Tại sao sương sáo bị đắng

Em mua bịch bột thạch về nấu thử nhưng không có mùi thơm cho lắm, ăn thử ngoài tiệm thì lại rất ngon ăn vô có vị ngọt và thơm lắm

Nếu bạn là tín đồ của đồ ăn vặt thì chắc hẳn bạn không hề xa lạ với món thạch sương sáo. Thạch sương sáo không chỉ giúp giải nhiệt mà còn có tác dụng lợi tiểu, làm mát cơ thể. Muốn thưởng thức một ly sương sáo mát lạnh nhưng ngại mua ngoài hàng quán thì hãy tự mình nấu món này tại nhà để đảm bảo chất lượng. Thế nhưng cách làm sương sáo như thế nào? Chúng tôi sẽ chia sẻ tất tần tật các bước để bạn thực hành nhé! Cùng vào bếp thôi!

Cách làm sương sáo đen từ gói bột rau câu

Đây là cách làm sương sáo từ gói bột sương sáo có bán sẵn ở chợ hoặc siêu thị, bách hóa, tạp hóa… Bạn chỉ cần mua về rồi nấu như nấu rau câu bình thường.

Nguyên liệu

  • Bột sương sáo: 50gr [1 gói]
  • Đường: 100gr
  • Nước: 700ml

Cách nấu sương sáo từ bột

  • Pha bột: Cho đường và bột sương sáo làm sẵn vào một cái bát lớn rồi trộn đều. Cho hỗn hợp bột và đường này vào nồi, cho vào 700ml rồi khuấy đều cho chúng hòa tan và để như thế trong khoảng 5 phút để bột nở ra.
  • Nấu thạch; Bật bếp, nấu cho hỗn hợp sôi lên rồi vặn nhỏ lửa. Vừa nấu vừa khuấy đều cho hỗn hợp sôi thêm vài dạo [trong khoảng 4 phút]. Khi nào thấy hỗn hợp hơi sệt lại thì tắt bếp. Cho vào nồi vài giọt dầu chuối hoặc vani để tạo độ thơm cho thạch.
  • Đổ thạch ra khuôn hoặc bát rồi để nguội cho thạch đông lại. Sau đó, đem để vào ngăn mát tủ lạnh để thạch ngon hơn.

Thay vì nấu thạch sương sáo từ bột làm sẵn, bạn có thể thực hiện cách làm sương sáo từ lá sương sáo tươi hoặc cây sương sáo khô. Nguyên liệu của cách làm sương sáo kiểu này, bạn có thể tìm mua ở các chợ hoặc siêu thị. Ở miền Nam, nguồn nguyên liệu này khá dồi dào. Chúng mọc hoang ở vùng Nam Bộ, chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ở miền Bắc và miền Trung thì loại cây này hiếm hơn nên phải nhập về để phân phối cho người tiêu dùng.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lá sương sáo tươi: 100gr
  • Nước tro: 1 muỗng canh
  • Bột sắn dây: 1 muỗng canh

Cách nấu

  • Lá sương sáo tươi mua về đem rửa thật sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 800ml nước có pha thêm 1 muỗng canh nước tro.
  • Nấu trong khoảng 10 phút hoặc cho đến khi thấy dịch nhớt xuất hiện thì tắt bếp và mang đi lọc lấy nước.
  • Cho phần nước vừa lọc được vào 200ml nước và 1m uỗng canh bột sắn dây rồi bắt lên bếp nấu tiếp với lửa nhỏ.
  • Nấu đến khi thấy nước đông lại thì bắt đầu vừa nấu vừa khuấy đều trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. Cho hỗn hợp trên ra khuôn và để nguội. Sau khoảng 3 tiếng đồng hồ là chúng ta đã có một mẻ thạch sương sáo thơm ngon, đúng vị nhà làm và “chuẩn không cần chỉnh”.

Thân cây sương sáo khô: 50gr

Bột năng: 30gr

Cách nấu

  • Thân cây sương sáo mua về đem rửa nhiều lần với nước cho thật sạch. Sau đó, cắt khúc rồi bỏ vào nồi cũng 500ml nước và ninh trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nếu có thời gian, bạn có thể nấu lâu hơn. Nếu nước cạn bạn có thể cho thêm nước vào và ninh tiếp vì ninh càng lâu thì các chất trong thân cây sương sáo càng dễ ra hơn.
  • Sau khi ninh xong, bạn tắt bếp, để nguội rồi lấy thân cây sương sáo ra vò cùng với nước đã dùng ninh. Vò càng nhiều càng tốt để các chất trong thân cây được rã ra.
  • Sau khi vò xong, dùng rây để rây sạch bã rồi cho phần nước đó vào nồi nấu tiếp.
  • Pha 30gr bột năng với một ít nước, đánh cho tan hết bột rồi đổ vào nồi. Vừa đổ vừa khuấy đều để bột tan đều hơn và nấu tiếp cho đến khi hỗn hợp sánh lại là được.
  • Cho hỗn hợp ra khuôn và để nguội rồi để vào trong tủ lạnh khoảng 2 tiếng để làm mát sẽ khiến thạch dai và ngon hơn.

Cách nấu thạch sương sáo trắng

Bạn có thể nấu thạch sương sáo trắng bằng bột rau câu sương sáo trắng. Cách làm rất đơn giản và không mất nhiều thời gian. Khá giống với cách làm sương sáo đen. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể tham khảo công thức mà chúng tôi đã cập nhật ở trên. Lưu ý, bạn chỉ cần đổi nguyên liệu bột sương sáo đen thành bột sương sáo trắng là xong.

Trên đây là cách làm sương sáo và một số món ngon được chế biến từ sương sáo mà bạn không nên bỏ lỡ trong mùa hè này. Sương sáo có thể làm món tráng miệng hoặc món ăn vặt rất phù hợp. Vậy thì chần chừ gì nữa mà không tự tay làm ngay món sương sáo để đãi người thân và bạn bè nào! Mẹo Nhà sạch chúc bạn thành công!

>> Xem thêm:

Thạch sương sáo ăn với gì?

Thạch sương sáo ăn cùng với nước đường, sữa tươi, sữa chua, sầu riêng, hạt sen, đậu xanh, nước cốt dừa,…

Cách nấu thạch sương sáo trắng như thế nào?

Chuẩn bị nguyên liệu gồm: bột sương sáo, đường, nước. Cho bột sương sáo và đường vào tô rồi trộn đều sau đó cho vào nồi, thêm nước rồi khuấy đều trong 5 phút. Tiếp theo, đun hỗn hợp đến khi sôi lên rồi vặn nhỏ lửa. Để hỗn hợp sôi trong vòng 5 phút rồi tắt bếp. Tạo độ thơm cho thạch bằng dầu chuối hoặc vani. Đổ ngay thạch ra khuôn. Khi thạch nguội, nhớ cho vào tủ lạnh.

Cách làm nước đường ăn sương sáo như thế nào?

Nguyên liệu gồm có đường trắng [500g], nước lọc [200ml], gừng [1 nhánh]. Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi đập dập. Đặt nồi lên bếp, chờ nồi nóng thì cho đường vào, dùng đũa đảo đều, đến khi đường sánh lại và có màu vàng thì cho nước lọc vào. Sau đó cho gừng vào đun đến khi sôi thì tắt bếp.

1. Sương sáo tốt ra sao?

Sương sáo hay còn gọi là thạch đen - Ảnh minh họa: Internet

Sương sáo không chỉ là thứ giải khát thông thường mà còn là một tân dược. Theo Đông y, lá sương sáo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp các quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra dễ dàng… nên thường được sử dụng để nấu và chế biến thành món thạch sương sáo giải nhiệt trong những ngày hè oi bức, nóng nực.

Thạch đen là cây thân thảo, sống hằng năm. Thân cây cao khoảng 20 – 60cm hoặc hơn, toàn thân được phủ lông rậm, thô, cây ít phân nhánh. Lá mọc đối xứng, phiến lá có hình thuôn dài hoặc hình trứng, mép lá nguyên và dày. Lá rộng 1 – 1.5cm, dài 2 – 4cm, cuống lá dài 0.8 – 2cm.

Hoa mọc thành cụm ở ngọn, chùm hoa dài khoảng 10 – 13cm. Chùm hoa dài, được phủ lông mịn và có lá bắc màu hồng. Tràng hoa có màu hồng nhạt hoặc màu trắng, môi dưới to, môi trên chia làm 3 thùy. Quả thuôn, bế nhẵn, chiều dài khoảng 0.6 – 0.8mm.

Khai thác như sương sâm, nhưng lá sương sáo chỉ chế biến được sau khi phơi khô. Thân và lá sương sáo được thu hoạch [phơi khô để tồn trữ], xay nát, nấu trong nước, lược và thêm bột [sắn, gạo]. Sản phẩm để nguội sẽ đông lại, có màu đen tuyền được ăn với nước đường và tinh dầu [thường là tinh dầu chuối được tổng hợp] hoặc có thể ăn trực tiếp. Sương sáo được cho là có tính mát, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp.

Hiện nay, ở nhiều nước châu Á người ta cho rằng, bột thân lá cây sương sáo có tác dụng lợi tiểu, nên họ đã dùng cây sương sáo thành loại bột được đóng gói sẵn. Bột lá cây sương sáo được bán dạng bột uống liền trong các cửa hàng thực phẩm chức năng và trong các siêu thị.

Còn ở Việt Nam trong thời gian gần đây, bột cây sương sáo và thạch sương sáo đã được nghiên cứu chế thành sương sáo tươi đóng hộp, bột sương sáo và bột sương sáo - hạt é. Với sương sáo đóng hộp, khi dùng có thể thêm đá, nước dừa hoặc sữa tươi tùy thích.

Dù có rất nhiều công dụng trong việc giúp tăng cường năng lượng khi điều trị với một số bệnh lý, nhưng nó cũng không hoàn toàn bổ ích cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh khi bị lạm dụng và dùng quá nhiều trong nhiều ngày. Vậy thì sương sáo kỵ với gì?

Nước đường, chút đá và sương sáo là món tráng miệng đơn giản nhưng rất ngon miệng - Ảnh minh họa: Internet

*Hương vị của sương sáo

Nói về sương sáo thì đây là món ăn giúp giải khát rất tốt, nhất là giải nhiệt vào mùa nóng. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy mùi hương của sương sáo khá lạ, không phải hương thuốc cũng không phải mùi rau củ nhưng thơm rất dễ chịu. Hơn nữa, nó đắng nhưng cũng không phải là cái đắng khiến người ta khó ăn. Ngược lại, vị sương sáo càng ăn càng ghiền, thanh mát và hấp dẫn!

Không chỉ là một món ăn chơi, sương sáo còn có tác dụng điều trị bệnh [hiển nhiên – tác dụng đầu tiên của sương sáo vẫn là ăn để giải khuây những trưa buồn miệng].

2. Lưu ý khi dùng sương sáo

Sương sáo kỵ với gì chắc chắn là thắc mắc của nhiều người. Dù có rất nhiều công dụng trong việc giúp tăng cường năng lượng khi điều trị với một số bệnh lý, nhưng nó cũng không hoàn toàn bổ ích cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh khi bị lạm dụng và dùng quá nhiều trong nhiều ngày. Với trẻ em ăn thạch sương sáo nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ protein trong cơ thể, làm giảm khả năng thèm ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Sương sáo kỵ mật ong không?

Sương sáo kỵ mật ong không? - Ảnh minh họa: Internet

Về vấn đề mật ong có kỵ sương sáo hay không thì vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Theo ý kiến dân gian thì nhìn chung phân thành 3 hướng: hướng thứ nhất là hai thứ này kết hợp với nhau sẽ gây ngộ độc chết người, thứ hai là chúng an toàn khi ăn chung và thứ ba là chúng không gây tử vong nhưng gây các bệnh khác [do ngộ độc]. Vì thế, sự lựa chọn của nhiều người vẫn là tránh kết hợp 2 thành phần với nhau. Bằng cách cho một lượng đường trắng vừa đủ, thêm nước cốt dừa, vài giọt dầu chuối và đá, món chè giải nhiệt đơn giản nhưng vẫn đủ ngon.

Sương sáo là đặc sản của miền Tây sông nước, là món ăn giải khát, thanh nhiệt vô cùng phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy dây sương sáo tại các vùng nông thôn Việt Nam. Sau khi được nấu chín, sương sáo thường được ăn chung với nước đường, nước cốt dừa và đá. Có nhiều người muốn tăng vị ngọt của món ăn dân dã này, nhiều người vẫn cho thêm mật ong vào sương sáo.

Hàm lượng acid amin và vitamin trong mật ong giúp cung cấp năng lượng và bồi bổ cơ thể hiệu quả. Bên cạnh đó, sương sáo có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ điều trị cảm cúm, viêm khớp, hạ huyết áp… Tuy nhiên, nếu không quen thì mật ong và sương sáo sẽ có mùi hơi khó chịu. Khi ăn, một vài người sẽ có cảm giác buồn nôn.

Sự kết hợp của sương sáo và nước cốt dừa rất ngon nhưng dễ gây ra tình trạng đầy bụng - Ảnh minh họa: Internet

Ăn quá nhiều sương sáo sẽ gây khó chịu, đầy bụng và khó tiêu. Mỗi ngày tốt nhất nên uống 1 ly nước mát với sương sáo hoặc một chén chè với sương sáo, không nên uống vào buổi tối hoặc sáng sớm sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá.

Thời điểm tốt nhất dùng sương sáo là vào buổi trưa vào lúc thời tiết nóng bức, sẽ cảm thấy mát lạnh giải toả cơn khát ngay từ bên trong cơ thể.

Tuy sương sáo có nhiều lợi ích với sức khoẻ, nhưng nếu không biết ăn sương sáo kỵ với gì, thì chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ trước khi ăn để không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn tới sức khỏe.

*Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây thạch đen

- Trẻ nhỏ ăn quá nhiều thạch sương sáo có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến mức độ hấp thu protein và các chất dinh dưỡng khác.

- Hiện nay có nhiều nơi bán thạch sương sáo đã được chế biến sẵn. Tuy nhiên quy trình làm thạch cần phải sử dụng tay nên nguy cơ ăn phải sương sáo bẩn là khá cao. Vì vậy nếu có thể, bạn nên tự chế biến sương sáo để đảm bảo công dụng của dược liệu và tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

- Cần phân biệt cây sương sáo với cây sương sâm [Tiliacora triandra].

Sương sáo và hạt é là một món nước giải khát rất ngon, có thể áp dụng vào chế độ ăn kiêng nữa đấy [nhưng nhớ đừng cho đường nhé] - Ảnh minh họa: Internet

3. Một số câu hỏi thường gặp về sương sáo

- Bà bầu ăn sương sáo được không?

Được. Sương sáo có tính mát, giải nhiệt nên tốt cho tất cả mọi người. Bà bầu ăn sương sáo có thể hạn chế tình trạng táo bón.

- Ăn sương sáo có tốt không?

Sương sáo có tác dụng giảm huyết áp, trị cảm mạo do nắng nóng, mát gan, viêm khớp, đau cơ... Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều dễ gây đầy bụng, khó chịu và khó tiêu.

- Sương sáo làm từ gì?

Sương sáo được làm từ cây sương sáo. Thân và lá cây sương sáo được phơi khô, xay nát rồi kết hợp bột sắn hoặc bột gạo, đóng gói và bán trên thị trường.

- Sương sáo để được bao lâu?

Sương sáo làm xong chỉ nên ăn trong 1,2 ngày và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Trên thực tế, những món ăn tráng miệng kết hợp với sương sáo đã trở nên phổ biến đối với nhiều gia đình, vì không cần ra hàng quán mà đều có thể tự làm ở nhà. Tuy nhiên chính vì thế mà nhiều người bỏ qua việc tìm hiểu xem sương sáo kỵ với gì. Mong rằng bài viết trên đây đã mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Video liên quan

Chủ Đề