Mục đích của sản xuất kinh doanh là gì

Đất sản xuất kinh doanh là loại đất được dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh cùng nhiều mục đích khác. Pháp Luật hiện hành có ghi rõ về đất này và mục đích sử dụng. Vì thế trong bài viết này Trần Văn Toàn BDS sẽ cùng bạn tìm hiểu về đất sản xuất kinh doanh là gì và mục đích sử dụng ra sao của loại đất này nhé.

Lưu ý: Bên mình KHÔNG TƯ VẤN đất sản xuất kinh doanh. Bài viết chỉ nhằm mục đích chia sẻ.

Vui lòng KHÔNG LIÊN HỆ BÊN MÌNH

Đất sản xuất, kinh doanh là loại đất được dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh nhưng không phải là loại dùng để nuôi trồng các loại cây ăn quả, ngành nghề nông nghiệp. Quy định tại điều 10, Luật đất đai có ghi rõ về đất sản xuất, kinh doanh là đất phi nông nghiệp.

Định nghĩa về đất sản xuất, kinh doanh

Đất sản xuất, kinh doanh được quy định là đất phi nông nghiệp tại điểm đ, khoản 2, điều 10, Luật đất đai 2013 về phân loại đất: “đ] Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;”

Đất sản xuất, kinh doanh được quy định là đất phi nông nghiệp tại điểm đ, khoản 2, điều 10, Luật đất đai 2013

Như vậy đất sản xuất kinh doanh được dùng để làm:

  • Khu công nghiệp
  • Cụm công nghiệp
  • Khu chế xuất
  • Đất làm thương mại, dịch vụ
  • Đất dùng cho hoạt động khoáng sản
  • Đất dùng làm vật liệu xây dựng,
  • Đất làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng đất sản xuất, kinh doanh này để xây dựng nhà ở nếu như phù hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên cần phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rồi mới được phép xây dựng nhà ở theo quy định của Pháp Luật.

Quy định về chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất, kinh doanh là gì?

Đất sản xuất, kinh doanh là đất có giá trị ban đầu thấp hơn so với loại đất để ở. Vì thế rất nhiều người lựa chọn mua loại đất này sau đó làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng để giúp mình tạo ra nguồn lợi tốt hơn.

Chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước

Theo quy định tại điểm g, khoản 1, điều 57 trong Luật đất đai 2013 có quy định:

“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

g] Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.”

Muốn xây dựng nhà trên đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Như vậy đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sẽ phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể chuyển đổi sang đất có mục đích khác. Vậy nên khi có nhu cầu cần thực hiện nghĩa vụ ghi tại khoản 2, điều 57 Luật này như sau “2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”

Vậy thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất, kinh doanh là gì?

Để được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất, kinh doanh như điều 57 đã nêu trên đây. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, bạn cần tuân thủ về trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Cụ thể thủ tục chuyển đổi ghi rõ tại điều 69, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP:

“Điều 69. Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất, kinh doanh ghi rõ tại điều 69, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

Trình tự và thủ tục sẽ phải đảm bảo thực hiện đầy đủ theo quy định này. Đây là một trong những phương pháp kinh doanh bất động sản mà nhiều người lựa chọn để giúp mang lại lợi nhuận cao hơn.

Lời kết

Sử dụng đất sản xuất, kinh doanh và chuyển đổi mục đích sử dụng là cách làm thông minh. Trần Văn Toàn BDS luôn có những dự án đất nền cho mục đích phi nông nghiệp rất đẹp, đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cao. Vì thế bạn hoàn toàn có thể giúp mình sở hữu được lợi nhuận cao hơn.

Bài viết liên quan

Đất thương mại dịch vụ là gì? Đất thương mại có được cấp sổ đỏ?

Đất trồng lúa là gì? Có được chuyển nhượng? Lên thổ cư không?

Đất rừng sản xuất là gì? Quy định sử dụng đất rừng sản xuất

Lưu ý: Bên mình KHÔNG TƯ VẤN đất sản xuất kinh doanh. Bài viết chỉ nhằm mục đích chia sẻ.

Vui lòng KHÔNG LIÊN HỆ BÊN MÌNH

Tôi là Trần Văn Toàn BDS. Tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn bất động sản HCM, Phan Thiết, Cần Giờ, Phú Quốc.

Xem ngay dự án hot đang triển khai:

  1. TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận: Dự án Summerland Mũi Né

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm hoạt động kinh doanh
  • 2. Quy định chung về kinh doanh

1. Khái niệm hoạt động kinh doanh

Ở nghĩa phổ thông kinh doanh không chỉ là buôn bán mà bao gồm cả sản xuất. Hơn nữa, không phải tất cả các hoạt động sản xuất, buôn bán đều là kinh doanh mà chỉ có những hoạt động sản xuất, buôn bán nào có sinh lợi mới được coi là kinh doanh.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế có những sự thay đổi về chất, do đó, tính chất của các hoạt động kinh doanh cũng thay đổi theo. Điều đó đòi hỏi phải xác định lại khái niệm kinh doanh cho phù hợp với các thuộc tính vốn có của nó. Trong những năm 90 của thế kỉ trước, một số văn bản luật như Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và mới nhất là Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có những quy định ghi nhận khái niệm kinh doanh.

Theo quy định của các văn bản pháp luật đó thì “kinh doanh” là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi [Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014].

Như vậy, khác với các hành vi dân sự thuần tuý khác [cũng trao đổi, cũng cung ứng dịch vụ], mục tiêu chính của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp, lợi nhuận được tạo ra khi số tiền thu được trong kinh doanh [doanh thu] lớn hơn số tiền phải chi phí [chi phí kinh doanh], tiền bán ra trừ tiền chi phí bằng lợi nhuận. Bất cứ hoạt động nào, cho dù về mặt hình thức giống kinh doanh nhưng mục tiêu của hoạt động đó không phải là tạo ra lợi nhuận đều không phải là kinh doanh.

Pháp luật quy định, hành vi kinh doanh có mục đích sinh lợi [kiếm lời] nhưng lời hay lỗ lại không thành vấn đề cho việc xác định hành vi kinh doanh. Nhiều trường hợp sản xuất, buôn bán bị lỗ nhưng vẫn là kinh doanh. Dưới giác độ pháp lý, khi xác định hành vi kinh doanh, chúng ta quan tâm đến việc có hay không có mục tiêu tạo ra lợi nhuận, chứ không quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu đó như thế nào. Có thể kết luận khái quát rằng lợi nhuận là đích cuối cùng của các nhà kinh doanh; bất cứ hoạt động nào nhằm mục đích kiếm lời trên thị trường cũng là hoạt động kinh doanh.

2. Quy định chung về kinh doanh

Pháp luật của nhiều nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ "commerce" [kinh doanh/thương mại] theo nghĩa rộng để chỉ một cách tổng hợp các hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ và có sự phân biệt với thuật ngữ "trade" để chỉ riêng hoạt động mua bán hàng hoá thuần tuý.

Ở Việt Nam, thuật ngữ kinh doanh được sử dụng trong Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Hoạt động kinh doanh được nhận biết thông qua các dấu hiệu:

1] Hoạt động phải mang tính nghề nghiệp, nghĩa là chúng được tiến hành một cách chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục và hoạt động này mang lại nguồn thu nhập chính cho người thực hiện chúng;

2] Hoạt động phải được thực hiện một cách độc lập. Các chủ thể nhân danh mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Họ tự quyết định mọi vấn đề có liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình;

3] Hoạt động được các chủ thể tiến hành với mục đích kiếm lời thường xuyên.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì để thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể phải tiến hành đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan đăng kí kinh doanh.

Hiện nay, đang áp dụng luật doanh nghiệp năm 2020 [thay thế luật doanh nghiệp năm 2014 trước kia] và luật thương mại năm 2005 để điều chỉnh các nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề