào tử cung, cơ thể của bạn bắt đầu thay đổi. Ngực sẽ có những hiện tượng như đau, sưng. Đó là do sự thay đổi hormone nữ sau khi thụ thai. Bạn cũng có thể cảm nhận những thay đổi này ở ngực trong thời gian rụng trứng hoặc một tuần sau khi trứng rụng.

4. Nhiệt độ cơ thể thay đổi

Nhiệt độ cơ thể tăng cao trong quá trình thai làm tổ là một dấu hiệu để bạn xác định mình đang mang thai. Bạn có thể không nhất thiết phải theo dõi nhiệt độ cơ thể của bản thân trừ khi đang cố gắng mang thai. Hãy lập ra biểu đồ thân nhiệt hàng ngày và so sánh xem các con số có tăng hay không.

Thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn vào thời điểm rụng trứng do nồng độ hormone progesterone tăng và vẫn thay đổi khi quá trình phôi thai bám vào tử cung.

5. Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung: Đi tiểu thường xuyên

Bạn sẽ cảm thấy dường như nhu cầu muốn đi tiểu tăng lên trong vòng một tuần. Điều này có thể là do trứng bám vào tử cung thành công. Cơ thể bắt đầu trải qua những thay đổi lớn để nhường chỗ cho em bé chẳng hạn như lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên, gây áp lực lên bàng quang khiến bạn có cảm giác muốn đi vệ sinh nhiều hơn.

6. Thèm ăn – Dấu hiệu trứng bám vào tử cung

Đây là một dấu hiệu nổi bật khác của việc trứng bám vào tử cung. Các hormone được tạo ra do mang thai thành công có xu hướng làm thay đổi sở thích, khẩu vị của phụ nữ. Bạn có thể thèm ăn các loại thực phẩm mà chưa nếm thử bao giờ hoặc quay lưng lại với những món từng nằm trong danh sách ưa thích.

7. Bốc hỏa

Bốc hỏa là dấu hiệu ít phổ biến và chỉ kéo dài khoảng 15 phút tại thời điểm trứng bám vào tử cung. Trong quá trình này, mức hormone nhanh chóng biến động gây ra cơn bốc hỏa.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Duy Thảo – Trung tâm IVF Hồng Ngọc

Chắc hẳn có nhiều người tò mò về hành trình trứng và tinh trùng gặp nhau cũng như quá trình thụ thai diễn ra như thế nào và phải mất bao lâu để biết được kết quả đã thụ thai thành công. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết những thắc mắc của mọi người.

Đối với phụ nữ vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt thì buồng trứng sẽ rụng khoảng từ 1 đến 3 quả trứng. Trung bình mỗi quả trứng chỉ có thể tồn tại trong vòng 24 giờ sau khi rụng. 

Sau khi rụng, trứng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng để đến tử cung và đợi để gặp tinh trùng và nếu thụ tinh thành công thì người phụ nữ có thể sẽ mang thai.

Mặt khác, nếu quá trình thụ tinh không xảy ra thì trứng sẽ bị các đại thực bào tiêu hóa.

Theo ước tính, một người phụ nữ có thể phóng thích khoảng 400 trứng tính từ khi kỳ kinh đầu tiên cho đến khi mãn kinh.

Tinh trùng và trứng gặp nhau sau bao lâu khi quan hệ?

Khác với phụ nữ, khi mỗi kỳ kinh nguyệt chỉ rụng khoảng từ 1 quả trứng thì đàn ông lại luôn sản xuất tinh trùng thường xuyên. Các tinh trùng sẽ sống một vài tuần trong cơ thể đàn ông và thường phải mất 2-3 tháng cho chu kỳ tái tạo tinh trùng.

Mỗi khi xuất tinh, nam giới sẽ xuất ra khoảng 40-300 triệu tinh trùng và chỉ có duy nhất một tinh trùng có thể vượt qua “các chướng ngại vật” để tiến tới thụ tinh với trứng.

Sau khi xuất tinh thì tinh trùng sẽ qua âm đạo hướng về phía tử cung đi qua tử cung đến vòi trứng tìm gặp trứng. Tại đây, tinh trùng sẽ tiết ra chất làm mềm vỏ trứng để có thể chui vào được bên trong noãn. Và khi có một tinh trùng thành công chui vào noãn thì trứng sẽ ngay lập tức tiết ra chất làm cứng vỏ để không cho các tinh trùng khác có cơ hội xâm nhập. 

Quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong thời gian nhanh nhất khi tinh trùng gặp luôn được trứng tại đoạn đầu của vòi. Thời gian ước tính ngắn nhất mất khoảng 45 phút và chậm nhất là 12 tiếng. Tuy nhiên, nếu tinh trùng không gặp được trứng thì sẽ phải đợi trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày khi trứng rụng để có thể thụ tinh.

Một trong những yếu tố cũng ảnh hưởng đến thời gian tinh trùng gặp trứng chính là đặc điểm của tinh trùng. Theo đó, những tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thường khỏe hơn, di chuyển nhanh hơn nhưng thời gian sống lại tương đối ngắn. Ngược lại những tinh trùng mang nhiễm sắc thể X có tốc độ di chuyển chậm hơn nhưng lại tồn tại lâu hơn.

Bên cạnh đó có một số nguyên nhân có thể gây cản trở cho quá trình tinh trùng gặp trứng như:

Chất nhầy ở cổ tử cung: nếu vào những ngày rụng trứng thì chất nhầy sẽ lỏng hơn và giúp tinh trùng có thể dễ dàng chui qua. Nhưng đối với những ngày không phải rụng trứng thì chất nhầy sẽ đặc hơn và cản trở tinh trùng có thể tiến vào bên trong.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, chất nhầy cổ tử cung của người phụ nữ cũng có thể hình thành kháng thể để kháng tinh trùng của người chồng.

Tìm hiểu thêm về kháng thể kháng tinh trùng trong miễn dịch sinh sản tại đây.

Độ ph trong âm đạo: trong môi trường âm đạo thì độ ph có tính axit nên tinh trùng khó có thể tồn tại được.

Hệ miễn dịch:  tinh trùng có thể bị tiêu diệt ngay bởi các tế bào bạch cầu vì hệ miễn dịch của phụ nữ vốn vô cùng nhạy cảm.

Chỉ một tinh trùng khỏe nhất mới có thể tiếp cận được trứng

Quá trình thụ thai được tính từ lúc trứng bắt đầu thụ tinh cho tới khi phôi thai làm tổ trong tử cung. Sau khi thụ tinh thành công, khoảng 3-4 ngày sau trứng sẽ bắt đầu di chuyển để đi vào tử cung tìm nơi làm tổ. Trong quá trình di chuyển, hợp tử sẽ bắt đầu phân bào và hình thành nên phôi nang.

Phôi nang sẽ đi về phía tử cung và quá trình này có thể mất đến 3 ngày. Khi phôi nang bám vào thành tử cung sẽ dần dần hình thành nên phôi thai và nhau thai. Quá trình làm tổ thường mất khoảng 7 đến 10 ngày. Nếu tính khoảng thời điểm từ sau khi quan hệ đến khi thai nhi làm tổ trong tử cung sẽ mất khoảng thời gian từ 14 đến 17 ngày.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp phôi nang lại bám vào một nơi khác ngoài thành tử cung và thường nằm trong ống dẫn trứng, đây chính là hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho ống dẫn trứng. 

Ngoài ra cũng có những trường hợp kể cả khi thụ tinh thành công thì cũng không thể thụ thai vì trong quá trình phân bào, hợp tử gặp phải những bất thường về nhiễm sắc thể khiến cho phôi bị vỡ trước khi kịp làm tổ trong tử cung.

Mặt khác, giới tính của thai nhi được quyết định bởi nhiễm sắc thể của tinh trùng lọt vào bên trong trứng đầu tiên. Nếu trứng thụ tinh với tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thì đứa bé sẽ mang giới tính nữ. Còn nếu trứng thụ tinh với tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thì giới tính sẽ là nam.

Ngoài những phương pháp kiểm tra thụ thai thành công như dùng que thử hay chính xác nhất là xét nghiệm nồng độ HCG trong máu thì có một số biểu hiện bên ngoài giúp nhận biết dấu hiệu mang thai như:

Căng tức ngực, nhũ hoa dần sậm màu: hiện tượng này xảy ra khi tinh trùng và trứng thụ tinh thành công dẫn đến lượng hormone thay đổi đột ngột, làm cho lượng máu tuần hoàn đến ngực nhiều hơn gây ra sự căng tức ở ngực.

Trễ kinh: đây được coi là dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất và có độ chính xác cao. Khi trứng thụ tinh thành công thì kỳ kinh nguyệt sẽ không đến nữa trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh xong kỳ kinh nguyệt sẽ quay trở lại.

Ra máu bất thường: nếu chưa đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo mà phụ nữ lại xảy ra hiện tượng ra máu thì có thể đó là dấu hiệu thụ thai vì khi trứng thụ tinh bám vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ thì một vài mảnh niêm mạc có thể bị bong ra gây ra hiện tượng này.

Bên cạnh các dấu hiệu như trên thì một vài triệu chứng mà phụ nữ cũng thường có như cảm thấy mệt mỏi, thân nhiệt cao hơn bình thường, thường xuyên bị chuột rút hoặc đi tiểu thường xuyên,…

Trễ kinh là một trong những dấu hiệu thụ thai thành công

Để giúp cho quá trình thụ thai diễn ra suôn sẻ hơn thì có một số cách có thể hỗ trợ các cặp vợ chồng tăng tỷ lệ thành công như:

Hai vợ chồng cần đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt nhất, hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… Ngoài ra tinh thần, giảm thiểu áp lực stress cũng là yếu tố quan trọng giúp việc thụ thai dễ dàng hơn. 

Ngoài ra, thời điểm vàng quan hệ giúp dễ có thai nhất là 5 ngày trước rụng trứng và trong ngày rụng trứng. 

Tìm hiểu thêm về cách tính ngày rụng trứng tại đây.

Bên cạnh đó, sau khi quan hệ tình dục, người nữ không nên thụt rửa âm đạo mà thay vào đó hãy nằm ngửa tại chỗ và kê gối dưới mông trong khoảng 20 đến 30 phút để giúp tinh trùng di chuyển nhanh hơn. 

Fanpage Trung Tâm IVF Hồng Ngọc: //www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Xem thêm:

Quan hệ xong tinh trùng chảy ra ngoài có thai được không?

Số lượng tinh trùng trong một lần xuất tinh như thế nào là bình thường?

10 sự thật về quá trình thụ tinh mà bạn nên biết.

Video liên quan

Chủ Đề