Tại sao mẹ bầu không nên xoa bụng

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tại sao bà bầu không nên xoa bụng? Xoa bụng bầu có thể làm cho hệ thần kinh vận động, xúc giác của thai nhi phát triển. Có thể dây rốn sẽ quấn quanh cổ thai nhi và nguy cơ sinh non tăng lên rất nhiều.

  • Bà bầu xoa bụng có sao không? – Có thể gây động, sẩy thai
  • 3 thời điểm tuyệt đối không được xoa bụng bầu
  • Một số lưu ý khi xoa bụng bầu

Bà bầu xoa bụng có sao không? – Có thể gây động, sẩy thai

Rất nhiều mẹ bầu có thói quen xoa bụng. Các mẹ cho rằng đây là cách giao tiếp với các bé và giúp bé cảm nhận được tình yêu của mẹ. Thậm chí, có rất nhiều mẹ bầu trở nên nghiện vuốt ve, âu yếm thai nhi.

Tuy nhiên, đây là một thói quen xấu, cần hạn chế. Trong suốt quá trình mang thai, nếu mẹ xoa bóp  vùng bụng quá nhiều sẽ tác động đến tử cung làm co thắt tử cung, tăng nguy cơ động thai, sảy thai.

Từ tháng thứ 7 trở đi, các hành động xoa bóp hay massage bụng càng gây nguy hiểm cho thai nhi. Lúc này, nó sẽ kích thích việc sinh non và làm cho thai nhi bị tác động mạnh.

Có thể nói, việc xoa bụng thường xuyên rất nguy hiểm đối với thai nhi. Hành động này tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ xấu cho thai. Do vậy, các mẹ cần phải cẩn thận và hạn chế thói quen này.

Tại sao bà bầu không nên xoa bụng? [Nguồn ảnh: istockphoto]

Mẹ có thể quan tâm:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tìm hiểu về 9 yếu tố tiềm tàng làm tăng nguy cơ sinh non

3 thời điểm tuyệt đối không được xoa bụng bầu

3 thời điểm dưới đây. các mẹ bầu tuyệt đối không xoa bụng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra:

Khi thai nhi cử động bất thường

Xoa bụng bầu có thể làm cho hệ thần kinh vận động, xúc giác của thai nhi phát triển. Nếu như thấy em bé cử động nhiều hơn thì mẹ nên ngừng hành vi xoa bụng. Việc vuốt ve, xoa bụng càng nhiều càng làm cho không gian yên tĩnh của thai nhi bị ảnh hưởng. Có thể dây rốn sẽ quấn quanh cổ thai nhi và nguy cơ sinh non tăng lên rất nhiều.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Ơn – Khoa Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc “Nếu cơn gò tử cung xuất hiện trước tuần 37 thì khả năng mẹ sẽ sinh non rất cao. Dấu hiện để nhận biết những cơn gò này mẹ có thể thấy cơn gò theo chu kỳ thời gian. Khi đó bụng của mẹ sẽ cứng hơn và tử cung có cảm giác căng chặt. Biểu hiện nguy hiểm nhất của tình trạng này là chảy máu âm đạo, vỡ ối…Mẹ nên đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu này”.

Những tuần cuối thai kỳ

Từ tuần thứ 32, thai nhi bắt đầu có sự phát triển nhanh hơn, nước ối trong cơ thể mẹ giảm. Do vậy, không gian trong tử cung của mẹ cũng giảm đi. Thai nhi lúc này tương đối ổn định trong bụng của mẹ. Việc xoa bụng ở thời gian đầu của thai kỳ không ảnh hưởng nhiều, nhưng xoa bụng ở giai đoạn cuối thai kỳ lại khác.

Từ tuần thứ 32 nếu xoa bụng nhiều mẹ sẽ kích thích sự chuyển động của bé. Điều này sẽ làm cho ngôi thai thay đổi và tăng nguy cơ dây rốn quấn quanh cổ bé.

3 tháng cuối kỳ cũng là giai đoạn mà tử cung của mẹ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Việc xoa bụng thường xuyên sẽ làm tử cung bị đau, có thể làm đứt nhau thai. Việc sinh non cũng dễ dàng xảy ra trong trường hợp này. Các mẹ nên đặc biệt cẩn thận trong giai đoạn này.

Tại sao bà bầu không nên xoa bụng? Xoa bụng nhiều mẹ sẽ kích thích sự chuyển động của bé [Nguồn ảnh: istockphoto]

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trước khi đi ngủ tuyệt đối không được xoa bụng bầu

Mẹ bầu có thói quen xoa bụng và tâm sự với con trước khi đi ngủ đúng không? Đây không phải là thói quen tốt. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên bỏ thói quen này. Bởi lẽ, khi xoa bụng thời điểm này sẽ làm cho bé thức giấc và cử động nhiều hơn.

Mẹ muốn đi ngủ lúc này cũng trở nên khó hơn. Việc mất ngủ do hành động xoa bụng trước khi ngủ hoàn toàn có thể xảy ra. Tốt nhất, các mẹ nên tâm sự với bé 1 tiếng trước khi đi ngủ. Và hạn chế việc chạm vào bụng bầu các mẹ nhé!

Mẹ có thể quan tâm:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nguy cơ sinh non: Biến chứng nguy hiểm của thai kỳ tháng thứ 4-tháng thứ 6

Một số lưu ý khi xoa bụng bầu

Bà bầu xoa bụng có sao không? Có. Ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi, đặc biệt là giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nếu biết cách xoa bụng sẽ hạn chế được những tác hại đến thai nhi.

Dưới đây là một số lưu ý mà các mẹ bầu nên biết về xoa bụng:

  • Mẹ nên xoa bụng nhẹ bằng đầu ngón tay. Các mẹ không nên dùng cả bàn tay để xoa bụng bầu.
  • Không nên xoa bụng quá 5 phút mỗi lần. Trong một ngày không được xoa bụng quá nhiều lần. Xoa càng nhiều càng ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.

Một số lưu ý khi xoa bụng bầu [Nguồn ảnh: istockphoto]

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

  • Tuyệt đối không được xoa bụng nhiều trong 2 tháng cuối kỳ. Giai đoạn này rất nhạy cảm, có thể làm cho mẹ sinh non và con yếu.
  • Mẹ nên chọn các loại tinh dầu chống rạn da có nguồn gốc tự nhiên như hoa cúc, oải hương, chanh, trà… Như vậy, vừa đảm bảo tính an toàn cho thai nhi vừa đảm bảo sắc đẹp cho mẹ.
  • Nếu nhận thấy bất thường gì khi xoa bụng bầu cần đến ngay bác sĩ.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về thắc mắc bà bầu xoa bụng có sao không? Hy vọng rằng, các mẹ sẽ cẩn thận và áp dụng đúng những điều mà chúng tôi đã chia sẻ hôm nay.

Nguồn tham khảo: Co hồi tử cung là gì? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

3 tháng cuối là giai đoạn nhạy cảm, lúc này, thời điểm lâm bồn đang càng ngày càng đến gần hơn. Nếu muốn đảm bảo “mẹ tròn con vuông” thì chị em nên đặc biệt cần tránh xoa bụng bầu.

Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm nên các hành đồng tác động vào bụng bầu như xoa, vỗ có thể khiến bé bị xoay ngôi thai theo chiều bất lợi.

Trong tam cá nguyệt cuối cùng, tử cung người mẹ cũng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Xoa bụng bầu có thể khiến nhau thai bị tổn thương, kích thích tạo ra các cơn co, gây sinh non ảnh hưởng trực tiếp đến em bé.

Bà bầu bị nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là một biến chứng thai kỳ khiến cả mẹ và thai nhi sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn vượt cạn.

Khi bà bầu bị nhau tiền đạo, bánh nhau sẽ bám ở phần dưới, che một phần hoặc toàn bộ tử cung thay vì bám ở mặt trước hay sau đáy tử cung.

Biến chứng thai kỳ này làm cho thai nhi gặp nhiều khó khăn khi muốn đi qua ống sinh.

Khi được xác định mắc phải chứng nhau tiền đạo, mẹ tuyệt đối cần tránh xoa bụng bầu vì việc này có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Có dấu hiệu sinh non

Nếu mẹ có tiền sử sinh non, sẩy thai hay thai lưu, ra huyết khi mang thai thì việc lạm dụng xoa bụng bầu quá nhiều có thể gây nên những cơn co thắt kích thích tống đẩy bé ra ngoài sớm hơn dự tính.

Bé sinh non phải chịu nhiều thiệt thòi về sức khỏe cũng như trí tuệ so với những em bé khác.

Vì thế, mẹ nên chú trọng đến thể trạng cũng như các thói quen sinh hoạt của mình để con không bị sinh thiếu ngày tháng, ốm yếu, chậm phát triển.

Những việc mẹ nên lưu ý khi muốn xoa bụng bầu

Nói như vậy không có nghĩa là mẹ tuyệt đối cần tránh xoa bụng bầu. Xoa bụng bầu nếu thực hiện hợp lý và đúng cách sẽ tạo được sợi dây liên kết tình cảm giữa me và thai nhi.

Đồng thời, trí não của thai nhi cũng sẽ được kích thích phát triển nhanh chóng, bé ra đời thông minh lanh lợi.

Tuy nhiên, mẹ bắt buộc phải chú ý đến những vấn đề như thời điểm xoa bụng bầu, không nên dùng những động tác mạnh bạo hay kéo dài để massage bụng bầu.

Video liên quan

Chủ Đề