Pcr bao nhiêu lâu có kết quả

Test covid PCR là một phương pháp xét nghiệm có độ chính xác cao giúp xác định sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 thông qua phát hiện vật liệu di truyền của virus. Phương pháp này yêu cầu các hệ thống máy móc, thiết bị chuyên dụng và đòi hỏi các nhân viên y tế phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao.

Test covid PCR  một phương pháp xét nghiệm có độ chính xác cao

Test covid PCR là gì?

Test covid PCR [xét nghiệm RT-PCR] là phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử, ngoài việc phát hiện sợi DNA, còn xác định tải lượng virus đang có trong cơ thể người bị nhiễm bệnh tại thời điểm làm xét nghiệm.

Test covid PCR áp dụng cho những đối tượng bị nghi phơi nhiễm Covid 19 trong vòng 21 ngày. Phương pháp này được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán người nhiễm Covid 19 vì cho ra kết quả có độ chính xác rất cao.

Đối tượng cần test covid PCR

Do test covid PCR có chi phí cao, nên trước đây phương pháp xét nghiệm không được áp dụng rộng rãi mà theo đối tượng chỉ định. Các đối tượng được xét nghiệm cụ thể gồm:

  • Người có các dấu hiệu, triệu chứng như: Sốt, ho, khó thở, đau họng, viêm phổi, mất khứu giác,… nghi nhiễm virus SARS-CoV-2.

  • Người từng có sự tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc Covid 19
  • Người nhập cảnh từ các nước xuất hiện dịch Covid 19.
  • Những người mắc Covid 19 đang trong thời gian điều trị.
  • Nhóm người theo chỉ định của bác sĩ, cán bộ điều tra, cơ quan y tế.
  • Những người bị viêm phổi nặng mà không lý giải được với các nguyên nhân khác.
  • Nhóm người thường xuyên tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao nhiễm Covid 19 như: Nhân viên bán hàng, người làm việc trong môi trường tập trung đông đúc, kín gió.
  • Các nhân viên y tế, nhân viên tại các bệnh viện.

Test covid PCR bao lâu có kết quả và có chính xác hay không?

Test covid PCR bao lâu có kết quả là vấn đề được nhiều người quna tâm

Phương pháp test covid PCR bao lâu có kết quả?

Thông thường, test covid PCR theo yêu cầu mất khoảng 5 giờ để cho ra kết quả tại phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay do dịch bệnh Covid 19 bùng phát mạnh mẽ nên kết quả được trả cho người dân lâu hơn dự kiến, có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Đối với những cá nhân đăng ký dịch vụ xét nghiệm RT-PCR tại các bệnh viện tư nhân thì kết quả sẽ được trả nhanh hơn.

Bên cạnh việc quan tâm về vấn đề test covid PCR bao lâu có kết quả, bạn cũng nên tìm hiểu ý nghĩa của kết quả đó. Xét nghiệm RT-PCR có thể phát hiện các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2. Kết quả dương tính khẳng định đối tượng được xét nghiệm xác định đang nhiễm virus và có khả năng phát tán, lây truyền dịch bệnh ra cộng đồng. Nếu kết quả cho ra âm tính thì tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm, đối tượng được lấy mẫu xét nghiệm xác định không nhiễm virus SARS-CoV-2.

Kết quả test covid PCR có chính xác hay không?

Test covid PCR được Bộ Y tế công nhận là phương pháp xét nghiệm mang tính khẳng định, có độ chính xác cao giúp xác định người được xét nghiệm có bị nhiễm Covid 19 hay không. Tuy nhiên, độ chính xác này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thời gian lấy mẫu xét nghiệm, máy móc xét nghiệm, cách lấy mẫu cũng như cách bảo quản vận chuyển mẫu.

Phương pháp xét nghiệm test covid PCR so với các xét nghiệm Covid 19 hiện có khác như thế nào?

Kỹ thuật test covid PCR được các chuyên gia y tế công nhận là xét nghiệm khẳng định Covid 19. Trong trường hợp người bệnh thực hiện test nhanh Covid 19 có kết quả dương tính thì vẫn phải thực hiện xét nghiệm khẳng định lại bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR. Nếu kết quả RT-PCR dương tính thì xác định 100% người đó đã bị nhiễm Covid 19 và sẽ được đưa đi điều trị theo quy định của Bộ Y tế để ngăn ngừa tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Kỹ thuật test covid PCR được công nhận là xét nghiệm khẳng định Covid 19

Hiện nay, có 3 phương pháp xét nghiệm dùng để phát hiện virus SARS-CoV-2 trong cơ thể người có nguy cơ lây nhiễm đó là test covid PCR [xét nghiệm RT-PCR], test nhanh kháng nguyên covid 19 và test nhanh kháng thể, thông tin cụ thể như sau: 

  • Test covid PCR [xét nghiệm RT-PCR]: Thành phần cấu trúc phát hiện là acid nucleic của virus SARS-CoV-2 có trong dịch tỵ hầu hoặc dịch tiết hô hấp. Phương pháp này có độ đặc hiệu cao, có thể đạt 99-100%, độ nhạy cao, có thể phát hiện virus SARS-CoV-2 vào giai đoạn sau 1-2 ngày bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, test covid PCR được nhận định là loại xét nghiệm khá phức tạp, khó thực hiện, yêu cầu máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, thời gian nhận được kết quả so với 2 phương pháp còn lại lâu hơn, tốn khoảng 2-5 giờ.
  • Test nhanh kháng nguyên Covid 19: Thành phần cấu trúc phát hiện là protein của virus SARS-CoV-2 có trong dịch tỵ hầu hoặc dịch tiết hô hấp. Phương pháp này có độ đặc hiệu cao trên 90%, độ nhạy còn tùy vào thời gian lây nhiễm. Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện đơn giản, không cần máy móc và xét nghiệm nhanh chóng, trong vòng 15-30 phút sẽ nhận được kết quả.
  • Test nhanh kháng thể: Thành phần cấu trúc phát hiện là globulin miễn dịch hoặc phát hiện đồng thời kháng thể IgM và IgG. Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện đơn giản, dễ dàng xét nghiệm tại các cơ sở y tế và xét nghiệm nhanh trong vòng 30 phút nhận được kết quả. Tuy nhiên, độ đặc hiệu và độ nhạy không cao chính là nhược điểm của phương pháp xét nghiệm này.

Test covid PCR với độ chính xác cao và giấy xác nhận kết quả xét nghiệm PCR có hiệu lực trong vòng 72h nên được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp test covid PCR cũng như giúp bạn giải đáp được thắc mắc test covid PCR bao lâu có kết quả. Bên cạnh đó, trong tình hình dịch bệnh Covid 19 bùng phát mạnh mẽ, chúng ta hãy cùng nhau nâng cao ý thức cộng đồng để chung tay đẩy lùi đại dịch này nhé!

Thuý Nguyễn 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

●     Bệnh viện Gia An 115

●     Bệnh viện Quận 2 cũ

●     Bệnh viện Bình Dân

●     Bệnh viện Hùng Vương

●     Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

●     Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

●     Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học

●     Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

●     Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

●     Bệnh viện Quân y 175

●     Chi cục Thú y vùng VI

●     Trung tâm Y tế dự phòng Quân đội phía Nam

●     Bệnh viện Quân y 7A

 Tại Hà Nội:

●     Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

●     Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng

●     Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội

●     Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia

 Miền Bắc:

●     Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

●     Trường Đại học Y Dược Thái Bình

●     Trường Đại học Y tế công cộng

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang

●     Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên

●     Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hải Dương

●     Bệnh viện Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương

●     Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng

●     Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

●     Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

●     Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ [Bắc Ninh]

●     Phòng khám Đa khoa 182 – Lương Thế Vinh [Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội]

●     Phòng xét nghiệm trực thuộc Công ty TNHH Hi-Medic [Hà Nội]

●     Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hà Nội – Bắc Giang

●     Bệnh viện Quân y 103

●     Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

●     Bệnh viện Quân y 110

●     Học viện Quân y

●     Viện Y học dự phòng Quân đội

●     Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương

●     Chi cục Thú y vùng II

●     Chi Cục Thú y vùng III

●     Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu

●     Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

●     Bệnh viện Nhi Trung ương

●     Bệnh viện Bạch Mai

●     Bệnh viện Phổi Trung ương

●     Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

●     Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí

●     Bệnh viện K

●     Bệnh viện E

●     Bệnh viện 74 Trung ương

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La

●     Bệnh viện Thanh Nhàn

●     Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

●     Bệnh viện Medlatec

●     Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city

●     Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

●     Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

●     Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

●     Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

●     Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

●     Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi [Nghệ An]

●     Bệnh viện Bưu điện

Tại Miền Trung:

●     Viện Pasteur Nha Trang.

●     Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn

●     Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng

●     Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận

●     Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận

●     Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam

●     Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa

●     Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế

●     Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên

●     Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình

●     Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị

●     Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

●     Bệnh viện Đại học Y – Dược Huế

●     Bệnh viện C Đà Nẵng

●     Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng

●     Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

●     Trung tâm Chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao Thiện Nhân

Tại Miền Nam:

●     Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

●     Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng

●     Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cần Thơ

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai

●     Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sóc Trăng

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An

●     Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

●     Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng

●     Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu

Xét nghiệm Covid bao lâu có kết quả?

Sau khi xét nghiệm test nhanh, khoảng 20-30 phút là đã có kết quả. Đối với test PCR, thời gian sau khi xét nghiệm, chờ kết quả thường khoảng 4 - 10 giờ, khá lâu so với test nhanh.

Sau khi có kết quả xét nghiệm nên làm gì?

Sau khi xét nghiệm nếu có kết quả âm tính, nhưng có tiếp xúc gần với người bệnh, bạn vẫn cần tự theo dõi sức khỏe và tuân thủ 5K để tránh nguy cơ nhiễm bệnh cùng như có thể lây bệnh cho người khác.

Video liên quan

Chủ Đề